• Lớp Học
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (10 điểm) Câu 1. Từ nào dưới đây viết đúng chính tả? A. Trang trọng. B. Chân trọng. C. Trân thành. Câu 2. Dòng nào dưới đây viết đúng quy tắc viết hoa? A Phơ-ri-bơ-rich Ăng-ghen. B. Hội liên hiệp phụ Nữ Việt Nam. C. Trường tiểu học Thành Công. Câu 3. Nhóm từ nào dưới đây chỉ toàn các từ ghép tổng hợp? A. Ấp ủ, bánh kẹo, hoa quả, bút mực. B. Xanh ngắt, xanh thẳm, xanh biếc, xanh tươi. C, Phố phường, yêu thương, nhà cửa, cây cỏ. Câu 4. Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm các tính từ? A. Phúc đức, phúc thần, phúc khảo, phúc lợi. B. Màu mè, màu mỡ, màu xanh, màu da. C. Tim tím, vàng rực, đỏ chói, đen thẫm. Câu 5. Tiếng “hữu” trong từ nào dưới đây không có nghĩa là “có”? A. Tả hữu. B. Hữu hạn. C. Hữu hiệu Câu 6. Em hiểu thành ngữ “Phúc đức tại mẫu” như thế nào? A. Phẩm chất của người mẹ có ảnh hưởng đến con cái. B. Người con nên sống có hiếu đối với cha mẹ. C. Người mẹ sống phúc đức, nhân hậu. Câu 7. Chọn từ phù hợp nhất điền vào dấu (...) trong câu thơ sau: Thời gian (...) qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao.” (Trong lời mẹ hát - Trương Nam A. đến . B. đậu. C. chạy. Câu 8. Điền quan hệ từ thích hợp điền vào dấu (...) trong câu văn dưới đây: “Tấm chăm chỉ siêng năng (...) Cám thì lười biếng.” A. nên. B.còn. c. vì. Câu 9. Dấu ngoặc kép trong câu dưới đây có tác dụng gì? Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. A. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt. B. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. C. Đánh dấu từ ngữ là tên văn bản. Câu 10. Nhóm từ nào dưới đây là các từ đồng nghĩa? A. Hi sinh, bất khuất, qua đời, kiên cường. B. Thơm ngát, thơm nồng, thơm lừng, thơm phức. C. To béo, hiền lành, nhân hậu, đảm đang. Câu 11. Từ nào dưới đây có tiếng “thiên” không có nghĩa là “trời” A. Thiên thanh. B.Thiên tử. C. Thiên vị. Câu 12. Từ nào dưới đây không phải là từ láy? A. Học hành. B. Khó khăn. C. Vui vẻ. Câu 13. Các từ “uy nghi”, “tráng lệ”, “vàng óng” trong câu: “Rừng khô lên tới tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng.” thuộc từ loại nào? A. Danh từ. B. Động từ C. Tính từ. Câu 14. Câu “Mùa hè, nó cao hơn và có những con chim én bay liệng.” là: A. câu đơn có một chủ ngữ và hai vị ngữ. B. câu ghép có các vế được nối với nhau bằng quan hệ từ “và”. C. câu ghép có các được nối với nhau bằng dấu phẩy. Câu 15. Tiếng “chín” trong câu nào dưới đây được dùng theo nghĩa gốc? A. Anh ấy là người có cách ứng xử chín chắn B. Trong vườn nhà bà em có mấy quả đu đủ đã chín vàng. C. Thời cơ đã chín muồi, chúng ta cần vùng lên khởi nghĩa. Câu 16. Hình ảnh “bập bùng hoa chuối” trong câu: “Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.” gợi cho em liên tưởng nào dưới đây? A. Bông hoa chuối cháy rực giữa rừng sâu. B. Bông hoa chuối đẹp ấm áp như ngọn lửa. C. Bông hoa chuối làm trắng thêm màu hoa ban. Câu 17. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây không nói về thiên nhiên? A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. B. Lá lành đùm lá rách. C. Sơn thủy hữu tình. Câu 18. Từ nào dưới đây trái nghĩa với “nhỏ bé”? A Khổng lồ. B. Yếu ớt. C. Tí hon. Câu 19. Chỉ ra cách nối các vế câu ghép trong câu sau: “Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.” A. Các vế câu ghép được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ. B. Các vế câu ghép được nối với nhau bằng dấu câu. C. Các vế câu ghép được nối với nhau bằng một quan hệ từ. Cậu 20. Hai câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? “Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.” (Bầm ơi! - Tố Hữu) A. So sánh. B. Nhân hóa. C. So sánh và nhân hóa.

