I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: “Tự trọng” có nghĩa là biết coi trọng mình, nhưng không phải theo nghĩa vị kỷ (chỉ biết đến danh lợi của bản thân mình) mà là coi trọng phẩm giá/đạo đức của mình. Một người có tự trọng hay không cũng thường được thể hiện qua câu trả lời hay qua hành xử của anh ta qua những câu trả lời như: “Điều gì khiến tôi sợ hãi/xấu hổ?”, “Điều gì khiến tôi tự hào/hạnh phúc?”… Người tự trọng tất nhiên sẽ biết sợ sự trừng phạt của nhà nước, nếu làm trái pháp luật và sự điều tiếng dư luận của xã hội, nếu làm trái với luân thường, lẽ phải. Nhưng đó chưa phải là điều đáng sợ nhất đối với họ. Điều đáng sợ nhất đối với một người tự trọng là sự giày vò bản thân khi làm những chuyện đi ngược với lương tri của mình, phản bội lại lẽ sống, giá trị sống, nguyên tắc sống mà mình theo đuổi và có cảm giác đánh mất chính mình. Nói cách khác, đối với người tự trọng, có đạo đức, “toà án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” hay “tòa án dư luận”. Người tự trọng thường đối diện với lương tri và phẩm giá bản thân, đối diện với “con người bên trong” của mình để hành động hơn là đối diện với sự răn đe của luật pháp hay sự phán xét của dư luận bên ngoài. Do đó, họ sẽ khó có thể làm việc xấu, việc sai ngay cả khi việc xấu, việc sai đó rất có lợi cho mình và nếu có làm thì cũng không sao cả, vì việc xấu việc sai đó đã trở nên phổ biến và bình thường với mọi người. Người tự trọng có hạnh phúc, có tự hào khi được sự ghi nhận, mến trọng hay ngưỡng mộ của người khác dành cho mình không? Câu trả lời đương nhiên là có, rất hạnh phúc, rất tự hào. Nhưng đó chưa phải là hạnh phúc lớn nhất. Niềm hạnh phúc lớn nhất đối với họ là niềm tự hào sâu kín và riêng tư từ bên trong con người của họ về những việc mà họ làm, về những điều mà họ theo đuổi. Chính vì được dẫn dắt bởi nội tại của bản thân hơn là bị chi phối từ bên ngoài, người tự trọng thường rất tự do và tự trị khi hành động. (Trích Đúng việc, Giản Tư Trung, NXB Tri thức, 2016, tr. 27-28) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0.5 điểm) Phong cách ngôn ngữ : Chính luận Câu 2. Theo tác giả, người tự trọng có những biểu hiện nào? (0.5 điểm) Theo tác giả người tự trọng có những biểu hiện : Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định: đối với người có tự trọng, có đạo đức, “tòa án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” hay “tòa án dư luận”? (1.0 điểm) Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: Niềm hạnh phúc lớn nhất đối với họ (người có lòng tự trọng) là niềm tự hào sâu kín và riêng tư từ bên trong con người của họ về những việc mà họ làm, về những điều mà họ theo đuổi không? Vì sao? (1.0 điểm)

2 câu trả lời

Câu 1: chính luận

Câu 2: Đó là qua câu trả lời hay qua hành xử của anh ta qua những câu trả lời như: “Điều gì khiến tôi sợ hãi/xấu hổ?”, “Điều gì khiến tôi tự hào/hạnh phúc?”, 

Câu 3: NHận định đó khẳng định rằng người tự trọng là người sống đạo đức. Họ tự ý thức mình mạnh mẽ và bị chi phối bởi đạo đức, bởi lương tâm. Với người tự trọng, tào án dư luận, tòa án nhà nước chỉ có thể là yếu tố bên ngoài. Tòa án lương tâm, sự tự ý thức của họ mới là điều mạnh mẽ nhất giúp họ nhận ra cái sai của mình và sửa đổi. 

câu 4:

Em có đồng ý. Vì niềm hạnh phúc ở mỗi chúng ta là do ta tự quyết định. Nhưng với người có lòng tự trọng thì họ không bao giờ muốn phơi bày tất cả những gì mình làm, mình theo đuổi. Vì với họ, nếu luôn phơi bày, nói ra, thể hiện ra, thì việc làm của họ có thể sẽ không còn đơn giản là sự xuất phát từ thái độ chân thành, tích cực mà sẽ là sự tính toán, thực dụng. Hanh phúc với người tự trọng là chân thành, là sự nỗ lực cố gắng chứ không ba hoa, thể hiện là vì thế!

Câu 1 :

Phong cách ngôn ngữ của văn bản : Chính luận

Câu 2 :

Theo tác giả, người tự trọng có những biểu hiện :

+) Biết coi trọng phẩm giá đạo đức của mình

+) Thể hiện qua câu trả lời hay qua hành xử của anh ta qua những câu trả lời như: “Điều gì khiến tôi sợ hãi/xấu hổ?”, “Điều gì khiến tôi tự hào/hạnh phúc?”...

+) Sợ sự trừng phạt của nhà nước, sợ dư luận, sợ toàn án lương tâm.

+) Không muốn làm điều xấu

+) Sẵn sàng làm điều tốt mà không cần được ai ghi nhận

Câu 3 :

Em hiều nhận định : Đối với người có tự trọng, có đạo đức, “tòa án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước”  hay “tòa án dư luận”như sau : 

- Toàn án lương tâm là sự lên án của lương tri về những việc làm sai trái của bản thân. Nó khiến con người bị dằn vặt về những điều mình làm trái với lương tri,đạo lý. Nó khiến con người không có cảm giác thanh thản.

- Tòa án lương tâm tuy vô hình nhưng nó là tiếng nói mạnh mẽ từ bên trong con người. Nó có thể không khiến con người phải chịu những trừng phạt hữu hình nhưng có thể khiến con người suốt đời phải chịu cảm giác tội lỗi .

Câu 4:

Có đồng ý với quan niệm của tác giả : "Niềm hạnh phúc lớn nhất đối với họ (người có lòng tự trọng) là niềm tự hào sâu kín và riêng tư từ bên trong con người của họ về những việc mà họ làm, về những điều mà họ theo đuổi không ?" vì :

-  Những việc họ làm đều phù hợp với các chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức.

- Họ được hành động theo ý muốn của mình, không bị người khác chi phối.

-  Họ có được trạng thái an yên, vui vẻ, thoải mái do cách sống chủ động không lệ thuộc

Câu hỏi trong lớp Xem thêm