Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng 1. Câu “Ông điên cuồng đào bới.” thuộc kiểu câu kể: A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào? D. Ai - ở đâu 2. Vị ngữ của câu “Ông điên cuồng đào bới.” là: A. Ông B. Điên cuồng C. Điên cuồng đào bới D. Đào bới 3. Từ láy trong câu: “Bỗng ông nghe thấy một tiếng gọi xa xăm từ dưới lòng đất.” thuộc kiểu láy nào dưới đây? A. Láy vần B. Láy âm C. Láy âm và vần D. Láy tiếng 4. Từ “trận” trong câu: “Một trận động đất đã xảy ra tại một trường học ở Mĩ.” thuộc loại danh từ nào dưới đây? A. Danh từ chỉ đơn vị B. Danh từ chỉ khái niệm C. Danh từ chỉ vật D. Danh từ chỉ hiện tượng 5. Dấu hai chấm trong câu: “Họ khuyên ông nên tránh ra xa nhưng ông nói: - Tôi luôn nói với Paul rằng dù thế nào đi nữa bố cũng sẽ không bao giờ bỏ rơi con.” có tác dụng gì? A.Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là suy nghĩ của một nhân vật B. báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước C. báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là một chuỗi liệt kê D. báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật Bài 2: Gạch chân dưới CN, VN trong các câu sau - Chúng tôi nháy nhau toan phi trâu chạy trốn nhưng không kịp nữa rồi. - Thầy Thành vẫy tay gọi chúng tôi lại. - Giờ ra chơi, học sinh ùa ra như một đàn chim xổ lồng. - Trên quốc lộ, các cô chú công nhân đang sửa đường. Ngoài vườn , mấy chị hồng nhung đang đua nhau khoe sắc. Giúp e với

2 câu trả lời

Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Câu “Ông điên cuồng đào bới.” thuộc kiểu câu kể:

$\rightarrow$ A. Ai làm gì?

- Ông làm gì? $\Rightarrow$ Ông điên cuồng đào bới.

2. Vị ngữ của câu “Ông điên cuồng đào bới.” là:

$\rightarrow$ C. Điên cuồng đào bới

3. Từ láy trong câu: “Bỗng ông nghe thấy một tiếng gọi xa xăm từ dưới lòng đất.” thuộc kiểu láy nào dưới đây?

$\rightarrow$ B. Láy âm

- Từ láy bộ phận

4. Từ “trận” trong câu: “Một trận động đất đã xảy ra tại một trường học ở Mĩ.” thuộc loại danh từ nào dưới đây?

$\rightarrow$ A. Danh từ chỉ đơn vị

- Danh từ dùng để chỉ tổ chức.

5. Dấu hai chấm trong câu: “Họ khuyên ông nên tránh ra xa nhưng ông nói: - Tôi luôn nói với Paul rằng dù thế nào đi nữa bố cũng sẽ không bao giờ bỏ rơi con.” có tác dụng gì?

$\rightarrow$ D. báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật 

Bài 2: Gạch chân dưới CN, VN trong các câu sau

- Chúng tôi / nháy nhau toan phi trâu chạy trốn nhưng không kịp nữa rồi.

   CN                         VN

Chúng tôi làm gì?

- Thầy Thành / vẫy tay gọi chúng tôi lại.

     CN                  VN

Thầy Thành làm gì?

- Giờ ra chơi, / học sinh / ùa ra như một đàn chim xổ lồng.

  TN                CN             VN

- Trên quốc lộ, / các cô chú công nhân / đang sửa đường.

 TN                          CN                             VN

Ngoài vườn, / mấy chị hồng nhung / đang đua nhau khoe sắc.

  TN                   CN                                    VN

#Sữa

bài 1 A, ai làm gì

bài 2 C, điên cuồng đào bới

bài 3 B, láy âm

bài 4 A, danh từ chỉ đơn vị

bài 5 D, báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật

bài 2

Chúng tôi/ nháy nhau toan phi trâu chạy trốn nhưng không kịp nữa rồi.

   CN                    VN

Thầy Thành /vẫy  tay gọi chúng tôi lại.

  CN                    VN

Giờ ra chơi/ học sinh /ùa ra như một đàn chim xổ lông

  TN            CN                 VN

  Trên đường quốc lộ/các cô chú công nhân /đang sửa đường

    TN                                 CN                            VN

Ngoài vườn /mấy chị hồng nhung/ đang đua nhau khoe sắc.

  TN                     CN                               VN

cho mình 5 vote và cảm ơn