• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích "Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng.. . Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn! Trái cây rơi vào áo người ngắm quả Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn... ...Không ai có thể ngủ yên trong đời chật Buổi thuỷ triều vẫy gọi những vầng trăng Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt Gỗ trăm cây đều muốn hoá nên trầm Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng...." -1965- (Trích Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng? -Chế Lan Viên - NXB Văn học, 2002) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra những nhân vật lịch sử của dân tộc được tác giả nhắc đến trong đoạn trích? Câu 3. Nêu hiệu quả của câu hỏi tu từ trong câu thơ: "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với đất nước được thể hiện trong đoạn trích. II. LÀM VĂN Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của những khát vọng lớn lao trong cuộc sống.

1 đáp án
46 lượt xem

I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích "Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng.. . Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn! Trái cây rơi vào áo người ngắm quả Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn... ...Không ai có thể ngủ yên trong đời chật Buổi thuỷ triều vẫy gọi những vầng trăng Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt Gỗ trăm cây đều muốn hoá nên trầm Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng...." -1965- (Trích Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng? -Chế Lan Viên - NXB Văn học, 2002) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra những nhân vật lịch sử của dân tộc được tác giả nhắc đến trong đoạn trích? Câu 3. Nêu hiệu quả của câu hỏi tu từ trong câu thơ: "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với đất nước được thể hiện trong đoạn trích. II. LÀM VĂN Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của những khát vọng lớn lao trong cuộc sống.

2 đáp án
116 lượt xem

Xác định lỗi của câu và sửa lỗi những câu sau 1. Thực tế khách quan cho ta thấy: thành công chỉ có thể có qua những lần rút kinh nghiệm và khắc phục từ những thất bại bước đầu. 2. Một người đi trên chiếc Kia Forte quay được cảnh đoàn siêu xe chạy trên đường cao tốc cách đây một tháng và xuất hiện trên mạng tuần trước. 3. Để các em học sinh có những ngày hè bổ ích nên địa phương đã tổ chức nhiều điểm sinh hoạt hè với nhiều hoạt động phong phú. 4. Mark Zuckerberg là người sáng lập ra mạng facebook đó là trang mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhất thế giới. 5. Thành cổ, mà nay mang tên Thị xã Quảng Trị, điểm dừng chân đầu tiên của Nguyễn Hoàng. 6. Với hành vi cố tình xả thẳng khối lượng nước thải độc hại cực lớn của công ty Vedan ra sông Thị Vải liên tục trong nhiều năm liền đã khiến dòng sông này trở thành dòng sông chết. 7. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được ngành hàng không thế giới đánh giá là một trong những điểm đến có triển vọng của thị trường châu Á. 8. Là một công ty đang làm ăn phát đạt, nhiều đối tác đã tìm đến họ để thiết lập quan hệ. 9. Đất ở vùng này không những tốt cho cây lúa. 10.Trước sự áp đảo liên tiếp của các cầu thủ Bra-xin bằng các đường bóng phối hợp nhỏ, bật tường khiến các cầu thủ Thụy Điển chống lại rất khó khăn.

1 đáp án
28 lượt xem

Từ chối là một kỹ năng sống quan trọng và cốt yếu. Không ai muốn mắc kẹt trong một mối quan hệ không mang lại hạnh phúc. Không muốn mắc kẹt với một công việc mà mình căm ghét và không tin vào nó. Không ai muốn cảm thấy rằng họ không thể nói ra điều mình thật sự muốn nói. Nhưng mọi người vẫn lựa chọn điều này. Mọi lúc. Chúng ta cần phải từ chối một thứ gì đó. Nếu không, ta hoàn toàn không thể có nổi bản sắc cá nhân. Hành động lựa chọn một giá trị cho bản thân đòi hỏi việc từ chối lựa chọn giá trị khác. Nếu muốn có một tình bạn chân thành, tôi sẽ từ chối việc đối xử tệ bạc với bạn bè sau lưng họ. Nếu muốn một cuộc hôn nhân hạnh phúc, tôi sẽ không lấy rượu và ma túy làm lẽ sống của cuộc đời mình. Thành thực là niềm khao khát tự nhiên của con người. Nhưng một phần của việc sở hữu tính trung thực trong cuộc đời chúng ta là thoải mái việc nói và nghe từ “không”. Theo đó, từ chối khiến cuộc đời bạn tốt đẹp hơn. (Dân theo Mark Manson, NXB Văn học, Hà Nội, 2019, tr.238) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. Theo tác giả, vì sao chúng ta cần phải từ chối một thứ gì đó ? Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn sau: Nếu muốn có một tình bạn chân thành, tôi sẽ từ chối việc đối xử tệ bạc với bạn bè sau lưng họ. Nếu muốn một cuộc hôn nhân hạnh phúc, tôi sẽ không lấy rượu và ma túy làm lẽ sống của cuộc đời mình. Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm tác giả: một phần của việc sở hữu tính trung thực trong cuộc đời chúng ta là thoải mái nói và nghe từ “không”?

