Thuyết minh chiếc bánh phồng (Nêu rõ cách làm, sử dụng, bảo quản)
2 câu trả lời
Ẩm thực Việt Nam luôn là một niềm tự hào , với biết bao nhiêu loại đặc sản, những thức quà đặc trưng của vùng miền. Như Bắc Giang có bánh đa Kế, Hải Phòng có chả cá giã tay... thì ở Đồng khởi, ta sẽ bắt gặp một món bánh độc đáo có một không hai: Bánh phồng Sơn Đốc.
Bánh phồng Sơn Đốc thơm ngon cũng bởi tinh túy nước cốt dừa. Bánh xốp dẻo, béo và khó lẫn với bất cứ thứ quà nào khác. Cái chất xôm xốp của miếng bánh hòa với vị béo ngậy của dừa như gói trọn tình cảm của người làm bánh ở quê hương Đồng Khởi. Dù bây giờ bánh phồng Sơn Đốc có thêm nhiều biến thể khác nhau như như bánh hành, bánh mặn… nhưng loại bánh phồng dừa ngọt vẫn nổi danh hơn cả.
Từ lâu, bánh phồng là niềm tự hào của người dân Sơn Đốc (Bến Tre). Mùi hương gạo nếp, hương dừa phảng phất trong từng chiếc bánh phồng nhỏ nhắn luôn khiến những người xa quê nhớ hoài.
Mỗi du khách khi đến Bến Tre đều phải tìm đường đến được Sơn Đốc để tha hồ thưởng thức những chiếc bánh phồng hay tận mắt chứng kiến cách làm bánh, rồi mua về làm quà cho người thân.
Ban đầu, bánh phồng Sơn Đốc chỉ xuất hiện trong dịp lễ, tết truyền thống. Nhưng chính hương vị thơm lừng, ngòn ngọt, giòn giòn, bánh phồng đã trở thành món quà quê mà bao thế hệ trẻ con Sơn Đốc từng mong chờ. Qua thời gian, từ đời này sang đời khác, bánh phồng vẫn được nhiều người ưa chuộng và không biết từ khi nào đã trở thành đặc sản truyền thống của người dân nơi đây.
Nguyên liệu chính làm nên bánh phồng là nếp. Thường người ta chọn loại nếp lúa mới, vừa thơm, vừa dẻo. Ngâm vài tiếng đồng hồ để nếp mềm, sau đó vo thật sạch mang hấp cách thủy cho nếp chín. Nếp vừa chín tới đổ ngay vào cối, quết khi còn nóng hổi bột mới nhanh dẻo. Khâu quết bột quyết định bánh phồng có ngon hay không. Sau khi quết, trộn đều đường, nước cốt dừa tỷ lệ vừa ăn với bột.
Để giúp bánh phồng to hơn có thể thêm một ít bột đậu nành đã xay nhuyễn. Khi bột được quết thấm đều gia vị sẽ được nặn thành viên, đem cán. Người cán phải đảm bảo bánh cán cho nhanh, cho khéo. Bánh cán xong mang đi phơi liền trên chiếc chiếu mới trải trong nắng giòn. Khâu phơi tưởng như đơn giản nhưng lại khá kì công. Nắng không được yếu quá hoặc gắt quá, bánh sẽ bị chai. Khi bánh vừa khô gỡ bánh ra, phải xốc và quạt cho thật nguội mới sắp bánh.
Trải qua bao thế kỷ, bánh phồng Sơn Đốc vẫn giữ được thương hiệu của mình. Ngày nay, mỗi khi nhắc đến Bến Tre, bên cạnh các loại kẹo dừa, bánh tráng… người ta không thể không kể đến bánh phồng Sơn Đốc.
Đặc sản Miền Tây, hãy gọi cho chúng tôi để thưởng thức sản phẩm bánh phồng thơm ngon, chính gốc
Ẩm thực Việt Nam luôn là một niềm tự hào , với biết bao nhiêu loại đặc sản, những thức quà đặc trưng của vùng miền. Như Bắc Giang có bánh đa Kế, Hải Phòng có chả cá giã tay... thì ở Đồng khởi, ta sẽ bắt gặp một món bánh độc đáo có một không hai: Bánh phồng Sơn Đốc.
Bánh phồng Sơn Đốc thơm ngon cũng bởi tinh túy nước cốt dừa. Bánh xốp dẻo, béo và khó lẫn với bất cứ thứ quà nào khác. Cái chất xôm xốp của miếng bánh hòa với vị béo ngậy của dừa như gói trọn tình cảm của người làm bánh ở quê hương Đồng Khởi. Dù bây giờ bánh phồng Sơn Đốc có thêm nhiều biến thể khác nhau như như bánh hành, bánh mặn… nhưng loại bánh phồng dừa ngọt vẫn nổi danh hơn cả.
Từ lâu, bánh phồng là niềm tự hào của người dân Sơn Đốc (Bến Tre). Mùi hương gạo nếp, hương dừa phảng phất trong từng chiếc bánh phồng nhỏ nhắn luôn khiến những người xa quê nhớ hoài.
Mỗi du khách khi đến Bến Tre đều phải tìm đường đến được Sơn Đốc để tha hồ thưởng thức những chiếc bánh phồng hay tận mắt chứng kiến cách làm bánh, rồi mua về làm quà cho người thân.
Ban đầu, bánh phồng Sơn Đốc chỉ xuất hiện trong dịp lễ, tết truyền thống. Nhưng chính hương vị thơm lừng, ngòn ngọt, giòn giòn, bánh phồng đã trở thành món quà quê mà bao thế hệ trẻ con Sơn Đốc từng mong chờ. Qua thời gian, từ đời này sang đời khác, bánh phồng vẫn được nhiều người ưa chuộng và không biết từ khi nào đã trở thành đặc sản truyền thống của người dân nơi đây.
Nguyên liệu chính làm nên bánh phồng là nếp. Thường người ta chọn loại nếp lúa mới, vừa thơm, vừa dẻo. Ngâm vài tiếng đồng hồ để nếp mềm, sau đó vo thật sạch mang hấp cách thủy cho nếp chín. Nếp vừa chín tới đổ ngay vào cối, quết khi còn nóng hổi bột mới nhanh dẻo. Khâu quết bột quyết định bánh phồng có ngon hay không. Sau khi quết, trộn đều đường, nước cốt dừa tỷ lệ vừa ăn với bột.
Để giúp bánh phồng to hơn có thể thêm một ít bột đậu nành đã xay nhuyễn. Khi bột được quết thấm đều gia vị sẽ được nặn thành viên, đem cán. Người cán phải đảm bảo bánh cán cho nhanh, cho khéo. Bánh cán xong mang đi phơi liền trên chiếc chiếu mới trải trong nắng giòn. Khâu phơi tưởng như đơn giản nhưng lại khá kì công. Nắng không được yếu quá hoặc gắt quá, bánh sẽ bị chai. Khi bánh vừa khô gỡ bánh ra, phải xốc và quạt cho thật nguội mới sắp bánh.
Trải qua bao thế kỷ, bánh phồng Sơn Đốc vẫn giữ được thương hiệu của mình. Ngày nay, mỗi khi nhắc đến Bến Tre, bên cạnh các loại kẹo dừa, bánh tráng… người ta không thể không kể đến bánh phồng Sơn Đốc.
Đặc sản Miền Tây, hãy gọi cho chúng tôi để thưởng thức sản phẩm bánh phồng thơm ngon, chính gốc