hãy nêu rõ từng ý nội dung trong từng khổ thơ dưới bài "ông đồ" Khổ 3: Mỗi năm trở về sau lại càng vắng, vươi đi người thuê viết Khổ 4: Cảnh tượng mùa xuân với ông đồ già nhưng không còn nhiều khách như trước nữa Khổ 5: Mùa xuân đào vẫn nở nhưng lại chẳng thấy ông đồ xưa đâu nữa
2 câu trả lời
(٩(◕‿◕)۶ Cá gửi ạ)
Có j hongq hiểu, bạn hỏi mình nha OvO
- Khổ 3: Mỗi năm trở về sau lại càng vắng, vơi đi người thuê viết
→ Nội dung: Chỉ dòng thời gian đi qua, Tết vẫn dến, xuân vẫn về mà lòng người đổi thay, cứ ít dần, vắng dần rồi vắng hẳn, vắng teo. Ông cô đơn giữa phố phường Hà Nội đông đúc. Ông ngồi đó như hóa đá mà chẳng ai ngó ngàng. Nhà thơ hết sức thưởng cảm, thốt lên câu hỏi tu từ: "Người thuê viết nay đâu?". Lòng ông nặng trĩu một nỗi buồn tái tê. 2 câu thoe trọng tâm rơi vào 4 chữ "buồn, không thắm, đọng, sầu". Nó diễn tả một nỗi lòng buồn mênh mang của những vật vô tri vô giác. Nó kết đọng thành một khối sầu thảm. Nỗi buồn của chủ lây sang cả những vật vô tri vô giác.
- Khổ 4: Cảnh tượng mùa xuân với ông đồ già nhưng không còn nhiều khách như trước nữa
→ Nội dung: Ông đồ vẫn cố bám lấy một góc hè của phố phường Hà Nội để níu kéo một phong tục đẹp. Nhưng ông càng bám lấy thì càng bị lãng quên, để rồi rơi vào bi kịch. Phố phường vẫn đông đúc nhưng không ai ngó ngàng đến sự xuất hiện của ông. Ông ngồi đó trong cái thế bó gối, bất động. Lòng người phũ phàng, thiên nhiên cũng phũ phàng kết dệt thành tấm khăn tang đưa ông đồ về chốn bằng an, để rồi sau lần xuất hiện này, ông vĩnh viễn khuất nẻo dương gian. Đó là 1 không gian ảm đạm, lạnh lẽo với mưa bụi bay bay. Lá vàng theo gió rơi rơi. Nó rải thảm nằm nên giấy đỏ- nơi không phải là của nó nhưng ông đồ không phủi đi bởi vì ông không có nhu cầu viết. Hình ảnh ông đồ cứ mơ dần, mờ dần rồi lùi hẳn vào dĩ vãng, xa xăm.
- Khổ 5: Mùa xuân đào vẫn nở nhưng lại chẳng thấy ông đồ xưa đâu nữa.
→ Nội dung: Tết vẫn đến, xuân vẫn về, hoa đào vẫn bừng nở nhưng ông đồ lại biến mất giữa cuộc đời. Hình ảnh ông đồ đã lùi vào dĩ vãng, xa xăm. Ông như lớp người sống cách đây mấy ngàn năm, bị lãng quên trong trí nhớ của mọi người. Nhìn cảnh cũ, nhớ người xưa mà người xưa đi đâu mất rồi, lòng nhà thơ nặng trĩu một nỗi buồn để rồi hoài cổ, cảm thương. Bài thơ kết lại ở câu tu từ rưng rưng xúc cảm. Câu hỏi tu từ "Hồn ỏ đâu bây giờ?" đã xoáy vào lòng người đọc. Tác giả đau lòng trước phần "hồn" của dân tộc đang bị lung lay.
Khổ ba là Kể vầ mỗi năm trở về sau lại càng vắng, vươi đi người thuê viết
Khổ 4 là kể về cảnh tượng mùa xuân vs ông đồ già nhưng ko còn nhiều khách như trc nữa
Khổ 5 là mùa xuân đào vẫn nở nhưng lại chẳng thấy ông đồ xưa còn đâu nữa
chúc bn hc tốt ạ