Vai trò nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi có vai trò:
- Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao => nhận xét B đúng
- Nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp => Nhận xét C đúng
- Xuất khẩu có giá trị => nhận xét D đúng
- Cung cấp nguồn lương thực bổ dưỡng cho con người là vai trò của ngành trồng trọt (cây lương thực) => Nhận xét A không đúng
Ý nào sau đây không phải là vai trò của rừng ?
Rừng có vai trò rất quan trọng, góp phần:
- Điều hòa lượng nước trên mặt đất.
- Là lá phổi xanh của trái đất, bảo vệ đất, chống xói mòn.
- Cung cấp lâm sản, đặc sản, dược liệu...
=> Loại đáp án A, B, C
- Nhận xét D. Cung cấp lương thực dưới dạng tinh bột, dinh dưỡng cho người và gia súc là vai trò của sản xuất lương thực -> Đây không phải là vai trò của rừng.
Điểm khác nhau cơ bản dễ nhận thấy nhất về chăn nuôi giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển là:
Các nước đang phát triển chăn nuôi chưa phát triển mạnh và chủ yếu chăn nuôi theo hình thức chăn thả hoặc nửa chuồng trại, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Ngược lại ở các nước phát triển ngành chăn nuôi phát triển với phương thức hiện đại hơn, áp dụng hình thức chăn nuôi công nghiệp, khép kín (từ khâu con giống, dịch vụ thú ý, nguồn thức ăn, chuồng trại cho đến khâu thu hoạch sản phẩm và mang đến nhà máy chế biến) với phương thức chuyên môn hóa (lấy trứng, sữa, thịt hoặc lông).
=> Như vậy, phương pháp chăn nuôi là điểm khác nhau cơ bản dễ nhận thấy nhất về chăn nuôi giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Tại sao cây lúa gạo được trồng nhiều ở châu Á?
- Châu Á có lãnh thổ rộng lớn, khu vực phía Đông, Nam và Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới – nhiệt độ cao, độ ẩm lớn,lương mưa lớn; tập trung các vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn trên thế giới: đồng bằng sông Ấn – Hằng (Ấn Độ), đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam (Trung Quốc), đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam),…Sông ngòi phát triển, nhiều con sông lớn hằng năm bồi đắp phù sa màu mỡ, mang lại lượng nước dồi dào.
- Mặt khác, cây lúa gạo có đặc điểm sinh thái: ưa khí hậu nóng ẩm, lượng nước lớn, đất phù sa màu mỡ
=> Châu Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thâm canh cây lúa gạo
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến ngành chăn nuôi ở các nước đang phát triển còn chiếm tỉ trọng nhỏ là
Ở các nước đang phát triển chăn nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên (các đồng cỏ tự nhiên) và phụ phẩm ngành trồng trọt (từ lúa, ngô, khoai…); nguồn thức ăn tự nhiên phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện thời tiết khí hậu (mùa đông lạnh giá, băng tuyết phủ hay hạn hán..) -> mang tính bấp bênh và cho năng suất thấp hơn.
- Ở các nước phát triển, chăn nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn chế biến công nghiệp với nhiều chất dinh dưỡng bổ sung cho động vật -> vì vậy mang lại năng suất cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng của vật nuôi. Hơn nữa thức ăn công nghiệp luôn đảm bảo cung cấp ổn định cho chăn nuôi phát triển quanh năm (ngay cả trong điều kiện băng tuyết, lạnh giá hay khô hạn).
Các vùng chuyên canh cây công nghiệp thường gắn với các xí nghiệp, công nghiệp chế biến vì:
Công nghiệp chế biến sử dụng nguồn nguyên liệu quan trọng từ ngành nông nghiệp (các nông sản lúa gạo, cà phê, chè, hoa quả..)
