• Lớp Học
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
14 lượt xem
2 đáp án
13 lượt xem
2 đáp án
14 lượt xem
2 đáp án
16 lượt xem

CHIM TRÊN ĐẢO NGẠN Khi mặt biển chuyển từ màu biếc xanh sang màu sâm sẫm mù sương lạnh lẽo thì chim trời bắt đầu kéo nhau tới đảo Ngạn ở phương Nam để tránh rét. Đảo Ngạn ân tình chờ đón. Kìa, chim lục tục kéo về như từng đám mây đen, mây nâu, mây trắng lẫn với những đám mây vàng mùa thu ở biển. Chúng lượn một vòng vào cửa bể Việt Nam, xác định phương hướng, rồi từ từ hạ cánh. Hàng vạn con chim háo hức ăn mồi như hối hả hưởng cái hạnh phúc hiếm có ở cửa bể này. Tiếng chim náo động từ bình minh đến hoàng hôn, từ hoàng hôn đến tinh mơ. Thời gian trôi qua đảo trong rộn rã tiếng chim. Chúng hót lên vô tư. Chúng gọi nhau đi chơi. Chúng tranh mồi, doạ nạt, kêu cứu. Tiếng chim át cả tiếng sóng biển, át cả tiếng gió. Đảo hiện lên rực rỡ vào lúc vầng đông bắt đầu toả ánh sáng. Sắc xanh nhô lên mịn màng. Chim bay vút lên khoe trăm màu áo đan chéo nhau trong không trung : nâu, trắng, mun, vàng, xám, tím biếc,… Đứng từ xa, ta có cảm giác như ngày hội của thuỷ cung đang ném tung lên ngàn vạn cánh hoa. Vào khoảng gần trưa, nắng ấm. Chim đã chén no mồi. Đảo bớt ồn ã. Chim nghỉ ngơi đủ hình đủ vẻ. Cò đậu trắng bãi. Cò vừa đi vừa lúc lắc đầu như người say rượu. Con cuốc thẫn thờ dưới bóng cây. Con giang màu tro xám, một chân đứng ngập vào nước một chân giơ lên rồi duỗi dài ra khoan khoái. Bồ Nông đứng tít ngoài xa nhìn sóng vỗ, vươn cổ nhìn bóng mây, nhớ về cánh rừng phương Bắc cố hương. Theo Võ Văn Trực 2.Chim trời kéo nhau tới đảo Ngạn để tránh rét vào mùa nào? Mùa hè Mùa thu Mùa đông 3.Câu văn nào miêu tả màu sắc phong phú của đàn chim trên đảo Ngạn? Khi mặt biển chuyển từ màu biếc xanh sang màu sâm sẫm mù sương lạnh lẽo thì chim trời bắt đầu kéo nhau tới đảo Ngạn ở phương Nam để tránh rét. Kìa, chim lục tục kéo về như từng đám mây đen, mây nâu, mây trắng lẫn với những đám mây vàng mùa thu ở biển. Con giang màu tro xám, một chân đứng ngập vào nước một chân giơ lên rồi duỗi dài ra khoan khoái. 4.Câu văn nào miêu tả âm thanh rất lớn của tiếng chim trên đảo Ngạn? Tiếng chim náo động từ bình minh đến hoàng hôn, từ hoàng hôn đến tinh mơ. Thời gian trôi qua đảo trong rộn rã tiếng chim. Tiếng chim át cả tiếng sóng biển, át cả tiếng gió. 5.Đoạn cuối bài (Vào khoảng gần trưa,... cánh rừng phương Bắc cố hương.) miêu tả cảnh gì ? Các loài chim háo hức ăn mồi. Các loài chim vui chơi đủ hình đủ vẻ. Các loài chim nghỉ ngơi khi ăn xong.

2 đáp án
10 lượt xem

Trong các đoạn thơ dưới đây, những sự vật được nhân hoá? Em hãy tìm các từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hoá: A. Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đường. ... Cỏ gà rung tai Nghe Bụi tre Tần ngần Gỡ tóc Hàng bưởi Đu đưa Bế lũ con Đầu tròn Trọc lốc. ... Cây dừa Sải tay Bơi Ngọn mùng tơi Nhảy múa. B. Nhảy ra ngoài vỏ bao Que diêm trốn đi chơi Huyênh hoang khoe đầu đỏ Đắc chí nghênh ngang cười Sự vật được nhân hoá Từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hoá ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ ........................................