2 đáp án
11 lượt xem
2 đáp án
26 lượt xem

Nhịp sống hiện đại ngày nay đã mang đến cho con người cuộc sống thật phong phú, đa dạng. Song song với đó, mỗi người đều có một quan điểm sống riêng. Lựa chọn quan điểm và cách sống thế nào tùy thuộc vào cá nhân mỗi người. Và có lẽ sống đẹp là cách con người luôn hướng đến. Sống đẹp, trước phải sống đúng, đúng bổn phận, nghĩa vụ, pháp luật, đạo đức. Sau đó là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những khó khăn, thử thách để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình được bay cao, bay xa. Đồng thời, sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, có tình người, là sự cho đi, cống hiến không so đo, toan tính. Nền văn minh nhân loại đã ghi nhận và vinh danh bao lớp người sống đẹp, miệt mài cùng những sáng tạo, nghiên cứu, n tilde tilde 0 lực cống hiến trí tuệ, đóng góp vào sự phát triển chung của thế giới. Nhiều tổ chức, cá nhân đã coi việc thiện nguyện, giúp đỡ người nghèo khó, thiếu thốn là lẽ sống. Bao anh hùng liệt sỹ đã dâng hiến tuổi trẻ, sinh mệnh cho chính nghĩa, cho T hat 0 quốc là biểu trưng của sống đẹp. Trong phạm vi hẹp, sống đẹp là sự yêu thương, hiếu kinh ông bà, cha mẹ, thầy cô...; sự quan tâm, đùm bọc, sẻ chia với những người xung quanh và cả sự nỗ lực học tập, làm việc, cống hiến cho quê hương, đất nước của thế hệ trẻ... Sống đẹp, Minh Uyên,Nguồn http://baoninhthuan.com.vn) Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, thế nào là sống đẹp? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ hoán dụ trong câu trích: biết đứng dậy bằng chính đôi chân mình khi vấp ngã. Câu 4. Quan điểm: Lựa chọn quan điểm và cách sống thế nào tùy thuộc vào cá nhân mỗi người trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh ( chị)?

1 đáp án
17 lượt xem

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em Nhưng làm được những điều phi thường lắm Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào. Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy. Với người láng giềng đang lúc lâm nguy Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn. Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường. Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương Mình mở cửa đón họ vào bến cảng Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ. Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa “Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại” Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên. Từ mái trường này em sẽ lớn lên Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim. Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam! Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên Câu 2. Theo đoạn trích, những điều phi thường của đất nước có được là do đâu? Câu 3. Nêu nội dung chính của bốn câu thơ sau : Từ mái trường này em sẽ lớn lên Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim. Câu 4 : Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với Đất nước qua đoạn trích?

