Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim được ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng. Ta hỏi một dòng sông: Ngươi cần gì? Sông trả lời: Ta cần chảy. Một dòng sông không chảy sẽ trở thành vũng nước khô cạn dần rồi biến mất. Ta hỏi một con tàu: Ngươi cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi. Một con tàu không ra khơi chỉ là vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian. Ta hỏi một người: Ngươi cần gì? Con người trả lời: Ta cần được lao động trong sáng tạo. Trong xã hội hiện đại với nền kinh tế tri thức, việc đối xử với người tài thế nào là một trong những vấn đề cần được lưu tâm. Nhiều trung tâm công nghiệp mới cũng đã hiểu ra điều này và có những điều kiện rất hấp dẫn chiêu mộ người tài. Tiếc rằng, ở một số nơi, khi đã mời được họ về tỉnh làm việc, cấp nhà cửa cho họ, trả lương cao cho họ… nhưng nhiều người tài mới về tỉnh được vài tháng đã muốn bỏ nhà mới để ra đi. Bởi vì, cái lớn nhất mà những người tài cần là được làm việc theo đúng sở trường của mình, theo đúng môi trường của mình, thì không có”. (Trích Những câu hỏi không lãng mạn – Nguyễn Quang Thiều) Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của lao động sáng tạo. 7/57

1 câu trả lời

Tạo hóa sinh ra vạn vật tất cả đều hài hòa theo lối tự nhiên của nó. Nhưng  dù là sinh vật bé nhỏ hay là một sự vật kì vĩ đều có những chức phận của riêng mình và dâng những phần tinh túy nhất để làm đẹp cho đời. Đoạn mở đầu trong tác phẩm Những câu hỏi không lãng mạn của Nguyễn Quang Thiều đã thể hiện một cách sinh động và hình tượng về điều này.
“Ta hỏi một con chim: Người cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim được ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành một con gà bế bỏng tội nghiệp và vô dụng. Ta hỏi dòng sông: Người cần gì? sồng trả lời: Ta cần chảy. Nếu một dòng sông không chảy thì chỉ là một vũng nước, khô cạn dần và biến mất. Ta hỏi con tàu: Người cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi. Nếu con tàu không ra khơi, nó chỉ là một vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian. Ta hỏi một con người: Người cần gì? Con người này trả lời: Ta cần được , lao động trong sáng tạo.

Tác giả đã mượn hình ảnh của những sinh vật và những sự vật để khơi gợi ý tượng về Niềm đam mê, khao khát của con người. Đó là con chim với khát vọng được bay lượn tự do trên bầu trời; đó là dòng sông với khao khát được chảy cuộn mình qua núi non, đồng bằng; đó là con tàu với khao khát ra khơi. Mỗi sự vật đều mang một chức năng riêng và cần thực hiện những chức năng đó. Nếu chúng không được chức năng của mình thì sự tồn tại của chúng là vô nghĩa.
Những hình ảnh đó dẫn đến điều khẳng định về ý nghĩ sự tồn tại và nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống nhằm chứng tỏ sự tồn tại về vị trí: đó là lao động trong sáng tạo. Cách đây hàng nghìn năm đã xuất hiện người tối cổ. Nhưng con người hiện đại chỉ tiến hóa khi có lao động sáng tạo.. Lao động là một yêu cầu cần thiết cho cuộc sống con người. Lao động là một trong những đặc điểm để phân biệt giữa con người và động vật. Lao động cũng là một yêu cầu để đảm bảo những điều kiện cho sự sống, tạo ra những thành quả cho tương lai.
Có nhiều hình thức lao động: lao động chân tay, lao động trí óc. Tuy nhiên, dù là hình thức lao động nào thì cũng cần coi trọng và đề cao sự sáng tạo. Sự sáng tạo trong lao động ở bất cứ lĩnh vực nào cũng đáng quý và đem lại những kết quả bất ngờ. Người nông dân có thể sáng tạo ra những công cụ sản xuất mới. Những người nghệ sĩ có thể sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị... Còn riêng đối với những nhà khoa học, những người nghiên cứu, lao động sáng tạo là một yêu cầu bắt buộc; bởi vì họ mang sứ mệnh cao cả, phải tìm ra những điều mới mẻ, tạo ra những sản phẩm ưu việt phục vụ cho nhân loại.

Tuy nhiên, cần xác định lao động sáng tạo chỉ có ý nghĩa đích thực khi thành quả của hoạt động ấy là tạo ra của cải vật chất và tinh thần mang lại lợi ích cho xã hội và cuộc sống con người. Lao động nói chung và lao động sáng tạo nói riêng cần phục vụ cho mục đích chính đáng, hướng đến phụng sự nhân loại. Đó là những sáng tạo chinh phục vũ trụ, những phát minh ra vắc-xin phòng bệnh... Còn với những sản phẩm gây tác hại đến đời sống con người thì không thể coi là sáng tạo đúng nghĩa hoặc những thành quả lao động ưu việt rơi vào tay những kẻ vô nhân đạo thì sẽ trở thành thảm họa. Chẳng hạn, chất nổ để phá đá, phá vật cản bị sử dụng tạo ra tên lừa, bom mìn, tên lửa gây sát thương thì thực sự là vô nhân đạo. Hay chất diệt cỏ đi-ô-xin đã gây ra nỗi đau “màu da cam” cho biết bao gia đình người dân Việt Nam. Con người lao động sáng tạo cần biết bảo vệ thành quả của mình, phục vụ tích cực cho cuộc sống.
Tuy nhiên, bên cạnh những người lao động say mê, miệt mài vẫn còn những kẻ lười biếng, ỷ lại. Cũng có những người lao động quá sức, không biết cân bằng cuộc sống. Cả hai cách này đều cần được mỗi người nhìn nhận và điều chỉnh.

Mỗi người lao động sáng tạo không chỉ vì mục đích cá nhân mà còn để cống hiến cho cuộc đời và mới không hổ thẹn khi nhận những thành quả của người khác. Chúng ta cũng cần biết ơn, trân trọng những thành quả lao động sáng tạo của những người đi trước và mọi người xung quanh. Để có khả năng lao động sáng tạo, mỗi chúng ta cần tích cực rèn luyện, không nản chí. Nhà bác học người Mĩ, Ê-đi-xơn đã thử nghiệm năm nghìn lần mới chế tạo ra ắc-quy, tám nghìn lần thử nghiệm chất liệu làm dây tóc bóng đèn, nhưng ông vẫn không bỏ cuộc. Đó là một tấm gương sáng về nỗ lực lao động tuyệt vời.
Người ta từng nói: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của nhũng kẻ lười biếng”. Lao động sáng tạo luôn đòi hỏi ở mỗi người tố chất bền bỉ, kiên trì, lòng dũng cảm. Khi tạo ra những điều mới mẻ với những tư tưởng, quan niệm cũ, những thành quả lao động sáng tạo sẽ có ý nghĩa quan trọng cho cuộc sống hôm nay và mai sau.

Chúc bạn học tốt ạ

Xin ctlhn cho nhóm ạ

Câu hỏi trong lớp Xem thêm