• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
12 lượt xem
1 đáp án
12 lượt xem
2 đáp án
10 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Không giữ được bình tĩnh, một người đã tát người bạn của mình. Người kia rất đau nhưng không nói gì. Anh chỉ lặng lẽ viết lên cát rằng: "Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã tát vào mặt tôi." Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát. Người bạn vừa bị tát do sơ ý bị trượt chân xuống một bãi lầy và ngày càng lún sâu xuống. Nhưng người bạn kia đã kịp thời cứu anh. Ngay sau khi hồi phục, người bạn suýt chết đuối khắc lên tảng đá dòng chữ: "Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi." Người bạn kia hết sức ngạc nhiên bèn hỏi: "Tại sao khi tớ làm cậu đau, cậu lại viết lên cát còn bây giờ cậu lại lại viết lên đá?" Và câu trả lời anh nhận được là: "Khi ai đó làm chúng ta đau đớn, chúng ta nên viết điều đó lên cát nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng "Khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi. “Hãy học cách viết những nỗi đau lên cát và khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc bạn tận hưởng trong cuộc đời lên tảng đá để mãi không phai”. Câu 2: Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn. (2.0 điểm)

2 đáp án
13 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Không giữ được bình tĩnh, một người đã tát người bạn của mình. Người kia rất đau nhưng không nói gì. Anh chỉ lặng lẽ viết lên cát rằng: "Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã tát vào mặt tôi." Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát. Người bạn vừa bị tát do sơ ý bị trượt chân xuống một bãi lầy và ngày càng lún sâu xuống. Nhưng người bạn kia đã kịp thời cứu anh. Ngay sau khi hồi phục, người bạn suýt chết đuối khắc lên tảng đá dòng chữ: "Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi." Người bạn kia hết sức ngạc nhiên bèn hỏi: "Tại sao khi tớ làm cậu đau, cậu lại viết lên cát còn bây giờ cậu lại lại viết lên đá?" Và câu trả lời anh nhận được là: "Khi ai đó làm chúng ta đau đớn, chúng ta nên viết điều đó lên cát nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng "Khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi. “Hãy học cách viết những nỗi đau lên cát và khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc bạn tận hưởng trong cuộc đời lên tảng đá để mãi không phai”. Trích “Hạt giống tâm hồn” Câu 1: Đặt nhan đề cho văn bản trên. ( 0.5 điểm) Câu 2: Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn. (2.0 điểm) Câu 3: Tìm 1 câu ghép có trong câu chuyện trên. Cho biết các vế câu của câu ghép nối với nhau bằng cách nào? (1.5 điểm) Câu 4: Hãy nêu tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép có trong câu: Anh chỉ lặng lẽ viết lên cát rằng: "Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã tát vào mặt tôi.". (2.0 điểm)

2 đáp án
12 lượt xem
2 đáp án
9 lượt xem

“Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải pháp, thì nhiều nhà bác học, sau mấy chục năm và hơn năm vạn công trình nghiên cứu đã lớn tiếng báo động: Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS. Ngày trước, Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu.” Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chét, không say bê bết như người uống rượu. Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thế. Nạn nhân đầu tiên là những lông rung của những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt. Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài, tích tụ lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản.” Từ đoạn văn trên kết hợp với những hiểu biết của mình, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng hút thuốc lá của một bộ phận người Việt Nam hiện nay.

2 đáp án
14 lượt xem

Câu 1: Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh? A. Xa xa B. Chốc chốc C. Ríu rít D. Mải mốt Câu 2: Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình? A. Xồng xộc. B. Xôn xao. C. Rũ rượi. D. Xộc xệch. Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học” Thanh Tịnh là ai? A. Người mẹ B. Người thầy giáo C. Ông đốc D. Nhân vật “tôi” Câu 4: Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết bằng thể loại: A . Hồi ký B. Nhật ký C. Bút ký D. Phóng sự. Câu 5: Các từ in đậm trong câu văn sau thuộc trường từ vựng nào? “ Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi." A. Hoạt động của lưỡi. B. Hoạt động của miệng C. Hoạt động của răng. D. Hoạt động của tay. Câu 6: Câu văn nào dưới đâu có chứa tình thái từ? A. Ôi! Cây bông này đẹp quá. B. Con hãy đi đi. C. Bạn ở đây yên tâm! D. Chiều nay đi chơi với mình. Câu 7: Từ “ Vâng” trong câu văn sau thuộc từ loại nào?“ Vâng, con làm bài tập ngay đây ạ!”. A. Thán từ. B. Tình thái từ. C. Trợ từ. D. Danh từ. Câu 8: Trong tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng” – O Hen-ri , họa sĩ nào đã vẽ bức tranh Chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết? A – Xiu. B – Bác sĩ. C – Giôn-xi. D –Bơ-men. Câu 9 : Trong đoạn trích “ Đánh nhau với cối xay gió” –Xéc-van-tet, nhân vật Đôn Ki-hô-tê đã xem những cối xay gió là ai ? A. Những tên khổng lồ độc ác. B. Người tình xinh đẹp. C. Đơn giản chỉ là những cối xay gió. D. Lão phù thủy Câu 10 : Dòng nào sau đây nói đúng về tình cảnh của lão Hạc trong truyện ngắn “ Lão Hạc” – Nam Cao ? A. Sống an nhàn cùng với con chó tên Cậu Vàng. B. Vợ mất, con trai bỏ đi làm đồn điền cao su, nghèo khổ. C. Thất nghiệp, nghèo đói, bệnh tật. D. Phải bán chó để đóng tiền sưu thuế cho Nhà nước.

2 đáp án
6 lượt xem