Câu 5: Dựa vào văn bản, ở đoạn cuối, để minh chứng cho tinh thần hợp tác của mình. Tác giả Nguyễn Trãi đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (dẫn rõ ra). Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Nếu tôi quả có bụng muốn hại các ngài, thì không có cách nào thoát đầu. Hiện nay Thánh thượng rộng ân cho sắc chỉ cho quan Tổng binh được tiện nghi hành sự, cho lập họ Trần rồi đem quân về Kinh, để hai nước khỏi nỗi khổ can qua. Tôi cũng lấy đạo nhân nghĩa, hết lòng kính thời Triều đình, phàm quan quân của Triều đình đều được đưa về hết. Các nơi đi qua, cầu đường sửa sang hết, lương thực cung cấp đầy đủ, thế là tôi muốn để tiếng mãi nghìn đời về sau, nên không muốn cùng các ngài tranh giành được thua một lúc. Hoặc nếu không làm như thế, thì chỉ trong khoảng một tháng, các ngài dẫu có thành đồng hào nóng cũng phải bỏ thôi! Đến lúc bấy giờ thì không làm sao được nữa. Trộm nghĩ kế cho các ngài, chẳng gì bằng mau mau lên đường. Xin chớ hồ nghi mà hỏng việc. Thư nói không hết. (Trích " Lại thư cho Đả Trung và Lương Nhữ Hốt” – Quân trung)
2 câu trả lời
Chủ nghĩa yêu nước và đoàn kết là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay. Không giống như Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo du nhập từ ngoài vào, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đoàn kết xuất phát từ tình cảm của con người Việt Nam đối với quê hương xứ sở, được củng cố và vun bồi bởi những cuộc khởi nghĩa và kháng chiến chống xâm lược; là sản phẩm của lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Khởi nghĩa, cách mạng, kháng chiến hay xây dựng đất nước, thời nào cũng vậy, có hai nhân tố chủ yếu cực kỳ quan trọng có ý nghĩa quyết định, đó là lãnh đạo tổ chức và sự đồng lòng ủng hộ của toàn dân mà hạt nhân là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và khát vọng giải phóng, phát triển.
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân ta. Lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng và giữ nước của cha ông cho thấy lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Trần Quốc Tuấn chỉ ra nguyên nhân căn bản làm nên thắng lợi của quân dân đời Trần thế kỷ XIII trong ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên là “vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức”. Ông dặn vua Trần “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Nguyễn Trãi từng nghe “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” đi tới đúc kết trong Bình Ngô đại cáo:
“Nêu hiệu gậy làm cờ, tụ họp bốn phương dân chúng.
Thết quân rượu hòa nước, dưới trên đều một bụng cha con”.
Theo Nguyễn Trãi, vận nước thịnh hay suy, mất hay còn là do sức mạnh của dân quyết định. Ông chỉ rõ “chở thuyền là dân. Lật thuyền là dân. Thuyền bị lật mới biết sức dân như nước”. Thời Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung trong các cuộc chiến đấu, lúc thắng lúc bại, nhưng rồi cuối cùng vẫn thắng vì dân ta đoàn kết và kiên gan, “đồng tâm, hiệp lực mấy phen đuổi tàu”(1).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định chỉ rõ: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”(2).
Từ khi Đảng ta ra đời và lãnh đạo cách mạng, đoàn kết gắn với lãnh đạo tổ chức chặt chẽ. Các hình thức mặt trận ra đời để tăng cường sức mạnh đoàn kết. Phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dươngnhững năm 1936-1939, bên cạnh những ưu điểm lớn, cũng để lại bài học kinh nghiệm quý báu về lòng dân và đoàn kết như Bác Hồ đã chỉ ra: “Nó dạy cho chúng ta rằng: Việc gì đúng với nguyện vọng của nhân dân thì được nhân dân ủng hộ và hăng hái đấu tranh, và như vậy mới thật là một phong trào quần chúng. Nó cũng dạy cho chúng ta rằng: Phải hết sức tránh những bệnh chủ quan hẹp hòi”(3). Tiếp đó, với chính sách của Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương, một luồng gió mới về đoàn kết được thổi đến. Những cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Bắc Sơn, Đô Lương cho thấy đồng bào ta quyết nối gót tổ tiên, phấn đấu hy sinh đặng phá tan xiềng xích, giành tự do độc lập. Nhưng việc lớn chưa thành mà nguyên nhân như Bác Hồ chỉ ra là “không phải vì đế quốc mạnh, nhưng một là vì cơ hội chưa chín, hai là vì dân ta chưa hiệp lực đồng tâm”(4).
Để thực hiện nhiệm vụ đánh đuổi Pháp, Nhật, khởi nghĩa giành chính quyền, khôi phục lại độc lập tự do, Bác Hồ nhấn mạnh dân ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn. Người kêu gọi:
“Hỡi ai con cháu Rồng Tiên!
Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau.
Bất kỳ nam nữ, giàu nghèo,
Bất kỳ già trẻ cùng nhau kết đoàn.
Người giúp sức, kẻ giúp tiền,
Cùng nhau giành lấy chủ quyền của ta”(5)
Đúc kết các bài học kinh nghiệm quý báu của tổ tiên và mấy chục năm đầu khi Đảng ta vừa ra đời, từ năm 1941, với quyết định “thay đổi chiến lược” tại Hội nghị Trung ương 8 (5/1941), Đảng ta và Bác Hồ đã đem lại một sinh khí mới, một năng lượng và xung lực mới cho đại đoàn kết toàn dân tộc.
