• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
27 lượt xem
2 đáp án
29 lượt xem

Câu 1 (2.0 điểm) viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến:Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách Câu 2 (5.0 điểm) Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn Nguyễn Minh Châu viết: . Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình: - Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm biển động suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối… - Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không?- Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề. - Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính - bỗng mụ đỏ mặt - nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật. - Vậy sao không lên bờ mà ở - Đẩu hỏi. - Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được! - Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không?- Tôi hỏi. - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu…Giá mà lão uống rượu…thì tôi còn đỡ khổ…Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão…đưa tôi lên bờ mà đánh… - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! - Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên. - Là bởi các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông… - Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu,- bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát,- trên thuyền phải có một người đàn ông…dù hắn man rợ tàn bạo? - Phải - Người đàn bà đáp - Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú? Lát sau mụ lại mới nói tiếp: - Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó!- Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ. - Cả đời chị có một lúc nào thật vui không?- Đột nhiên tôi hỏi. - Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no… _ (Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, sách Ngữ văn 12 tập hai, tr 75-76, chương trình chuẩn, Nxb Giáo dục 2019). . Cảm nhận của anh/chị về tính cách và phẩm chất của nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét ngắn gọn về giá trị nhân đạo của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

2 đáp án
103 lượt xem

Đọc văn bản sau: _ Điều cô chưa nói . Trời đã không mưa cho tới buổi chiều nay Các em đẹp bất ngờ buổi sáng ngày bế giảng Cái khoảnh khắc em cầm sen tạo dáng Thướt tha áo dài điệu múa ở đằng xa Sau sân trường này sẽ là những ngã ba Các em phải đi và tự mình chọn lựa Lắm chông gai và cũng nhiều lời hứa Cám dỗ em, em phải biết giữ mình Đời người tránh sao được những phút “chùng chình” Ai cũng có một “bến quê” để lãng quên rồi mơ ước Mong em bình tâm trước những điều mất được Và bền gan đi đến cuối hành trình Trái tim em thao thức một mối tình Mối tình nói hay mối tình chưa ngỏ Những hạnh phúc ngọt ngào hay phút giây lầm lỡ Những nỗi nhớ không lời, những cảm xúc không tên Và giấc mơ theo điệu múa cháy lên Cô ở lại, cánh chim bay đi nhé Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em . ( “Điều cô chưa nói”- Hà Thị Hạnh, Trích Văn học và Tuổi trẻ, số 5+ 6 năm 2014, tr 64 ) . Thực hiện các yêu cầu sau đây: Câu 1: Bài thơ là lời của ai, nói với ai? Câu 2: Vẻ đẹp của “em” trong ngày bế giảng hiện lên qua những hình ảnh nào? Câu 3: Tác giả muốn gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ: _ "Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em" _ Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong câu thơ “Sau sân trường này sẽ là những ngã ba/ Các em phải đi và tự mình chọn lựa” không? Vì sao?

