• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
1 đáp án
89 lượt xem

"Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lê, Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó. Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ... Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay..." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc,Mị thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: -A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: - Ở đây thì chết mất." Viết 1 bài văn cảm nhận của anh chị về diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đoạn trích trên Mong mn giúp e vs ạ e sắp thi r ạ! Cảm ơn MN

1 đáp án
117 lượt xem
2 đáp án
34 lượt xem
1 đáp án
64 lượt xem

Đọc đoạn chính sau trả lời câu hỏi Ông già Noel hiện diện để phát quà cho trẻ em lễ Giáng sinh. Siêu nhân, anh hùng tồn giải cứu thế giới. Một vài người sinh ra để lãnh đạo đất nước, chiến đấu cho hoà bình nhân loại, hay cống hiến vì thiên nhiên m ôi trường. Thế còn bạn, đã bao giờ tự hỏi "sử mệnh" của mình là gì khi tồn tại trên cuộc đời này chưa? Tôi từng gặp nhiều bạn trẻ đang ngơ ngác đi tìm mục tiêu sống. Tôi cũng gặp cả những người thành công, giàu có nhưng vẫn mãi trăn trở với hai chữ "sứ mệnh". Mỗi ngày lên mạng, đập vào mắt là vô vàn những slogan cổ vũ con người tiến lên, vô vào những khoá học phát triển bản thân Nhưng tiến đi đâu được, nếu ngay cả thân còn mơ hồ với đích đến? Sứ mệnh không phải món quà ai đó ngoài kia đến đặt vào tay bạn, cũng không phải là điều gì viển vông, xa xôi ngoài tầm với. Bạn biết bạn là ai, có năng lực gì, điểm mạnh yếu là gì, bạn dùng năng lực để xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, và lấy chính những điều đó chia sẻ lại cho cộng đồng. Một ca sĩ có sứ mệnh dùng giọng hát của mình mang niềm vui cho người khác. Một người công nhân vệ sinh môi trường lại có sứ mệnh giúp xã hội sạch sẽ, đẹp để hơn. Sứ mệnh vốn không phải thứ cao xa, không cần phải sao chép của bất cứ ai. Bạn tìm được giá trị của mình và lan toả, thì đó là cống hiến, là làm tròn "sứ mệnh "của mình rồi. Câu 1 phương thức biểu đạt của đoạn trích trên Câu 2 theo đoạn trích thế nào là làm tròn "sứ mệnh" của mình Câu 3 Chỉ ra sự tương đồng và sự khác biệt giữa "sứ mệnh của ông già Noel, siêu nhân, anh hùng với “sứ mệnh" của người ca sĩ, người công nhân vệ sinh môi trường được nêu trong đoạn trích. Câu 4 rút ra thông điệp ý nghĩa cho bản thân

1 đáp án
109 lượt xem

ông già Noel hiện tiện để phát quà cho trẻ em lễ giáng sinh siêu nhân anh hùng tồn tại để giải cứu thế giới một vài người sinh ra để lãnh đạo đất nước chiến đấu cho hòa bình nhân loại hai cống hiến vì thiên nhiên Môi trường Thế còn bạn đã bao giờ tự hỏi sứ mệnh của mình là gì khi tồn tại trên cuộc đời này chưa tôi từng gặp nhiều bạn trẻ đang ngơ ngác đi tìm mục tiêu sống tôi cũng gặp cả những người thành công giàu cónhưng vẫn mãi trăn trở với hai trữ ''sứ mệnh'' mỗi ngày lên mạng đập vào mắt là vô vàn những slogan cổ vũ con người tiến lên vô vàn những khóa học phát triển bản thân nhưng Tiến đi đâu được nếu ngay cả bản thân còn mơ hồ với đích đến sứ mệnh Không phải món quà ai đó ngoài kia đến đặt vào tay bạn cũng không phải là điều gì viển vông xa xôi ngoài tầm với Bạn biết bạn là ai có năng lực gì Điểm mạnh yếu là gì bạn dùng năng lực để xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân và lấy chính những điều đó chia sẻ lại cho cộng đồng một ca sĩ có sứ mệnh dùng giọng hát của mình mang niềm vui cho người khác một người công nhân vệ sinh môi trường lại có sứ mệnh giúp đỡ xã hội sạch sẽ đẹp đẽ. hơn sứ mệnh vốn không phải thứ cao xa không cần phải sao chép của bất cứ ai bạn tìm được giá trị của mình và lan tỏa thì đó là Cống hiến là làm tròn sứ mệnh của mình rồi. câu 1: xác định PTBĐ chính được sử dụng trong đoạn trích câu 2 : theo đoạn trích thế nào là làm tròn ''sứ mệnh'' của mình. câu 3 : Chỉ ra sự tương đồng và sự khác biệt giữa '' sứ mệnh'' của ông già noel , siêu nhân, anh hùng với ''sứ mệnh'' của người ca sĩ , người công nhân vệ sinh môi trường được nêu trong đoạn trích. câu 4 : Rút ra một thông điệp ý nghĩa với anh/ chị. câu 5 : từ nội dung đoạn trích ở phần trên anh chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc xác định được sứ mệnh của mỗi người trong cuộc sống.

