Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa... Chiều nay con chạy về thǎm Bác Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa! Con lại lần theo lối sỏi quen Đến bên thang gác, đứng nhìn lên Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa? Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn! Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười! (Trích bài thơ “Bác ơi” – Tố Hữu – 1969) Câu 1: 0.5 điểm: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích Câu 2: 1.5 điểm: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ Câu 3: 1điểm: Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đã chỉ ra Câu 4: 1 điểm: Nêu nội dung chính của đoạn trích

2 câu trả lời

1. Biểu cảm

2 BPTT: 

- đảo ngữ: "Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!"
- phép đối lập (tương phản): trái chiều giữa sự hối thúc, khẩn thiết của cử chỉ "chạy về" và cái im lặng vô ngôn của tạo vật

3. tác dụng diễn tả nỗi đau đớn đến bàng hoàng, sững sờ của tác giả khi Bác đột ngột ra đi về cõi vĩnh hằng cũng như nhấn mạnh sự đau xót trước tổn thất lớn lao ấy, tạo ra nỗi đau thấm thía

4. Nội dung chính của đoạn thơ là: Nhà thơ thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn, thẫn thờ, bàng hoàng, tê dại trong lòng khi nghe tin Bác Hồ ra đi.

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2.

- Biện pháp tu từ trong đoạn thơ: nói giảm, nói tránh ( ở câu "Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!".Từ "đi" có nghĩa là chết),  nhân hóa ( ở câu " Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa..."), điệp từ ( từ "tuôn")

Câu 3.

- Tác dụng :

+ biện pháp nói giảm, nói tránh: tránh gây cảm giác ghê sợ, thiếu lịch sự cho người đọc hoặc người nghe

+ biện pháp nhân hóa: làm cho thiên nhiên trở nên sinh động, gần gũi với con người.Đồng thời, cho thấy cảm xúc đau buồn của thiên nhiên khi Bác ra đi

+ điệp từ: cho thấy nỗi buồn, đau đớn không chỉ của nhân dân mà còn của trời đất đối với Bác

Câu 4.

- Nội dung chính của đoạn trích: niềm xót xa, đau đớn, bàng hoàng của toàn nhân dân Việt Nam cũng như tác giả khi Bác ra đi