2 đáp án
113 lượt xem

I. Đọc hiểu ( 3 điểm) Đọc đoạn trích Trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh Covid-19, lực lượng hỗ trợ y tế, lực lượng kiểm soát dịch bệnh luôn phải căng mình từng ngày để làm việc bởi tình trạng thiếu người. Trước những khó khăn đó, hàng nghìn sinh viên y khoa năm cuối, cùng nhiều cán bộ về hưu của ngành Y tế khắp cả nước đã tình nguyện xung phong tham gia góp sức vào cuộc chiến chống dịch. Trường Đại học Y Hà Nội có gần 130 sinh viên năm cuối làm đơn đăng ký tham gia tình nguyện tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội. Những lá đơn các sinh viên viết bằng tay thể hiện đầy quyết tâm mong muốn tham gia chống dịch đã được gửi tới nhà trường từ tháng 2/2020, khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nội dung những lá đơn tuy ngắn gọn, nhưng đã thể hiện ý chí quyết tâm chống dịch:“Chúng tôi hiểu rằng dịch Covid-19 rất nguy hiểm và khó kiểm soát. Chúng tôi sẵn sàng tình nguyện tham gia chống dịch Covid-19 để san sẻ gánh nặng với đồng nghiệp và đất nước…”. Không chỉ có những lá đơn xung phong của các bạn sinh viên ngành Y, mà những ngày gần đây, lá thư xin ra thực hiện chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của cô giáo trẻ Đoàn Thị Hồng Lương (Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, TP. Hải Phòng) đã khiến nhiều người xúc động. Trong lá thư “xin ra trận”, cô giáo Hồng Lương bày tỏ: “Hình ảnh các bác cựu chiến binh ngày đêm trực chốt tại các tổ dân phố, các bạn sinh viên căng mình ra sức hỗ trợ tại các khu cách ly tập trung... khiến cho tôi, một đoàn viên thanh niên có sức khỏe, sức trẻ, rất băn khoăn, trăn trở muốn đóng góp sức mình vào công tác phòng chống dịch tại địa phương”. Cô giáo Hồng Lương cũng đã nhận được sự ủng hộ của gia đình để ra làm nhiệm vụ ở chốt chống dịch. Ngọn lửa tình nguyện không chỉ rực cháy nơi tuổi trẻ, khi đất nước cần, những y bác sĩ dù đã ở độ tuổi nghỉ hưu, thay vì ở nhà tránh dịch cùng gia đình vẫn sẵn sàng tình nguyện nhận nhiệm vụ. Bởi với họ, giờ đây mong muốn lớn nhất là được sống vì cộng đồng, xã hội, được cống hiến cho đời, còn sức là còn cống hiến. (Nguồn http://baodantoc.vn/nhung-nguoi-dan-than-vi-cong-dong) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Những lực lượng nào tham gia góp sức vào cuộc chiến chống dịch được thể hiện trong đoạn trích.? Câu 2. Trong đoạn trích, tại sao bức thư của cô giáo trẻ Đoàn Thị Hồng Lương (Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, TP. Hải Phòng) đã khiến nhiều người xúc động? Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về hình ảnh: Ngọn lửa tình nguyện? Câu 4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất từ đoạn trích là gì? Vì sao? II. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc được sống vì cộng đồng, xã hội, được cống hiến cho đời, còn sức là còn cống hiến.

1 đáp án
108 lượt xem

PHẦN I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 ĐIỂM) Đọc đoạn trích: Con ơi, bố về thăm Hà Tĩnh quê ta, Bố kề con nghe về ngã ba Đồng Lộc... Các ngã ba khác trên đời làm bảng nước, bằng sông, bằng thuỷ triểều lên xuống, Hay bằng đá, bằng đất Bảng xi măng cốt sắt Bảng vôi trắng, gạch nâu Bảng đèn xanh đèn đỏ đủ màu Hay bằng những sự chênh vênh vấp ngã, Nhưng ngã ba Đồng Lộc làm bằng xương máu. Khi con về quê con nhớ viếng thăm Mộ mười cô kể bên đường đỏ. Các cô như còn đứng đó Chờ lấp hố bom Đường thông xe các cô mới đi nằm. Các cô để lại tuổi thanh niên Mười chín, hai mươi, hăm hai tuổi Cho đất nước, quê hương Hồn trong như suối, Bình minh đời sáng rực vừng dương... (Trích, Ngã ba Đồng Lộc, Huy Cận, Trường Sơn - đường khát vọng, NXB Chính trị quốc gia, 2009) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Chỉ ra điểm đặc biệt của ngã ba Đồng Lộc được nhắc đến trong đoạn trích. Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về những cô gái thanh niên xung phong nơi ngã ba Đồng Lộc? Hồn trong như suối, Bình minh đời sáng rực vừng dương... Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của người cha khi kể về ngã ba Đồng Lộc được thể hiện trong đoạn trích.

