• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Làm giúp mình đề này nhé! Mình cảm ơn rất nhiều! Đề 13 Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi Virus Corona là một nhóm loại virus gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của các loại động có vú, bao gồm cả con người. Các loài virus Corona gây ra các triệu chứng đa dạng từ nhẹ đến nặng như cảm lạnh thông thường, mệt mỏi, viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) và cũng có thể ảnh hưởng đến cả đường tiêu hóa. Các chủng khác nhau của virus Corona ở người gây nên các triệu chứng nghiêm trọng và có khả năng lây lan nhanh như MERS-CoV gây nên Hội chứng hộ hấp Trung Đông (MERS), hay SARS-CoV gây nên Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). Vào tháng 12/2019, một chủng virus mới được gọi tên là COVID-19 (trước đó được kí hiệu là 2019-nCoV) đã gây ra đợt bùng phát dịch được phát hiện đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và kể từ đó lan rộng ra toàn cầu. …Thông thường, sự lây lan giữa người và người xảy ra khi có tiếp xúc gần (khoảng 2m). Sự lây lan từ người sang người được cho rằng phần lớn diễn ra qua các giọt bắn được tạo ra khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, tương tự như cách bệnh cúm và các mầm bệnh đường hô hấp khác lây lan. Những giọt bắn này có thể rơi vào miệng hoặc mũi của những người ở gần hoặc có thể được hít vào phổi. (Dẫn theo https://www.fvhospital.com/) Câu 1: Xác định PTBĐ và PHCNN của văn bản Câu 2: Nội dung văn bản nói về điều gì? Câu 3: Xác định biện pháp tu từ và nêu hiệu quả của chúng trong câu sau: “Các loài virus Corona gây ra các triệu chứng đa dạng từ nhẹ đến nặng như cảm lạnh thông thường, mệt mỏi, viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) và cũng có thể ảnh hưởng đến cả đường tiêu hóa” Câu 4: Theo tác giả, Covid-19 lây lan như thế nào?

2 đáp án
22 lượt xem

LẬP DÀN Ý GIÚP E VỚI Ạ Anh/ chị phân tích hình tượng sông Đà ở đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét phong cách tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. ... Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân giời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung tít lên như tuyếc-bin thủy điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xóa càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, nhưng chính là hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng mới đánh khuýp quật vu hồi lại. Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba là phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt thuyền trưởng cùng tất cả thủy thủ ngay ở chân thác. Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. .. (Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân)

1 đáp án
412 lượt xem
1 đáp án
109 lượt xem

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ. Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp. Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà, một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười lăm năm chả có điều tiếng gì. Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi: “Bác chịu được tính nó thì con cũng phục thật đấy”. Bà cải chính: “Đúng là tôi có phần phải chịu nó nhưng nó cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa”… […] Năm ngoái khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học tập. Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng: “Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi”. Tôi cười: “Lại khó đến thế sao”? Bà cụ nói: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao. Anh có học được không”? À, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.” (Trích Nếp nhà – Nguyễn Khải, dẫn theo Tuyển tập Nguyễn Khải, tập III, NXB Văn học, 1996) Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2 : Nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 3 : Cuộc sống của gia đình “bà cô tôi” có gì đặc biệt? Anh (chị) nhận xét như thế nào về “nếp nhà” ấy?