1 đáp án
53 lượt xem
2 đáp án
34 lượt xem

Ông già Noel hiện diện để phát quà cho trẻ em lễ Giáng sinh. Siêu nhân, anh hùng tồn tại để giải cứu thế giới. Một vài người sinh ra để lãnh đạo đất nước, chiến đấu cho hoà bình nhân loại, hay cống hiến vì thiên nhiên môi trường. Thế còn bạn, đã bao giờ tự hỏi "sứ mệnh" của mình là gì khi tồn tại trên cuộc đời này chưa? Tôi từng gặp nhiều bạn trẻ đang ngơ ngác đi tìm mục tiêu sống. Tôi cũng gặp cả những người thành công, giàu có nhưng vẫn mãi trăn trở với hai chữ "sứ mệnh". Mỗi ngày lên mạng, đập vào mắt là vô vàn những slogan cổ vũ con người tiến lên, vô vàn những khoá học phát triển bản thân. Nhưng tiến đi đâu được, nếu ngay cả bản thân còn mơ hồ với đích đến? Sứ mệnh không phải món quà ai đó ngoài kia đến đặt vào tay bạn, cũng không phải là điều gì viển vông, xa xôi ngoài tầm với. Bạn biết bạn là ai, có năng lực gì, điểm mạnh yếu là gì, bạn dùng năng lực để xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, và lấy chính những điều đó chia sẻ lại cho cộng đồng. Một ca sĩ có sứ mệnh dùng giọng hát của mình mang niềm vui cho người khác. Một người công nhân vệ sinh môi trường lại có sứ mệnh giúp xã hội sạch sẽ, đẹp đẽ hơn. Sứ mệnh vốn không phải thứ cao xa, không cần phải sao chép của bất cứ ai. Bạn tìm được giá trị của mình và lan toả, thì đó là cống hiến, là làm tròn "sứ mệnh" của mình rồi. (Trích Đừng sợ mình sai, đừng tin mình đúng, Night-fly,) Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2 : Theo đoạn trích, thế nào là làm tròn "sứ mệnh" của mình? Câu 3 : Chỉ ra sự tương đồng và sự khác biệt giữa "sứ mệnh" của ông già Noel, siêu nhân, anh hùng với "sứ mệnh" của người ca sĩ, người công nhân vệ sinh môi trường được nêu trong đoạn trích. Câu 4 : Rút ra một thông điệp có ý nghĩa với anh/chị.

1 đáp án
97 lượt xem

"Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lê, Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó. Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ... Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay..." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc,Mị thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: -A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: - Ở đây thì chết mất." Cảm nhận của anh chị về diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đoạn trích trên Mong mn giúp e vs ạ e sắp thi r ạ! Cảm ơn MN