2 đáp án
111 lượt xem

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: “Tự trọng” có nghĩa là biết coi trọng mình, nhưng không phải theo nghĩa vị kỷ (chỉ biết đến danh lợi của bản thân mình) mà là coi trọng phẩm giá/đạo đức của mình. Một người có tự trọng hay không cũng thường được thể hiện qua câu trả lời hay qua hành xử của anh ta qua những câu trả lời như: “Điều gì khiến tôi sợ hãi/xấu hổ?”, “Điều gì khiến tôi tự hào/hạnh phúc?”… Người tự trọng tất nhiên sẽ biết sợ sự trừng phạt của nhà nước, nếu làm trái pháp luật và sự điều tiếng dư luận của xã hội, nếu làm trái với luân thường, lẽ phải. Nhưng đó chưa phải là điều đáng sợ nhất đối với họ. Điều đáng sợ nhất đối với một người tự trọng là sự giày vò bản thân khi làm những chuyện đi ngược với lương tri của mình, phản bội lại lẽ sống, giá trị sống, nguyên tắc sống mà mình theo đuổi và có cảm giác đánh mất chính mình. Nói cách khác, đối với người tự trọng, có đạo đức, “toà án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” hay “tòa án dư luận”. Người tự trọng thường đối diện với lương tri và phẩm giá bản thân, đối diện với “con người bên trong” của mình để hành động hơn là đối diện với sự răn đe của luật pháp hay sự phán xét của dư luận bên ngoài. Do đó, họ sẽ khó có thể làm việc xấu, việc sai ngay cả khi việc xấu, việc sai đó rất có lợi cho mình và nếu có làm thì cũng không sao cả, vì việc xấu việc sai đó đã trở nên phổ biến và bình thường với mọi người. Người tự trọng có hạnh phúc, có tự hào khi được sự ghi nhận, mến trọng hay ngưỡng mộ của người khác dành cho mình không? Câu trả lời đương nhiên là có, rất hạnh phúc, rất tự hào. Nhưng đó chưa phải là hạnh phúc lớn nhất. Niềm hạnh phúc lớn nhất đối với họ là niềm tự hào sâu kín và riêng tư từ bên trong con người của họ về những việc mà họ làm, về những điều mà họ theo đuổi. Chính vì được dẫn dắt bởi nội tại của bản thân hơn là bị chi phối từ bên ngoài, người tự trọng thường rất tự do và tự trị khi hành động. (Trích Đúng việc, Giản Tư Trung, NXB Tri thức, 2016, tr. 27-28) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0.5 điểm) Phong cách ngôn ngữ : Chính luận Câu 2. Theo tác giả, người tự trọng có những biểu hiện nào? (0.5 điểm) Theo tác giả người tự trọng có những biểu hiện : Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định: đối với người có tự trọng, có đạo đức, “tòa án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” hay “tòa án dư luận”? (1.0 điểm) Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: Niềm hạnh phúc lớn nhất đối với họ (người có lòng tự trọng) là niềm tự hào sâu kín và riêng tư từ bên trong con người của họ về những việc mà họ làm, về những điều mà họ theo đuổi không? Vì sao? (1.0 điểm)

2 đáp án
121 lượt xem

Tôi đã nghe nhịp thở của Tổ Quốc tôi Nặng trĩu lo âu, căng mình chống dịch Tôi đã nghe những bàn chân tưởng như đến đích Bỗng chốc lại xa vời... Tôi kính trọng vô cùng những đồng nghiệp của tôi Giọt mồ hôi thấm vết buộc khẩu trang chằng chịt Phòng áp lực âm, áo choàng, kính đeo, kín mít Họ là niềm tin cho mỗi bệnh nhân trong cuộc chiến sống còn... Tôi đã nghe suốt dải biên cương, lối mở, đường mòn Trên mỗi điểm cách ly là dấu chân người lính Họ giữ cho đất nước yên bình, không hề suy tính Cơm vắt, ngủ vùi, lều bạt, phong sương... …. Tôi đã thấy Tổ Quốc mình thao thức Hơn chín mươi triệu con tim cùng nhịp đập kết đoàn Phát hiện, cách ly không để dịch lây lan Trên dưới một lòng như là con một Mẹ Tôi đã thấy Nhiều tấm gương tuổi trẻ Cùng cả nước chung tay bằng những việc đang làm Bởi dòng máu trong người mang hai tiếng Việt Nam Xin hãy giữ niềm tự hào và tình yêu như thế! (Trích Dòng máu Việt Nam - Phan Dương) Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2: Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự căng mình chống dịch của Tổ Quốc? Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép điệp cấu trúc được sử dụng trong văn bản? Câu 4: Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với anh /chị? Vì sao?