=> Qua các khâu chế biến, phơi sấy bảo quản bằng khoa học kĩ thuật hiện đại -> tạo ra nhiều mặt hàng thực phẩm có chất lượng và giá trị cao (bia rượu, nước ngọt, cà phê, thực phẩm sấy, bánh kẹo… -> góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm nông sản. Đồng thời tạo đầu ra ổn định cho nông sản, tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Nhân tố nào nào quyết định sự phân bố các vật nuôi?
Cơ sở thức ăn quyết định sự phát triển, phân bố, hình thức chăn nuôi
Mỗi nhóm vật nuôi phù hợp với những loại thức ăn nhất định sẽ phân bố ở nơi có nguồn cung cấp ổn định về nguồn thức ăn đó.
- Lơn, gia cầm sử dụng thức ăn từ cây lương thực và hoa màu, ngoài ra có thức ăn công nghiệp
-> được nuôi nhiều ở các nước phát triển mạnh cây lương thực hoa màu (Việt Nam, Trung Quôc,…)
- Trâu, bò sử dụng thức ăn từ đồng cỏ -> phân bố ở những nước có nhiều cánh đồng cỏ tươi, các cao nguyên với chế độ nhiệt - ẩm phù hợp (Ví dụ: Việt Nam, Brazin, Trung Quốc, Hoa Kỳ..)
Ở nước ta, cơ sở thức ăn khá đa dạng (có các đồng cỏ rộng lớn, các vùng trọng điểm lương thực, công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi…) nên cơ cấu vật nuôi cũng đa dạng (trâu bò, lợn, gia cầm, cừu…)
=> Vậy cơ sở thức ăn là nhân tố quyết định đến sự phân bố các vật nuôi.
Cho bảng số liệu:
Sản lượng lương thực của thế giới giai đoạn 1950 – 2014
(Đơn vị: triệu tấn)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực của thế giới giai đoạn trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
Đề bài yêu cầu:
- Thể hiện tốc độ tăng trưởng.
- Trong giai đoạn 1950 - 2014 (7 năm)
=> Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ đường, biểu đồ thích hợp nhất để hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực của thế giới giai đoạn trên là biểu đồ đường.
Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng cà phê trên thế giới giai đoạn 1980 - 2015
Nhận xét nào sau đây không đúng?
Nhận xét:
- Nhìn chung, diện tích và sản lượng cà phê tăng lên trong cả giải đoạn nhưng còn nhiều biến động:
+ Diện tích: giai đoạn 1980 – 1995 tăng lên khá nhanh và cao nhất vào năm 1990 (11157 nghìn ha), sau đó giảm mạnh vào năm 1995, giai đoạn sau tiếp tục tăng lên và đạt 10780 nghìn ha năm 2015.
+ Sản lượng: giai đoạn đầu 1980 – 1990 tăng lên khá đều, đến năm 1995 sản lượng giảm khá nhanh (năm 1995 là 5529 nghìn tấn) và sau đó tăng lên nhanh chóng vào năm 2000 (7502 nghìn tấn), các năm tiếp theo sản lượng cà phê tiếp tục tăng lên và dần ổn định (năm 2015 đạt 10780 nghìn tấn).
=> Nhận xét A sai
Nhận xét B, C đúng
- Diện tích tăng chậm hơn sản lượng: giai đoạn 1980 – 2015 diện tích tăng gấp 1,07 lần, sản lượng tăng gấp 1,84 lần.
=> Nhận xét D đúng
Cho bảng số liệu:
Số lượng đàn bò và đàn lợn trên thế giới giai đoạn 1980 – 2014
(Đơn vị: triệu con)
Để thể hiện số lượng đàn bò và đàn lợn trên thế giới qua các năm, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
Bảng số liệu cho biết sản lượng của hai đối tượng là trâu và bò (đơn vị triệu con -> thể hiện giá trị tuyệt đối)
Dựa vào dấu hiệu nhận biết biểu đồ cột ghép => Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượng đàn bò và đàn lợn trên thế giới qua các năm là biểu đồ cột ghép.