1 đáp án
65 lượt xem

Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài viết: "Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần. Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng chết đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước. Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đối, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Ðám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ... Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Ði ngay...", rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc. Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: - A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: - Ở đây thì chết mất. A Phủ chợt hiểu. Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình. A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi." (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb Giáo dục,2008, trang 13,14) Cảm nhận của anh/chị về diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đoạn trích trên.

1 đáp án
212 lượt xem
2 đáp án
25 lượt xem
2 đáp án
25 lượt xem

Đọc đoạn trích Cuộc đời mỗi người chúng ta được ví như một bản nhạc với nhiều cung bậc cảm xúc, có lúc thăng trầm, lúc êm ả, đôi khi lại không kém phần gay cấn, có vui vẻ cũng có mất mát đau thương. Nhưng đến cuối cùng, thì chỉ có sức khỏe và tinh thần lạc quan mới có thể đem lại cho bạn sự bình an thực nhất. Trong quá trình trưởng thành, mỗi người chúng ta ai cũng đều có những lo toan riêng cho cuộc sống của mình. Với những nhiệm vụ, vai trò mà chúng ta đảm nhận trong cuộc đời mình thì buộc mỗi người phải tự học cách trưởng thành, học cách chịu trách nhiệm. Đến ngưỡng cửa của tuổi già, khi cuộc sống đã tạm ổn định, chúng ta nên học cách làm phép trừ cho cuộc sống, cho bản thân, để con đường tới tương lai ngày càng rộng mở. Balzac có câu:“Trong giông bão của cuộc đời, chúng ta thường học hỏi những vị thuyền trưởng, vứt bỏ những hàng hóa nặng nề dưới cơn bão để giảm trọng lượng của con tàu”. Đừng lo lắng về những người hoặc những điều tồi tệ trong quá khứ, đặt chúng xuống đúng cách để có thể giúp cuộc sống của bạn thoải mái hơn. (Nguồn https://www.songhaysongdep.com) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2. Dựa vào đoạn trích, nêu các yếu tố có thể đem lại cho bạn sự bình an thực nhất? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng 1 biện pháp tu từ trong câu trích: Cuộc đời mỗi người chúng ta được ví như một bản nhạc với nhiều cung bậc cảm xúc, có lúc thăng trầm, lúc êm ả, đôi khi lại không kém phần gay cấn, có vui vẻ cũng có mất mát đau thương. Câu 4. Câu nói của Balzac:“Trong giông bão của cuộc đời, chúng ta thường học hỏi những vị thuyền trưởng, vứt bỏ những hàng hóa nặng nề dưới cơn bão để giảm trọng lượng của con tàu” có ý nghĩa gì với anh (chị)? giúp em với ạ :((

2 đáp án
120 lượt xem
2 đáp án
38 lượt xem

Nếu bạn không thể là cây thông trên đỉnh đồi Hãy là một bụi rậm trong thung lũng, nhưng Hãy là một bụi rậm nhỏ nhắn nhưng rắn rỏi nhất bên cạnh quả đồi Hãy là một bụi cây nhỏ nếu bạn không thể là cái cây lớn Nếu bạn không thể là một bụi cây hãy là một bụi cỏ Làm cho con đường hạnh phúc hơn Nếu bạn không thể là một con cá muskie hãy chỉ là một con cá vược Tất cả chúng ta không thể là thuyền trưởng Nhưng có thể làm thủy thủ Có một thứ dành cho tất cả chúng ta Có việc lớn và cũng có việc nhỏ99 Và việc nên làm chính là việc gần ta Nếu bạn không thể là quốc lộ, hãy là một con đường mòn nhỏ Nếu bạn không thể là mặt trời hãy là một vì sao Điều quan trọng không ở chỗ quy mô bạn thành hay bại Dù bạn là gì, hãy là cái tốt nhất (Douglas Mallock - “Dù bạn là gì đi nữa, hãy là cái tốt nhất”, sách Dám thất bại của Billi P.S. Dim, Nxb Trẻ, Hà Nội, 2005, tr.136 - 137). Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1.Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản. Câu 2. Trong văn bản, tác giả cho rằng bạn hãy là những điều gì? Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc: Nếu không thể là...hãy là… được sử dụng trong văn bản. Câu 4.Lờikhuyên "Và việc nên làm chính là việc gần ta" có ý nghĩa như thế nào với anh/chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1(2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc làm những điều nhỏ bé một cách tốt nhất

1 đáp án
99 lượt xem
1 đáp án
23 lượt xem