• Lớp Học
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Câu hỏi đọc hiểu và viết đoạn Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : “Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kia-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”. - Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?” - Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Bạn tôi trả lời. – Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả. Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!” Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng mà lũ trẻ dành cho mình chỉ với 3 đô la.” (Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp) Câu 1. Người bán vé đã nói cho bạn tôi cách tiết kiệm 3 đô là là gì và bạn tôi đã trả lời như thế nào? Câu 2. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau: - Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Bạn tôi trả lời. – Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.

2 đáp án
16 lượt xem
2 đáp án
8 lượt xem

PHẦN I. Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi: “Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.” (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2015) `*` Câu 1: “ Ồ”, “ Chao ôi” là thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán? Những từ đó là lời của ai? Có ý nghĩa gì? `*` Câu 2: Phân tích cấu tạo và chỉ ra câu văn sau thuộc loại câu nào: Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. `*` Câu 3: Điều gì khiến ông lão cảm thấy “náo nức hẳn lên”? Lẽ ra nhớ làng như vậy, nhân vật sẽ rất muốn về làng nhưng vì sao ở phần sau của truyện, nhân vật lại có suy nghĩ: “Về làm gì cái làng ấy nữa.” Từ đó, em hiểu gì về nhân vật này?

1 đáp án
7 lượt xem
2 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
7 lượt xem

PHẦN I. `*` Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi: `*` “Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.” `*` (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2015) `*` Câu 1: Nhân vật ông lão được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “ Ông lão” đang trong hoàn cảnh như thế nào? `*` Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy? Kể tên một văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 cũng sử dụng ngôi kể giống văn bản trên? `*` Câu 3. Truyện được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu tên 1 văn bản cũng được sáng tác trong hoành cảnh đó? `*` Câu 4. Em có nhận xét gì về tình huống truyện ngắn trên? `*` Câu 5: Tìm và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em.”

2 đáp án
21 lượt xem

BÀ TÔI Hồi tôi đã học đến lớp Bốn, lớp bán trú, bà nội vẫn cứ đi đón tôi. Có hôm buổi trưa, bà cũng rẽ qua đường. Bà xem tôi có bị đói không, có ăn hết suất cơm không, và bà chờ đến lúc trống xếp hàng lên lớp, không nhìn thấy tôi nữa bà mới chịu quay về. Bà rẽ qua trường cũng vui. Hôm thì bà mang mận, hôm thì mang táo. Tôi và mấy đứa bạn xúm xít chia nhau. Có đứa cất vào túi để giờ ra chơi nhấm nháp cho tỉnh ngủ. Nhưng tôi không muốn bà vào sân trường, lớp tôi trông thấy, chúng nó lại trêu: - Hoàng sướng thật. Bà chiều cậu thế? Trống xếp hàng, bà vẫn chưa chịu về. Tôi nhăn nhó: - Bà ơi, bà về đi, bà về đi. Và đưa tay vẫy vẫy bà. Chiều bà đến đón tôi. Trên đường đi, bà hỏi tôi, giọng đượm buồn: - Này con, con sợ xấu hổ vì các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá à? Tôi vội vàng lắc đầu: - Không phải thế, nhưng các bạn bảo “Hoàng lớn rồi mà cứ để cho bà phải lo lắng”. Tôi nhăn nhó: - Cháu cứ nói mãi mà bà không chịu nghe cơ. Có hôm cô giáo bảo cháu: “Chắc bà sợ nhà trường cho con ăn đói đấy. Có hôm cô còn thấy bà cầm đầy một túi bỏng ngô” mặc dù cô vừa nói vừa cười. Từ hôm đó, buổi trưa, bà tôi không ra nữa. Mấy hôm đầu tôi cũng thấy buồn buồn. Chiều đón tôi về nhà, bà có bao việc phải làm nhưng bà cứ tắm gội cho tôi, lại còn tắm gội rất kĩ, kì cọ từ cái răng, cái tai. “Trời ạ!”. Nhiều lúc tôi kêu lên như thế. Rồi một hôm, tôi cương quyết với bà: - Bà ơi, hôm nay, bà để cháu tắm lấy bà ạ. Cháu sẽ tắm sạch sẽ như bà tắm cho cháu. Cháu lớn rồi mà bà cứ coi như trẻ con. Bà tôi cười: - Lớn rồi ư? Chưa đầy mười tuổi thì lớn với ai cơ chứ? Nhưng rồi dần dần bà cũng để tôi tự tắm lấy khi bà thấy tôi tắm gội rất cẩn thận, sạch sẽ. Mấy lần đầu ra khỏi buồng tắm, bà cúi xuống ngửi tóc tôi và khen: - Được rồi, sạch đấy, thơm đấy. Tôi nhớ mãi có lần bà nói: - Khi con lớn, là một thanh niên, biết đi xe máy, biết phóng vù vù, thì chắc lúc ấy bà cũng không còn nữa. Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ… (Theo Huy Hoàng) . Người bà trong câu chuyện đã “chiều” cháu như thế nào? a. Dạy cháu học. b. Mua quần áo đẹp cho cháu. c. Mua quà mang đến lớp cho cháu và đón cháu vào buổi chiều. 2. Tại sao bạn nhỏ không muốn bà đến thăm mình vào buổi trưa? a. Vì bạn xấu hổ sợ các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá. b. Vì bạn ngượng với các bạn là mình đã lớn rồi mà còn để bà phải lo lắng. c. Vì cả hai ý trên. 3. Tại sao bạn nhỏ muốn tự mình tắm lấy? a. Vì bạn cho rằng mình lớn rồi. b. Vì bạn thương bà vất vả. c. Cả hai ý trên. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Phải biết giúp bà mọi việc cho bà đỡ vất vả. b. Trẻ con không nên làm nũng người lớn. c. Phải biết yêu thương, trân trọng những tình cảm của người thân dành cho mình. 5. Em hãy viết hộ Hoàng những lời thương yêu đó gửi đến bà. Bài nhìn như này thoi chứ hok dài lắm đou =))

2 đáp án
11 lượt xem