1 đáp án
158 lượt xem

Đọc đoạn trích sau: Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các loài cây đều thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngầm dồi dào mát lành và thi nhau đâm cành trổ lá xum xuê. Riêng có cây sồi Tenere là vẫn chịu khó đâm xuyên những chiếc rễ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất. Cho đến một ngày kia khi nguồn nước ngỡ như vô tận bỗng cạn kiệt dần rồi biến mất hẳn, các loài cây đều không chịu nổi hạn hán và chết dần, duy chỉ có cây sồi Tenere là vẫn còn tồn tại giữa sa mạc Sahara. Tên tuổi của nó được cả thế giới biết đến khi một mình đứng giữa sa mạc, xung quanh bán kính 400km không một bóng cây nào bầu bạn. Người ta kinh ngạc khi phát hiện ra rễ cây đã đâm sâu xuống đất tận 36m để tìm nước. Bạn có thấy rằng trong cuộc sống cũng có một dòng chảy luôn vận động không ngừng không? Đó chính là thời gian; nó quan trọng như là nước đối với cây cối. Sẽ có những người chỉ sử dụng thời gian để lớn lên, hưởng những thú vui đời thường và rồi những thách thức cuộc đời sẽ đánh gục họ, khiến họ phải đau khổ, giống như những cái cây chỉ biết “hút và tận hưởng”. Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cầy sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình. Họ hiểu triết lí: Bộ rễ yếu ớt không thể nào giữ được cái thân to khoẻ. Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kĩ năng và kiến thức nền tảng. (Phỏng theo Hạt giống tâm hồn – Câu chuyện về cây sồi, https://saostar.vn) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Câu 2. Sự khác nhau giữa cây sồi Tenere và những loài cây khác là gì? Câu 3. Theo anh (chị) câu văn sau có ý nghĩa gì: “Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình”. Câu 4. Anh chị có đồng ý với ý kiến “Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kĩ năng và kiến thức nền tảng” Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của việc sớm đầu tư cho bản thân của tuổi trẻ.

1 đáp án
131 lượt xem

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: Đối với những vấn đề chưa giải quyết, sẽ có nhiều ý kiến, nhiều giả thuyết khác nhau. Sẽ có tranh luận, có trao đổi. Không tranh luận, không trao đổi, không có khoa học. Không có gì nguy hiểm bằng là không bao giờ được nghe một ý kiến khác ý của mình. Nghe mà phải tôn trọng, dù điều ấy có thể làm sụp đổ bao nhiêu suy nghĩ mà mình đã công phu xây dựng lên. Chỉ muốn nghe những người nhất trí với mình, những điều thuận tai là một thái độ phản khoa học. Vì vậy, khoa học không chỉ lấy uy quyền mà giải quyết, óc khoa học nhất định phải đi đôi với óc dân chủ. Một người khoa học bao giờ cũng hành động và suy nghĩ theo hai chiều hướng trái ngược nhau. Trong hành động thì tinh thần tổ chức kỉ luật rất cao, chính vì biết rõ quan hệ chặt chẽ giữa ý kiến kiến và hành động, biết rõ ý kiến là cơ sở của hành động, không thể vì chủ quan mà gây nên tai họa cho người khác và xã hội. Nhưng khi suy nghĩ thì hoàn toàn giữ quyền độc lập và cố gắng tìm hiểu ý kiến của người khác. Nếu chưa được thuyết phục và nếu đủ lí để nghĩ rằng ý của mình đúng hơn, thì dù có phải tranh luận với bất kì ai, có khi bị cả một số đông phản đối vẫn bảo vệ lấy ý riêng. Khoa học phải đi đôi với dũng khí. Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, “dũng khí” trong làm khoa học có nghĩa là gì? (0,5 điểm) Câu 3. Nêu nội dung cơ bản của đoạn trích. (1,0 điểm) Câu 4. Từ quan điểm của tác giả: “Không tranh luận, không trao đổi, không có khoa học”, anh/chị rút ra được bài học gì cho quá trình học tập của mình? (1,0 điểm)

1 đáp án
33 lượt xem

Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai...Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm...chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra...Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên...Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ... (Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Xác định phép tu từ so sánh trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đó ? 4. Tại sao Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ đối với nhân vật Việt ? 5. Từ văn bản, việt đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về ý chí, nghị lực của tuổi trẻ hôm nay.

