PHẦN I. `*` Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi: `*` “Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.” `*` (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2015) `*` Câu 1: Nhân vật ông lão được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “ Ông lão” đang trong hoàn cảnh như thế nào? `*` Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy? Kể tên một văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 cũng sử dụng ngôi kể giống văn bản trên? `*` Câu 3. Truyện được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu tên 1 văn bản cũng được sáng tác trong hoành cảnh đó? `*` Câu 4. Em có nhận xét gì về tình huống truyện ngắn trên? `*` Câu 5: Tìm và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em.”

2 câu trả lời

`1.`

`-` Nhân vật ông lão được nói đến trong đoạn trích là ông Hai .

`-` Ông lão đang trong hoàn đau khổ , tủi nhục vì làng ông theo giặc làm Việt Gian .

`2.`

`-` Ngôi kể : Ngôi `3` . 

`-` Một văn bản khác : Lặng lẽ Sa Pa .

`3.`

`-` Hoàn cảnh sáng tác : Được viết vào thời kỳ đầu của cuộc chiến chống Pháp , đăng lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ năm 1948 .

`-` Văn bản được sáng tác cùng hoàn cảnh : Đồng Chí .

`4.`

`-` Nhận xét : Đây là tình huống tâm lí bất ngờ , gay cấn và gây một thử thách lớn cho ông Hai nhằm lựa chọn giữa tình yêu làng và tình yêu nước . 

`5.`

`-` Biện pháp tu từ : Điệp ngữ ( Lại nghĩ ) . 

`->` Tác dụng : Nhấn mạnh nỗi nhớ của ông Hai , gợi cảm xúc buồn đến nơi người đọc .

u 1 :Nhân vật “ông lão” trong đoạn trích là ông Hai trong tác phẩm “Làng” của tác giả Kim Lân.

   Ông đang nhớ làng trong hoàn cảnh: ông phải đi tản cư, không được sống ở làng nữa.

Câu 2: ngôi thứ ba . * Tác dụng của Ngôi kể thứ ba. Kể theo ngôi thức ba: người kể tự giấu mình đi và gọi tên các nhân vật theo tên của chúng. Cách kể này giúp người kể có the kể chuyện một cách linh hoạt, tư do những gì diễn ra với nhân vật.

Câu 3:. Truyện ngắn này được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và được đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

Caau 4: Nhận xét : Đây là tình huống tâm lí bất ngờ, gay cấn, căng thẳng, thử thách.

Câu 5:

 -Phép điệp "lại nghĩ" (hai lần)

-> tác dụng: diễn tả chân thực nỗi nhớ khát khao trở về làng của ông Hai, từ đó cho thấy sự gắn bó và tình yêu làng của ông

@vhan1656

          cho mình 5* và câu trả lời hay nhất và 1 tymmm ạ!!!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm