• Lớp Học
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

ĐỀ 2. Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị được nhà văn Tô Hoài thể hiện trong đoạn trích sau :

Đám than đã vạc hẳn lửa . Mị không thổi , cũng không đứng lên . Mị nhớ lại đời mình , Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào , biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi , lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó , Mị liền phải trói thay vào đấy . Mị phải chết trên cái cọc ấy . Nghĩ thế , trong tình cảnh này , làm sao Mị cũng không thấy sợ ... Lúc ấy , trong nhà tối bưng , Mị rón rén bước lại , A Phủ vẫn nhắm mắt , nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người bước lại ... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa , cắt nút dây mây . A Phủ thở phè từng hơi , không biết mê hay tinh . Lần lần , đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng , Mị chỉ thì thào được một tiếng " Đi ngay ... " rồi Mị nghẹn lại . A Phủ bỗng khuỵu xuống không bước nổi . Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay , A Phủ lại quật sức vùng lên , chạy . Mị đứng lặng trong bóng tối . Rồi Mị cũng vụt chạy . Trời tối lắm . Nhưng Mị vẫn băng đi . Mị đuổi kịp A Phủ , đã lăn , chạy , chạy xuống tới lưng dốc . Mị nói , thở trong hơi gió thốc lạnh buốt : - A Phủ cho tôi đi . A Phủ chưa kịp nói , Mị lại nói : Ở đây thì chết mất .

( Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài , Ngữ văn 12 , Tập hai , NXB Giáo dục Việt Nam , 2009 , tr.13-14 ) .Hết ..............

Giúp mk vs , mk đang cần gấp mà k giỏi văn🙏🙏🙏

1 đáp án
28 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam; Người khéo léo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tiêm tất. Bình sinh như thế, đứng địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân, Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam:“Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau cùng”.” (Phạm Văn Đồng, Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính và phép tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn trích trên. Câu 2 (0,5 điểm): Tìm thành phần trạng ngữ và nêu công dụng của trạng ngữ có trong câu văn sau: “Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam”. Câu 3 (0,5 điểm): Chỉ ra câu nêu luận điểm trong đoạn trích trên. Câu 4 (0,5 điểm): Chuyển đổi câu chủ động sau thành câu bị động: “Người khéo léo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị”. Câu 5 (1 điểm): Qua đoạn trích trên, em học được những đức tính gì ở Bác? Câu 6 (1 điểm): Từ chân dung phong cách Hồ Chí Minh kết hợp với những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ về đức tính giản dị của con người. (Viết đoạn văn khoảng 3 - 5 câu) Ai giúp mình với ạ, cảm ơn nhiều:33

2 đáp án
16 lượt xem

Câu 1 (4.0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Ai nấy hả hê vì được ngắm hoa tam giác mạch nở tím thung lũng đá. Được ăn thắng cố bên bếp lửa rừng rực ở chợ Đồng Văn. Được ngắm những cô gái Mông váy xòe sặc sỡ che ô xuống chợ. Được chạm tay vào cột cờ Lũng Cú. Được đứng trên con đường Hạnh Phúc chênh vênh bên sườn dãy Mã Pì Lèng mà ngắm dòng Nho Quế tí xíu như sợi chỉ dưới thung lũng sâu thăm thẳm. Được trầm trồ thốt lên kinh ngạc trước một trời đá đứng đá ngồi lô nhô trước mặt. Được thót tim khi xe lao xuống dốc Thẩm Mã với mười ba vòng cua liên tiếp khiến cả xe xanh xám mặt mày... (Trích Mùa hoa tam giác mạch, Nguyễn Thị Việt Nga, NXB Văn học, 2014, tr.239) a.Chỉ ra các danh từ riêng có trong đoạn văn ? b.Tìm từ láy 2 câu văn đầu của đoạn văn . c. Đoạn văn sử dụng chủ yếu phép liên kết nào? d. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: Được đứng trên con đường Hạnh Phúc chênh vênh bên sườn dãy Mã Pì Lèng mà ngắm dòng Nho Quế tí xíu như sợi chỉ dưới thung lũng sâu thăm thẳm. e. Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả đối với vùng đất này?

1 đáp án
11 lượt xem
2 đáp án
11 lượt xem
2 đáp án
15 lượt xem