2 đáp án
127 lượt xem

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Tôi tự cho mình là một người dám chấp nhận thất bại (...) Tôi nộp hồ sơ xin việc ở nhiều nơi, và trong suốt 6 tháng trời, tôi chỉ nhận được hết cái lắc đầu này tới cái lắc đầu khác. Lại một thất bại nữa. Sự thất bại trong việc tìm việc làm tốt và lương cao khiến tôi nhận ra tôi cần phải làm tốt hơn nữa. Tôi đã dành một năm tự học và xin học bổng. Thời kỳ này áp lực lớn tới mức tóc trên đầu tôi rụng từng mảng. Tôi cao 1m74, và khi đó tôi chỉ nặng hơn 50 kg một chút. Nhưng nỗ lực của tôi cuối cùng không uổng. Tôi được nhận học bổng của viện Harvard Yenching tại trường Đại học Harvard và được nhận vào học tại Đại học Tổng hợp Texas tại Austin. Năm 24 tuổi, tôi bắt đầu qua Mỹ học tiến sĩ Kinh tế. Gần 6 năm học tiến sĩ là một thời kỳ gian khổ, đặc biệt là trong giai đoạn làm luận án. (...) Năm 2010, tôi về Việt Nam và bắt đầu làm việc cho một Quỹ đầu tư lớn nhất nhì Việt Nam trên cương vị cố vấn kinh tế cao cấp. Nhiều người ngăn cản quyết định này. Nhiều người cho tôi là ngu ngốc. Và quả thật, tôi bị sa thải chỉ sau 3 tuần làm việc ở tập đoàn này.(...) Lần này nặng hơn vì tôi đã 33 tuổi. Nhưng chính nhờ thất bại này, sự nghiệp của tôi rẽ sang một lối đi mới. Tôi tham gia cùng các bạn bè thân hữu của mình xây dựng công ty tài chính TNK Capital, giờ là một công ty tư vấn tài chính uy tín ở Việt Nam. Từ công ty này, chúng tôi lập ra Ismart Education, một công ty tiên phong ở Việt Nam trong lĩnh vực giải pháp giáo dục số, và đầu tư vào Học viện Giáo dục Hoa Kỳ, là công ty sở hữu trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ. Đó cũng là lý do mà tôi đứng trước các bạn ngày hôm nay với tư cách Chủ tịch của trường. Những thất bại mà tôi gặp phải trong 20 năm qua có thể chưa phải là những thất bại lớn. Tôi có thể sẽ còn gặp thêm nhiều thất bại nữa trong những năm tới. Nhưng mỗi khi thất bại, tôi lại thấy mình trưởng thành hơn và quyết tâm hơn. Ngày hôm nay các bạn ra trường, cũng giống như tôi ra trường hồi 15 năm trước. Dù học giỏi tới đâu, hành trang lập nghiệp của các bạn cũng giống như tôi ngày đó, vẫn còn nghèo nàn lắm. Các bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, và sẽ có nhiều thất bại. Có những thất bại sẽ làm các bạn bật khóc. Có những thất bại sẽ làm các bạn không thể khóc thành lời. Có những thất bại sẽ làm các bạn mất niềm tin và gục ngã. Có những thất bại thậm chí làm các bạn đau đến mức ước như mình chưa bao giờ được sinh ra. Trong những giờ phút ấy, hãy nhớ rằng ai cũng sẽ phải trải qua những thử thách tương tự. Cái gì không giết chết được chúng ta thì sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn. (...) (Trích Bài diễn văn gây chấn động cộng đồng mạng của Tiến sỹ Trần Vinh Dự; nguồn batdongsanexpress.vn) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Hãy đặt nhan đề cho văn bản. Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ cú pháp chính trong những câu sau: Có những thất bại sẽ làm các bạn bật khóc. Có những thất bại sẽ làm các bạn không thể khóc thành lời. Có những thất bại sẽ làm các bạn mất niềm tin và gục ngã. Có những thất bại thậm chí làm các bạn đau đến mức ước như mình chưa bao giờ được sinh ra.

1 đáp án
99 lượt xem

Làm giúp mình đề này nhé! Mình cảm ơn rất nhiều! Đề 13 Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi Virus Corona là một nhóm loại virus gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của các loại động có vú, bao gồm cả con người. Các loài virus Corona gây ra các triệu chứng đa dạng từ nhẹ đến nặng như cảm lạnh thông thường, mệt mỏi, viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) và cũng có thể ảnh hưởng đến cả đường tiêu hóa. Các chủng khác nhau của virus Corona ở người gây nên các triệu chứng nghiêm trọng và có khả năng lây lan nhanh như MERS-CoV gây nên Hội chứng hộ hấp Trung Đông (MERS), hay SARS-CoV gây nên Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). Vào tháng 12/2019, một chủng virus mới được gọi tên là COVID-19 (trước đó được kí hiệu là 2019-nCoV) đã gây ra đợt bùng phát dịch được phát hiện đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và kể từ đó lan rộng ra toàn cầu. …Thông thường, sự lây lan giữa người và người xảy ra khi có tiếp xúc gần (khoảng 2m). Sự lây lan từ người sang người được cho rằng phần lớn diễn ra qua các giọt bắn được tạo ra khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, tương tự như cách bệnh cúm và các mầm bệnh đường hô hấp khác lây lan. Những giọt bắn này có thể rơi vào miệng hoặc mũi của những người ở gần hoặc có thể được hít vào phổi. (Dẫn theo https://www.fvhospital.com/) Câu 1: Xác định PTBĐ và PHCNN của văn bản Câu 2: Nội dung văn bản nói về điều gì? Câu 3: Xác định biện pháp tu từ và nêu hiệu quả của chúng trong câu sau: “Các loài virus Corona gây ra các triệu chứng đa dạng từ nhẹ đến nặng như cảm lạnh thông thường, mệt mỏi, viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) và cũng có thể ảnh hưởng đến cả đường tiêu hóa” Câu 4: Theo tác giả, Covid-19 lây lan như thế nào?

