“Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào ...mùi gây của xác người ". Và " Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống ...và lá cờ đỏ bay phấp phới ". Anh/ chị hãy phân tích hai đoạn văn trên , từ đó nhận xét về cách kết thúc truyện của nhà văn . YÊU CẦU: LẬP DÀN Ý CHI TIẾT CHO THÂN BÀI VÀ VIẾT MỞ BÀI, KẾT BÀI HOÀN CHỈNH

2 câu trả lời

A. Mở bài

Chắc chắn ai trong chúng ta cũng từng nghe đến nạn đói năm 1945 - đói quay đói quắt, khiến cho không biết bao nhiêu người đã phải chết. Nghe đến nạn đói năm đói không khỏi rùng mình và Kim Lân đã miêu tả nạn đói đó theo một cách rất riêng của nhà văn. Truyện ngắn "Vợ nhặt" thực ra là một chương trong tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" (1946). Tác phẩm được viết ngay sau CMT8 1945 nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau ngày hòa bình 1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết tiếp truyện ngắn này. Qua hai đoạn trích tác giả đã khắc họa phần nào được nạn đói và mong muốn của người dân lúc đó.

B. Thân bài

1. Tóm tắt truyện 

2. Khái quát nội dung chính

3. Phân tích

- Câu chuyện đã hiện lên đượm màu sắc tang thương tử khí: "Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người"

- Bức tranh quê hiện lên một màu tang tóc, ảm đảm không còn hình ành với những cánh đồng lúa bát ngát, mênh mông,...

- Tác giả thể hiện rất rõ hiện thực của đất nước lúc bấy giờ, cái đói khiến cho cả đất nước kiệt quệ. 

- Cái đói đã đè nặng lên vai mỗi người; ngay cả bọn trẻ – những đứa bé hồn nhiên, vô tư nhất cũng mất đi sự tự nhiên, ngây thơ của mình, chúng ủ rũ, không buồn nhúc nhích…

- Hình ảnh cuối cùng hiện lên là những người nông dân trên đê Sộp cùng nhau đi phá kho thóc. Đây thể hiện một mong muốn đơn thuần của những người đang đứng trước cửa tử của cái đói.

- Đó là hình ảnh không hề ngẫu nhiên chút nào, được nhà văn chuẩn bị từ trước.

- Trước mắt người đọc lúc này, sự sống trở thành mục đích chung của mỗi người; họ đấu tranh, đoạn tuyệt dứt khoát với cái chết. Và chắc chắn, mẹ con Tràng sẽ tiếp nối dòng người kia, giành sự sống cho mình.

- Đây là một cái kết mở nhưng lại phần nào nêu lên được giá trị nhân đạo của tác giả đối với các nhân vật, đối với những con người khốn khổ.

C. Kết bài

Kim Lân bày tỏ thiện cảm sâu sắc với những người nghèo khổ, nhưng giàu lòng nhân ái. Ông luôn khẳng định cái đói khát, chết chóc không thể giết chết niềm tin vào cuộc sống, Năm tháng qua đi, còn mãi với thời gian là chất nhân văn cao cả của một nghệ sĩ nhân đạo.

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, yêu cầu đê:* Triển khai thân bài:a. Cảm nhận đoạn đầu:- Hoàn cảnh nảy sinh nạn đói: 1940 Nhật xâm lăng đông dương, nước ta chịu hai tầng xiềng xích Pháp – Nhật, dân ta lâm vào nạn nói khủng khiếp cướp đi hơn hai triệu đồng bào từ Quảng trị đến Bắc kỳ.- Cái đói làm cho cảnh vật sơ xác, tiêu điều: Người sống (d/c); Người chết (dc); không khí, âm thanh (dc)=> Nhận xét giá trị hiện thực của đoạn trích.b. Cảm nhận đoạn kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt: - Bữa ăn ngày đói thật thảm hại, cả ba người ăn vẫn ngon lành.- Trong bữa ăn họ bàn về cảnh người đói đi phá kho thóc của Nhật- Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng, cả hai đều là những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ.Nhận xét:- Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: trân trọng niềm khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao động nghèo; niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng.- Hình ảnh dùng để kết thúc truyện là triển vọng sáng sủa của hiện thực tăm tối, đó là tương lai đang nảy sinh trong hiện tại, vì thế nó quyết định đến âm hưởng lạc quan chung của câu chuyện.* Nhận xét hai đoạn văn :- Giá trị hiện thực- Giá trị nhân đạo- Sự chuyển biến từ cuộc sống nghèo đói, chết chóc sang cuộc sống có niềm tin hy vọng vào tương lai.*Kết bài:

Câu hỏi trong lớp Xem thêm