1 đáp án
49 lượt xem

Tôi đã nghe nhịp thở của Tổ Quốc tôi Nặng trĩu lo âu, căng mình chống dịch Tôi đã nghe những bàn chân tưởng như đến đích Bỗng chốc lại xa vời... Tôi kính trọng vô cùng những đồng nghiệp của tôi Giọt mồ hôi thấm vết buộc khẩu trang chằng chịt Phòng áp lực âm, áo choàng, kính đeo, kín mít Họ là niềm tin cho mỗi bệnh nhân trong cuộc chiến sống còn... Tôi đã nghe suốt dải biên cương, lối mở, đường mòn Trên mỗi điểm cách ly là dấu chân người lính Họ giữ cho đất nước yên bình, không hề suy tính Cơm vắt, ngủ vùi, lều bạt, phong sương... …. Tôi đã thấy Tổ Quốc mình thao thức Hơn chín mươi triệu con tim cùng nhịp đập kết đoàn Phát hiện, cách ly không để dịch lây lan Trên dưới một lòng như là con một Mẹ Tôi đã thấy Nhiều tấm gương tuổi trẻ Cùng cả nước chung tay bằng những việc đang làm Bởi dòng máu trong người mang hai tiếng Việt Nam Xin hãy giữ niềm tự hào và tình yêu như thế! (Trích Dòng máu Việt Nam - Phan Dương) Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2: Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự căng mình chống dịch của Tổ Quốc? Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép điệp cấu trúc được sử dụng trong văn bản? Câu 4: Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với anh /chị? Vì sao?

2 đáp án
28 lượt xem

I. Đọc hiểu ( 3 điểm) Đọc đoạn trích Trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh Covid-19, lực lượng hỗ trợ y tế, lực lượng kiểm soát dịch bệnh luôn phải căng mình từng ngày để làm việc bởi tình trạng thiếu người. Trước những khó khăn đó, hàng nghìn sinh viên y khoa năm cuối, cùng nhiều cán bộ về hưu của ngành Y tế khắp cả nước đã tình nguyện xung phong tham gia góp sức vào cuộc chiến chống dịch. Trường Đại học Y Hà Nội có gần 130 sinh viên năm cuối làm đơn đăng ký tham gia tình nguyện tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội. Những lá đơn các sinh viên viết bằng tay thể hiện đầy quyết tâm mong muốn tham gia chống dịch đã được gửi tới nhà trường từ tháng 2/2020, khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nội dung những lá đơn tuy ngắn gọn, nhưng đã thể hiện ý chí quyết tâm chống dịch:“Chúng tôi hiểu rằng dịch Covid-19 rất nguy hiểm và khó kiểm soát. Chúng tôi sẵn sàng tình nguyện tham gia chống dịch Covid-19 để san sẻ gánh nặng với đồng nghiệp và đất nước…”. Không chỉ có những lá đơn xung phong của các bạn sinh viên ngành Y, mà những ngày gần đây, lá thư xin ra thực hiện chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của cô giáo trẻ Đoàn Thị Hồng Lương (Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, TP. Hải Phòng) đã khiến nhiều người xúc động. Trong lá thư “xin ra trận”, cô giáo Hồng Lương bày tỏ: “Hình ảnh các bác cựu chiến binh ngày đêm trực chốt tại các tổ dân phố, các bạn sinh viên căng mình ra sức hỗ trợ tại các khu cách ly tập trung... khiến cho tôi, một đoàn viên thanh niên có sức khỏe, sức trẻ, rất băn khoăn, trăn trở muốn đóng góp sức mình vào công tác phòng chống dịch tại địa phương”. Cô giáo Hồng Lương cũng đã nhận được sự ủng hộ của gia đình để ra làm nhiệm vụ ở chốt chống dịch. Ngọn lửa tình nguyện không chỉ rực cháy nơi tuổi trẻ, khi đất nước cần, những y bác sĩ dù đã ở độ tuổi nghỉ hưu, thay vì ở nhà tránh dịch cùng gia đình vẫn sẵn sàng tình nguyện nhận nhiệm vụ. Bởi với họ, giờ đây mong muốn lớn nhất là được sống vì cộng đồng, xã hội, được cống hiến cho đời, còn sức là còn cống hiến. (Nguồn http://baodantoc.vn/nhung-nguoi-dan-than-vi-cong-dong) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Những lực lượng nào tham gia góp sức vào cuộc chiến chống dịch được thể hiện trong đoạn trích.? Câu 2. Trong đoạn trích, tại sao bức thư của cô giáo trẻ Đoàn Thị Hồng Lương (Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, TP. Hải Phòng) đã khiến nhiều người xúc động? Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về hình ảnh: Ngọn lửa tình nguyện? Câu 4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất từ đoạn trích là gì? Vì sao? Giúp em với, vote 5* luôn ạ