Để phù hợp với tình hình thay đổi và xuất phát từ thực tiễn, mà thực tiễn lớn nhất từ khi dân ta chịu ách áp bức một cổ hai tròng cả Pháp và Nhật là yêu cầu, nguyện vọng bức thiết của nhân dân, Đảng ta nhận định cuộc cách mạng trước mắt của Việt Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp giành tự do độc lập. Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi giải phóng của toàn thể dân tộc.
Đảng chỉ rõ chiến thuật vận động là làm thế nào có lợi cho việc cốt yếu đánh đuổi Pháp - Nhật, thực hiện cho được cách mạng giải phóng dân tộc. Đảng ta xác định điều cốt tủy là phải có một phương pháp làm sao đánh thức được lòng yêu nước và tinh thần dân tộc trong nhân dân Việt Nam. Xác định tên gọi của mặt trận phải thể hiện được một mãnh lực dễ hiệu triệu và có thể thực hiện được trong tình hình thực tiễn lúc bấy giờ, Đảng ta và Hồ Chí Minh quyết định tên gọi mặt trận là Việt Nam độc lập đồng minh, nói tắt là Việt Minh. Khẩu hiệu chính của Việt Minh là đoàn kết toàn dân, chống Nhật, chống Pháp, tranh lại độc lập, hoãn cách mạng ruộng đất.
Bài học xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, rút kinh nghiệm từ thực tiễn; xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân được Đảng ta và Bác Hồ vận dụng vào khi thành lập, tổ chức và triển khai hoạt động của Mặt trận Việt Minh. Đảng ta xác định sự thống nhất và sức mạnh của Việt Minh không phải trên hình thức và lý thuyết, mà giá trị và hiệu quả là căn cứ vào hành động, mà cốt yếu và hạt nhân là cứu quốc. Từ đó các tổ chức cứu quốc được thành lập như: Công nhân cứu quốc hội, Nông dân cứu quốc hội, Thanh niên cứu quốc hội, Phụ nữ cứu quốc hội, Quân nhân cứu quốc hội, Văn nhân cứu quốc hội, Giáo viên cứu quốc hội, Phụ lão cứu quốc hội, Học sinh cứu quốc hội, Nhi đồng cứu vong hội. Đảng cũng chủ trương mở rộng tổ chức vào trong các tầng lớp khác có ít nhiều tinh thần yêu nước, căm thù giặc Pháp - Nhật, thành thực cứu nước, cứu dân, muốn giải phóng dân tộc, như cai ký, đốc công, phú nông, địa chủ. Đó có thể là tổ chức Ủng hộ quỹ Việt Minh, hay Phú hào cứu quốc.
Đảng gợi ý Việt Minh ra khẩu hiệu, điều lệ, phương pháp tổ chức phải linh hoạt, mềm dẻo, thích hợp từng lúc, từng nơi, lấy thực tế lợi ích làm trọng để dễ thu phục hội viên và tạo điều kiện cho các đoàn thể phát triển. Lấy danh nghĩa các đoàn thể cứu quốc, Việt Minh khêu gợi tinh thần ái quốc mạnh mẽ thức tỉnh một cách thống thiết những tình cảm ái quốc của nhân dân. Đảng lãnh đạo Việt Minh nhưng nhân danh là một đoàn thể cứu quốc khác. Ở đó, nhờ đường lối chính trị đúng đắn và tinh thần hy sinh của Đảng, nên có ảnh hưởng lớn và uy tín mạnh để lãnh đạo toàn dân hăng hái chống quân thù. Tuy nhiên, vấn đề cốt yếu là khơi dậy lòng yêu nước, đề cao tinh thần ái quốc, cứu quốc để huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc nên “phải tránh những lối tuyên truyền khô khan, trong lúc này không nên đưa chủ nghĩa cộng sản ra tuyên truyền… không nên nói công nông liên hiệp và lập chính quyền Xôviết mà phải nói toàn thể nhân dân liên hợp và lập chính phủ dân chủ cộng hòa
Kính gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính!
Cháu là một học sinh của trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố. Nhân dịp cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 được khởi động, cháu xin phép được gửi thư cho bác để được bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề khủng hoảng khí hậu.
Cháu thấy được rằng đây là một vấn đề to lớn đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người dân. Khi những năm qua, các thiên tai đáng sợ ngày càng xảy ra nhiều và mạnh hơn. Những đợt triều cường dâng vào mỗi chiều tối. Những cơn bão lũ càn quét miền Trung. Những đợt động đất, sạt lở đất ở miền núi. Những chỉ số ô nhiễm không khí cao ngất ngưởng. Tất cả đều là một phần của khủng hoảng khí hậu.
Để khắc phục được điều đó, cháu cho rằng chúng ta phải hành động từ những điều nhỏ nhất, bởi từng cá nhân một. Bởi khi cả cộng đồng cùng chung tay vì một mục tiêu thì sức mạnh tạo nên sẽ vô cùng to lớn. Mỗi người trồng thêm một vài cây xanh, khi đi chợ thì dùng ít túi ni lông hơn, luôn vứt rác đúng vị trí, tiết kiệm điện hơn một chút… Là hiệu ứng tạo nên đã rất tuyệt vời rồi.
Để cuộc khủng hoảng khí hậu thực sự được đẩy lùi, thì chúng ta cần tạo ra được một phong trào lớn mạnh. Và để tạo được làn sóng ấy, cần có sự dẫn dắt của bác - người lãnh đạo mà nhân dân kính yêu.
Học sinh