2 đáp án
85 lượt xem

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau Chúng tôi đứng đây trần trụi giữa trời Cho biển cả không còn hoang lạnh Đứa ở đồng chua Đứa vùng đất mặn Chia nhau nỗi nhớ nhà Hoàng hôn tím ngát xa khơi Chia nhau tin vui Về một cô gái làng khểnh răng, hay hát Vầng trăng lặn dưới chân lều bạt Hắt lên chúng tôi nhếnh nhoáng vàng Chúng tôi coi thường gian nan Dù đồng đội tôi, có người ngã trước miệng cá mập Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn Ngày mai đảo sẽ nhô lên Tổ quốc Việt Nam, một lần nữa nối liền Hoàng Sa, Trường Sa Những quần đảo long lanh như ngọc dát... Đảo Thuyền Chài, 4 - 1982 (Trích Hát về một hòn đảo - Trần Đăng Khoa, Trường Sa, NXB Văn học, 2014, tr.51) Thực hiện yêu cầu: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích diễn tả cuộc sống nguy hiểm của người lính đảo. Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về vẻ đẹp biển đảo quê hương và khát vọng của người lính? Ngày mai đảo sẽ nhô lên Tổ quốc Việt Nam, một lần nữa nối liền Hoàng Sa, Trường Sa Những quần đảo long lanh như ngọc dát Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả với người lính được thể hiện trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh thử thách. Câu 2 (5,0 điểm) Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến....Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rôi cùng đẩy xe bò về. (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr 26-27). Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tình cảm của nhà văn Kim Lân dành cho người lao động trong tác phẩm Vợ nhặt. AI CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT BÀI NÀY KHÔNG Ạ

1 đáp án
94 lượt xem

1)Bạn đã khởi hành như thế nào trong cuộc hành trình tìm kiếm thành công? Bạn cần trang bị những gì để đi đến thành công? Có hai điều bạn cần phải có là: một quan niệm đúng đắn và các nguyên tắc thích hợp để thực hiện. (2)Quan niệm về thành công của mỗi người mỗi khác bởi chúng ta là những cá thể đơn nhất. Nhưng quá trình tìm kiếm thành công thì hoàn toàn giống nhau. Điều này dựa trên các nguyên tắc không bao giờ thay đổi. Sau hơn hai mươi lăm năm tiếp cận với những người thành công và nghiên cứu về vấn đề này, tôi đã phát triển rộng hơn định nghĩa thành công: Thành công là...biết được mục đính của mình trong cuộc sống, trưởng thành để khai thác tối đa tiềm năng, và tạo ra lợi ích cho những người xung quanh. (3)Từ định nghĩa trên, bạn có thể thấy tại sao thành công là một cuộc hành trình chứ không phải là đích đến. Dù cho bạn sống được bao lâu hay bạn quyết định làm điều gì, thì bạn sẽ không bao giờ sử dụng hết khả năng của mình để khơi dậy tiềm năng hay cơ hội để giúp đỡ người khác. Khi xem thành công là một cuộc hành trình, bạn sẽ không phải cố gắng đạt đến một cái đích nào cả. Bạn cũng không phải boăn khoăn xem mình đang ở vị trí nào khi đạt được các mục tiêu cuối cùng, bạn chỉ cần biết rằng mình vẫn chưa hoàn thành và vẫn đang tìm kiếm các mục tiêu mới. (Trích Cách tư duy khác về thành công – John C. Maxwell, NXB Lao động – Xã hội, Chiasemoi.com) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính/thao tác lập luận chính/phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2 (1,0 điểm). Theo tác giả, thành công là gì và mỗi người cần trang bị những gì để đi đến thành công? Câu 3. Chỉ ra 01 biện pháp tu từ trong đoạn (3) và nêu tác dụng? Câu 3 (0,5 điểm). Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến: thành công là một cuộc hành trình chứ không phải là đích đến? Câu 4 (1,0 điểm). Anh/ Chị có đồng tình với quan niệm: Khi xem thành công là một cuộc hành trình, bạn sẽ không phải cố gắng đạt đến một đích nào cả? Vì sao?

1 đáp án
37 lượt xem

Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim được ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng. Ta hỏi một dòng sông: Ngươi cần gì? Sông trả lời: Ta cần chảy. Một dòng sông không chảy sẽ trở thành vũng nước khô cạn dần rồi biến mất. Ta hỏi một con tàu: Ngươi cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi. Một con tàu không ra khơi chỉ là vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian. Ta hỏi một người: Ngươi cần gì? Con người trả lời: Ta cần được lao động trong sáng tạo. Trong xã hội hiện đại với nền kinh tế tri thức, việc đối xử với người tài thế nào là một trong những vấn đề cần được lưu tâm. Nhiều trung tâm công nghiệp mới cũng đã hiểu ra điều này và có những điều kiện rất hấp dẫn chiêu mộ người tài. Tiếc rằng, ở một số nơi, khi đã mời được họ về tỉnh làm việc, cấp nhà cửa cho họ, trả lương cao cho họ… nhưng nhiều người tài mới về tỉnh được vài tháng đã muốn bỏ nhà mới để ra đi. Bởi vì, cái lớn nhất mà những người tài cần là được làm việc theo đúng sở trường của mình, theo đúng môi trường của mình, thì không có”. (Trích Những câu hỏi không lãng mạn – Nguyễn Quang Thiều) Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của lao động sáng tạo. 7/57