2 đáp án
12 lượt xem

Theo lời kể của người hàng xóm thì tiếng la hét khóc lóc và ầm ĩ đó đã có từ một năm trước và gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người xung quanh. Vậy người cha ruột có thể là kẻ đứng ngoài vô can khi đang chung sống cùng con mình nhưng lại để người tình ra tay với con đẻ? Và thực tế, việc đánh đập là một hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là giáo dục trẻ. Giáo dục chính là tạo môi trường cho trẻ phát triển và truyền cho trẻ các thông điệp giáo dục. Nếu môi trường sống của con “vẩn đục” bởi các toan tính của người lớn thì mọi biện pháp giáo dục đi kèm cũng không còn ý nghĩa. Hẳn là, trẻ sẽ không thể lớn lên và trưởng thành với sự thờ ơ, xem nhẹ giáo dục, không có hành động trao yêu thương của người lớn. Một nền giáo dục gia đình tối ưu chính là một môi trường gia đình đầm ấm, những người lớn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Môi trường sống đó sẽ chính là khuôn đúc để những đứa trẻ lớn lên, được uốn nắn thành những con người tử tế, tôn trọng và yêu thương thế giới xung quanh và yêu chính bản thân mình. Hơn hết, ở đó có những người thân yêu của con mà không cần bạo lực hay là rao giảng đạo đức. Còn ở đây, trong môi trường vẩn đục khi người bố đẻ không bảo vệ được con mình. Một môi trường mà người thân yêu của con sẵn sàng dùng "nắm đấm" để ứng xử với nhau thì không thể đem đến cho con sự bình yên và hạnh phúc, càng không thể giúp những đứa trẻ trong môi trường đó phát triển bình thường. Tôi được biết có không ít đứa trẻ bị trầm cảm nặng khi cha mẹ ly hôn, phải sống cùng cha dượng hoặc vợ mới của bố. Với bé gái 8 tuổi bị bạo hành kia, cú sốc chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, phải sống cùng và tỏ ra yêu thương người không phải mẹ mình, đó cũng là một áp lực. Sống với người mà con căm ghét, phải tỏ ra ngoan ngoãn, thậm chí yêu thương con người đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Vậy với môi trường sống đáng sợ như vậy, bé gái ấy đã nhận được sự giáo dục thế nào? Ngoài ra, bạo hành liên tục về thể xác và tinh thần chính là cách mà người lớn truyền cho con thông điệp dữ dội: phải nghe lời. Thông điệp này vốn dĩ không dành cho việc giáo dục một đứa trẻ. Để con đẻ của mình sống trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy và liên tục nhận được các thông điệp kinh hoàng, hứng chịu đòn roi, không hiểu ông bố này muốn giáo dục con kiểu gì? Rõ ràng, người cha đó chưa đảm nhận tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con đẻ. Thực tế, không khó hiểu khi tình trạng không ít đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn trong chính nhà mình vì sự vô tâm của người lớn. Có thể rồi, người cha đó cũng sẽ bị trả giá trước pháp luật. Nhưng nhìn lại, ta cảm thấy băn khoăn, làm sao để bảo vệ những đứa trẻ? Làm sao để môi trường lớn lên của những đứa trẻ thực sự an toàn, an lành? Làm sao để cuộc sống của những đứa trẻ không bị đe dọa? ( Nguồn In tơ nét) Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Căn cứ vào đâu để nói đó là câu nghi vấn? Câu 3: Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về “giáo dục bằng bạo lực ”? Câu 4: Theo tác giả, một nền giáo dục tối ưu cho sự phát triển của một đứa trẻ là như thế nào? Câu 5: Nếu em bị bạo hành hoặc em thấy tình trạng bạo hành trẻ em, em sẽ làm gì?

1 đáp án
7 lượt xem