2 đáp án
23 lượt xem

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi Đất nước ở trong tim Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em Nhưng làm được những điều phi thường lắm Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào. Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy. (….) Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa “Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại” Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên. Từ mái trường này em sẽ lớn lên Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim. Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam! - Chu Ngọc Thanh – đăng trên báo Thanh niên số ra ngày 18/02/2020 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. 2.Chỉ ra những từ ngữ trong đoạn trích diễn tả hành động tích cực của nhân dân dân đất nước mình trước dịch bệnh hiểm nguy ngày càng lan rộng. 3.Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ “Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em /Nhưng làm được những điều phi thường lắm” 4.Anh/Chị hãy nhận xét về phẩm chất người Việt trong dịch bệnh Covid–19 được tác giả gợi lên trong đoạn trích.

2 đáp án
34 lượt xem

ọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: ... Thế nhưng không biết tự bao giờ đã hình thành cả một thứ “văn hóa” chối tội, trốn lỗi. Bắt đầu thấp thoáng có vẻ như có chuyện ư? Phải bịt đầu mối cho nhanh. Khi đã bung ra ai cũng biết ư? Hãy lấp liếm làm mờ làm nhòe mọi chuyện. Khi một cây cầu hay một ngôi nhà bị sập thì việc đầu tiên của những người bảo vệ là cấm không cho các nhà báo tiếp cận hoặc quay phim. Những người phụ trách nông nghiệp không muốn báo cáo rằng khu vực mình đang có dịch bệnh. Cô giáo không thích báo cáo lên phòng và sở giáo dục về việc trong lớp mình học sinh đánh nhau hay có hiện tượng quay cóp,... Sự tự vệ kiểu này đang hiện ra với tất cả sự khôn ngoan tế nhị chỉ có ở con người hiện đại. Khi nghe có một sự cố nào đó, cái mà dư luận chờ đợi chỉ là mọi việc được mang ra thanh thiên bạch nhật phân tích để có sự phán xét quy trách nhiệm rõ ràng. Và trước tiên mong chờ được thấy thiện chí của những người trong cuộc. Nhưng có vẻ như cái thiện chí đó ngày càng hiếm gặp. Xin nói thêm là mấy chữ “người trong cuộc” ở đây xin được hiểu theo nghĩa rộng. Thời xưa, mỗi khi xảy ra mất mùa hay dịch bệnh, các bậc vua chúa thường tự nhận là do đức của mình mỏng, phải lập đàn cầu trời nhận tội và mong trời đừng vì mình mà làm khổ dân chúng. Trong các giờ sử, chúng tôi được dạy đó là một lối nghĩ duy tâm buồn cười. Nay nghĩ lại thấy đằng sau đó có “hạt nhân hợp lý” của nó. Đúng là lỗi của vua chúa thật, trong trường hợp này các vị tự xưng là cha mẹ dân có lỗi vì đã không biết tổ chức đời sống cho dân. Cũng trong thời phong kiến ấy, khi có những viên quan mắc lỗi thì ông thầy dạy người đó từ nhỏ đứng ra tự nhận lỗi là tại mình. Tôi cho rằng có thể học lối nghĩ đó để nhìn tình hình hôm nay. Tai nạn xảy ra hàng ngày không chỉ do dân thiếu ý thức mà còn nằm trong lỗi của những người quy hoạch, quản lý giao thông, đang để đường sá thiếu thốn, hư hỏng. Khi xử một cán bộ thoái hóa, đáng lẽ phải lần về tận gốc, xem ai đã đặt anh ta vào bệ phóng của con đường hoạn lộ. Cũng như bàn về bạo lực học đường, chỉ nói tới lỗi của các thầy giáo, cô giáo là không đủ, ở đây có lỗi của cả những người viết sách giáo khoa, những người xác định chương trình giáo dục đạo đức cho lớp trẻ. Rút dây động rừng, chẳng có ai là vô can trong sự đi xuống của tình trạng nhân thế hiện thời. Có nghĩa là ở tất cả chúng ta, cảm giác có lỗi cần được đánh thức. (Trích Cảm giác có lỗi - Vương Trí Nhàn, theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn - 2010) Câu 1. (0,75) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. (0,75) Người viết có quan niệm như thế nào về “người trong cuộc”? Câu 3. (1,0) Anh/chị hiểu ý nghĩa của câu: “Sự tự vệ kiểu này đang hiện ra với tất cả sự khôn ngoan tế nhị chỉ có ở con người hiện đại” như thế nào? Câu 4. (0,5) Anh/ chị rút ra được những điều gì từ đoạn trích trên?

1 đáp án
45 lượt xem
1 đáp án
62 lượt xem

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và Anh chết trong khi đang đứng bắn Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công Anh tên gì hỡi Anh yêu quý Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ: Anh là chiến sỹ Giải phóng quân. Tên Anh đã thành tên đất nước Ôi anh Giải phóng quân! Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân (Lê Anh Xuân, Dáng đứng Việt Nam, Tập Thơ Lê Anh Xuân, NXB Giáo Dục, 1981) Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của cách dùng điệp từ “không” trong dòng thơ sau: Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả khi miêu tả chân dung anh giải phóng quân trong bài thơ.

1 đáp án
104 lượt xem