1 đáp án
19 lượt xem
1 đáp án
21 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Sáu mươi năm chờ đợi một giấc mơ vàng nhưng đôi khi cái nỗi ám ảnh “phận bạc” lại là gánh nặng có thể làm tan hoang giấc mơ ấy của U22 Việt Nam nếu tâm lý không vững. Bởi bao thế hệ cầu thủ đi trước vẫn chưa thể chạm tới đỉnh cao của vinh quang dù đã 5 lần vào chung kết. Nhưng đoàn quân của ông Park Hang Seo đã vượt lên chính mình, chiến thắng được nỗi sợ hãi để làm nên chiến công kì vĩ. Lý giải cho sự thành công ấy, thuyền trưởng Park Hang Seo đã nói đến “tinh thần Việt". Trong hành trình ấy, U22 Việt Nam đã đôi lần gặp khó khăn nhưng chính cái khẩu hiệu đầy tự hào tinh thần dân tộc ấy đã tiếp thêm sức mạnh vô hình từ tâm tưởng, đưa đoàn quân của ông Park Hang Seo thoát khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng để chiến đấu như những chiến binh bất diệt. Phải thừa nhận rằng, U22 Việt Nam đã thể hiện một tinh thần thi đấu không thể chê vào đâu được. Nói cách khác, U22 Việt Nam luôn ra sân với “con tim nóng và cái đầu lạnh", dù bất cứ đối thủ là ai... Chính tinh thần thi đấu vững vàng trước mọi hoàn cảnh đã đưa U22 Việt Nam vượt qua mọi trở ngại, thử thách. Đoàn quân của ông Park Hang Seo lên ngôi nhờ cái đầu lạnh lùng, quyết đoán chứ không hẳn trông chờ vào sức mạnh cơ bắp, thi đấu “lăn xả, quả cảm" để miêu tả tinh thần chiến đấu của thế yếu như quá khứ. Chính một tập thể xuất sắc cả về năng lực chuyên môn lẫn mạnh mẽ và lạnh lùng về thái độ thi đấu đã đưa U22 Việt Nam chạm tay đến HCV SEA Games 30. Tấm HCV ấy đã trút gánh nặng cho cả một nền bóng đá đã chờ đợi như chiều dài của một đời người. (Trích U22 Việt Nam giành HCV: Vị thế lá cờ đầu – Phan Hồng) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2. Anh/chị hiểu câu nói như thế nào: “U22 Việt Nam luôn ra sân với con tim nóng và cái đầu lạnh, dù bất cứ đối thủ là ai" Câu 3. Theo tác giả, nguyên nhân nào “đã đưa U22 Việt Nam chạm tay đến HCV SEA games 30"? Câu 4. Thông điệp anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên? Vì sao?

2 đáp án
18 lượt xem

Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng 1. Câu “Ông điên cuồng đào bới.” thuộc kiểu câu kể: A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào? D. Ai - ở đâu 2. Vị ngữ của câu “Ông điên cuồng đào bới.” là: A. Ông B. Điên cuồng C. Điên cuồng đào bới D. Đào bới 3. Từ láy trong câu: “Bỗng ông nghe thấy một tiếng gọi xa xăm từ dưới lòng đất.” thuộc kiểu láy nào dưới đây? A. Láy vần B. Láy âm C. Láy âm và vần D. Láy tiếng 4. Từ “trận” trong câu: “Một trận động đất đã xảy ra tại một trường học ở Mĩ.” thuộc loại danh từ nào dưới đây? A. Danh từ chỉ đơn vị B. Danh từ chỉ khái niệm C. Danh từ chỉ vật D. Danh từ chỉ hiện tượng 5. Dấu hai chấm trong câu: “Họ khuyên ông nên tránh ra xa nhưng ông nói: - Tôi luôn nói với Paul rằng dù thế nào đi nữa bố cũng sẽ không bao giờ bỏ rơi con.” có tác dụng gì? A.Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là suy nghĩ của một nhân vật B. báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước C. báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là một chuỗi liệt kê D. báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật Bài 2: Gạch chân dưới CN, VN trong các câu sau - Chúng tôi nháy nhau toan phi trâu chạy trốn nhưng không kịp nữa rồi. - Thầy Thành vẫy tay gọi chúng tôi lại. - Giờ ra chơi, học sinh ùa ra như một đàn chim xổ lồng. - Trên quốc lộ, các cô chú công nhân đang sửa đường. Ngoài vườn , mấy chị hồng nhung đang đua nhau khoe sắc. Giúp e với

2 đáp án
13 lượt xem
1 đáp án
13 lượt xem