Cảm nhận của em về câu: "Trong vô tăm tích tôi nghĩ Lát nữa chào mào sẽ mổ những con sâu Trái cây chín đỏ Từng giọt nước Thanh sạch của tôi Triu...uýt...huýt...tu hìu Chẳng cần chim lại bay về Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ"

2 câu trả lời

Xam Nhân vật “tôi” trong bài thơ vẽ chiếc lồng để nhốt con chim chào mào vì sợ nó bay đi. Hình ảnh “chiếc lồng” được đan dệt bằng trí tưởng tượng. Qua đó, chúng ta mới thấy được cái khao khát muốn độc chiếm cái đẹp của thiên nhiên. Nhân vật “tôi” vừa vẽ xong thì chào mào vụt cánh bay đi. Hành động “tôi ôm khung nắng, khung gió, nhành cây” - đó là khao khát muốn ôm trọn không gian thiên nhiên rộng lớn. Động từ “ôm” kết hợp với các danh từ “nắng”, “gió”, “nhành cây” thể hiện khao khát được mở rộng “chiếc lồng” của nhân vật tôi thành bất tận, để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên. Bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi cho với những câu thơ cho thấy cái lạc quan, yêu đời của nhà thơ. Không gian đầy “nắng, cây, gió” hiện lên với mong muốn níu giữ con chim và tiếng hót. Nhưng lại “vô tăm tích” - cụm từ cho thấy sự vô thủy, vô chung của thiên nhiên, vũ trụ. Từ đó mà “tôi” phải tự mình tưởng tượng ra hình ảnh con chim chào mào đang mổ những con sâu, ăn trái cây chín đỏ, uống từng giọt nước. Hai câu thơ cuối cho thấy con chim đã bay xa. Nhưng trong tâm tưởng của nhà thơ, con chim vẫn còn đó. Nhân vật “tôi” vẫn cảm nhận được sự hiện diện của con chim chào mào. Tác giả đã cho chúng ta hiểu được rằng tình yêu thiên nhiên vẫn hiện hữu dù ở bất cứ nơi đâu. Bài thơ “Con chào mào” của Mai Văn Phấn đã cho người đọc nhiều cảm nhận. Nhà thơ muốn gửi gắm cho người đọc về tình yêu thiên nhiên, khao khát tự do của nhà

Trong vô tăm tích tôi nghĩ
Lát nữa chào mào sẽ mổ những con sâu
Trái cây chín đỏ
Từng giọt nước
Thanh sạch của tôi
triu... uýt... huýt... tu hìu…
Chẳng cần chim lại bay về
Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ.”

Không gian đầy “nắng, cây, gió” hiện lên với mong muốn níu giữ con chim và tiếng hót. Nhưng lại “vô tăm tích” - cụm từ cho thấy sự vô thủy, vô chung của thiên nhiên, vũ trụ. Từ đó mà “tôi” phải tự mình tưởng tượng ra hình ảnh con chim chào mào đang mổ những con sâu, ăn trái cây chín đỏ, uống từng giọt nước. Hai câu thơ cuối cho thấy con chim đã bay xa. Nhưng trong tâm tưởng của nhà thơ, con chim vẫn còn đó. Nhân vật “tôi” vẫn cảm nhận được sự hiện diện của con chim chào mào. Tác giả đã cho chúng ta hiểu được rằng tình yêu thiên nhiên vẫn hiện hữu dù ở bất cứ nơi đâu.

  $#huypk7$