1 đáp án
109 lượt xem

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau: Tiếng Việt mình sâu sắc. Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu thương người khác. Nhìn những anh chị bại liệt cũng trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin giúp đời. Biết những người khiếm thị cũng làm được nghề sửa chữa điện tử, để có ích và giúp người. Lòng tự hứa không thể là hạt lép. Chẳng có lý do gì để không là hạt giống tốt cho mùa sau. Từ đó ta có bài học về nết tốt của hạt: Kiên trì, nhẫn nại, và lòng dũng cảm. Cũng như ta học về việc sống hết mình của hạt thóc: sớm cho mùa vàng, dám chịu xay giã giần sàng. Gạo nuôi người, cám bã nuôi heo, rơm tặng người bạn trâu. Và đến cọng rơm thừa cũng bện thành con cúi giữ lửa suốt đêm trường. Và sưởi ấm cánh đồng mùa đông gió bấc. Mỗi khi ta cằn cỗi, hãy nhớ ta là hạt. Ta lại nghĩ về khoảng xanh ngoài ban công, cũng như bạn thấy những mầm cây đội lên từ khối bê tông đường nhựa. Để không cho những khiếm khuyết tự bào mòn hay những nỗi buồn tự hủy. (Đoàn Công Lê Huy, Gửi em mây trắng, NXB Kim Đồng, 016) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản. Câu : Dựa vào bài viết, hãy cho biết hạt thóc đã sống hết mình như thế nào? Câu 3: Nêu nội dung của văn bản. Câu 4: Nêu thông điệp rút ra từ văn bản.

2 đáp án
165 lượt xem

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Mẹ ơi, con đã già rồi. Con ngồi nhớ mẹ, khóc như trẻ con.Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi ngớ ngẩn nhớ ngôi nhà xưa. Ngày xưa cha ngồi uống rượu mẹ ngồi đan áo, ngoài hiên.Mùa đông cây bàng lá đổ. Ngày xưa chị hát vu vơ, mấy câu ca cổ cho em nằm mơ. Ngày xưa mẹ đắp cho con tấm khăn quàng cổ ấm hơi mẹ tôi. Ngày xưa bên giường cha nằm, mẹ buồn xa vắng, nhìn cha , thương cha chí lớn không thành. Biển sóng thét gào một ngày một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa.Trời gió mây ngàn một ngày khóc mẹ trăng tàn sao rơi.Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình.tuổi thơ như chiếc gối êm, êm cho tuổi già úp mặt. Trèo lên đỉnh núi thiên thai ối a, mẹ ngồi trông áng mây vàng, mẹ ơi hãy dắt con theo ối a để con mãi mãi bên mẹ. Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình. Dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có mẹ. (Mẹ tôi – Trần Tiến) Câu 1: Chủ đề của bài hát? Câu 2: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? Câu 3: Nghệ thuật sử dụng trong lời bài hát trên? Nêu tác dụng của nghệ thuật đó? (1.0 điểm) Câu 4: Tình cảm của tác giả thể hiện trong bài hát như thế nào? (1.0 điểm)

2 đáp án
70 lượt xem

I. Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi: Hỡi đồng bào cả nước, “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. (Trích Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh) 1. Văn bản trên viết theo phương thức biểu đạt nào? 2. Nội dung chính của văn bản? 3. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ trong câu văn sau và nêu tác dụng: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. 4. Thông điệp anh/chị rút ra được từ văn bản là gì? II. Làm văn câu 1: Viết đoạn văn 150 chữ trình bày ý nghĩa của việc giữ gìn sự bình yên cho dân tộc.

1 đáp án
82 lượt xem
1 đáp án
101 lượt xem
2 đáp án
35 lượt xem
1 đáp án
66 lượt xem