2 đáp án
30 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình chỉ vì họ sợ bị thất bại. Họ không muốn thử sức mình với các kỳ thi quốc gia vì họ không tin rằng họ sẽ chiến thắng. Họ sợ phải nhận những bức thư từ chối, nên họ không nộp đơn xin việc ở nước ngoài. Họ ngại tham gia khóa học để cải thiện một kỹ năng còn yếu vì lo sợ phải đối mặt với những sự chế giễu. Nhưng nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang. “Có chắc không?”là câu hỏi khiến chúng ta cảm thấy bất ổn khi có ý muốn thoát ra khỏi vùng an toàn. “Chắc hẳn mà” là câu trả lời mà chúng ta luôn muốn nghe. Chúng ta muốn chắc chắn sẽ nhận được học bổng khi đăng ký, chúng ta muốn chắc chắn sẽ không bị hổ vồ khi đi thám hiểm Safari, chúng ta muốn chắc chắn rằng người mà chúng ta chọn là vợ hay chồng sẽ ở với chúng ta mãi mãi. Nhưng có gì trên thế giới này mà không có độ rủi ro nhất định? Sự rủi ro có thể đến với từng người trong chúng ta bất kỳ lúc nào. Rủi ro có thể đến với bạn ngay trong khi bạn chấp nhận làm bất cứ việc gì. Để chắc chắn rằng rủi ro không đến với mình, việc duy nhất bạn có thể làm là không làm gì cả, nằm trên giường và… mơ về những thứ mà bạn không dám làm trong thế giới thật. Nhưng bạn có dám chắc là trong cơn mơ, bạn sẽ không bị giật mình và ngã xuống đất? Nếu rủi ro có thể ập đến với bạn cả khi bạn đang mơ, vậy tại sao bạn lại không dám ra ngoài và dám biến những ước mơ của bạn trở thành hiện thực? (Trích Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới; Hồ Thu Hương, Nguyễn Phan Linh, Phạm Anh Đức, NXB Thế giới; 2016; trang 147 – 148) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2.Theo tác giả, vì sao có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình? Câu 3.Anh/chị có đồng tình với quan niệm: nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang? Vì sao? Câu 4.Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là vùng an toàn? Với những người đang ở trong vùng an toàn, theo anh/chị cách nào có thể giúp họ bước ra khỏi vùng an toàn đó? Nếu ít nhất 02 cách.

2 đáp án
128 lượt xem