• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
1 đáp án
97 lượt xem

"Những thói quen tốt ta hình thành khi còn trẻ không tạo nên khác biệt nhỏ nào, đúng hơn, chúng tạo ra tất cả khác biệt." (Aristotle) Không biết bao nhiêu lần tôi nghe những người trẻ quanh mình than buồn, chán, bảo không biết gì để làm. Và rồi không biết làm gì nên ta giết thời giờ với những thú vui nhỏ nhặt, rong chơi cho qua ngày đoạn tháng, ngủ vùi lười biếng hoặc chìm đắm vào yêu đương. Nhưng khi đã đi qua gần hết thời đôi mươi, ngấp nghé ở ngưỡng ba mươi, nhìn lại tôi mới thấy tiếc nuối. Thấy bây giờ cuộc sống có quá nhiều cơ hội, nhiều điều phải làm, nhiều thứ để học, mà mình lại không có đủ thời gian cho ngần ấy thứ. Nghĩ nếu mà mình biết những điều này khi còn đi học, khi mình còn trẻ tuổi, chắc hẳn cuộc sống của mình sẽ khác, chắc mình sẽ bớt đi nhiều vật vã gian nan. Ai có trải qua rồi mới hiểu, tuổi trẻ ngắn ngủi biết bao nhiêu. Thời gian một đi là không trở lại. Điều đáng quý nhất mà tuổi trẻ có được là thời gian, nhưng rất nhiều người trẻ không biết làm gì có ích với thời gian của họ. Trên thực tế, có rất nhiều điều để làm, khi người ta còn trẻ. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, những người trẻ thường làm gì để giết thời giờ? Câu 3. Việc tác giả trích dẫn câu nói của Aristotle có tác dụng gì? Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến: “Điều đáng quý nhất mà tuổi trẻ có được là thời gian” không? Vì sao?

1 đáp án
24 lượt xem

/ PHẦN ĐỌC HIỂU          Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4        Cô muốn nói về 3 điều con cần ghi nhớ, 3 điều con không được quên trong cuộc đời con.         Điều thứ 1: con là một người BÌNH THƯỜNG. Trừ một số ít người sinh ra với sứ mệnh làm vĩ nhân đổi thay thế giới, còn lại đa số chúng ta là những người bình thường. Con nhớ đừng quên điều này để con không bị áp lực với bản thân. Con không đặt ra cho mình những điều to tát mà bỏ qua đi bao khoảnh khắc đáng trân quý mà một người bình thường cần trải nghiệm. Như ánh nắng lấp lánh sau cơn mưa, như nụ cười rạng rỡ của ai đó, như bữa tối quây quần bên ba mẹ, như một ngày mắt mẹ cười đã xuất hiện nếp nhăn… Con nhớ đừng quên điều này để con biết xây cuộc đời mình từ những điều nhỏ nhặt. Những cái nhỏ sẽ dần tích lũy theo tháng năm và tạo nên những cái lớn hơn. Kì tích không tự nhiên xuất hiện, nó là phần nổi của tảng băng trôi mà phần chìm là bao nỗ lực, khó khăn, bao thất bại, sai lầm ta phải trả, cho một thành công nào đó. Hãy nhớ, con là một người bình thường nhưng con là một người bình thường tử tế.        Điều thứ 2: con phải luôn sống là CHÍNH MÌNH. Chắc con còn nhớ vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ? Bi kịch sống khác mình, sống không được là mình thật đau đớn, giằng xé phải không con? Khi sống là chính mình, con sẽ luôn nhẹ nhõm, sẽ luôn an vui, sẽ luôn cảm nhận được hạnh phúc. Sống là chính mình cũng giống như con bơi theo dòng chảy, nước sẽ nâng đỡ con. Sống khác với chính mình giống như con vật lộn với dòng nước ngược, vất vả và mệt nhọc. Hãy nhớ, luôn là chính mình vì con luôn riêng biệt và có giá trị. […]  (Trích Bức thư của cô Nguyễn Minh Ngọc, giáo viên Văn, Trường THTP Đinh Thiện Lý, TPHCM viết cho học trò trong lễ trưởng thành và tri ân của học sinh khối 12 năm học 2017 - 2018) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: “Chắc con còn nhớ vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”…vất vả và mệt nhọc”. Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào là một người bình thường và một người bình thường tử tế. Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm của cô Ngọc: Kì tích không tự nhiên xuất hiện, nó là phần nổi của tảng băng trôi mà phần chìm là bao nỗ lực, khó khăn, bao thất bại, sai lầm ta phải trả, cho một thành công nào đó không? Vì sao?

1 đáp án
47 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Trang Tửnói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từsau những song tre đó, chúng ta đòi trảtựdo?Từxúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai... Chúng ta sẽquá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kếhoạch hơn là tựmình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉvui khi có người tâng bốc, chỉhết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí khôngmuốn tựphân biệt sai đúng trừkhi có người làm thay. Chúng ta không thểlàm chủđời mình. Cứnhư vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.[...] Robert Fulghum từng trởthành tác giảbest seller với một cuốn sách có tựa đềthú vị“Tất cảnhững gì cần phải biết tôi đều được học ởnhà trẻ”. Đó là những nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, đểđồđạc vào chỗcũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽvà hát và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủtrưa, có ý thức vềnhững điều kỳdiệu, cây cối và các con vật đều chết –và chúng ta cũng vậy, từđầu tiên và quan trọng nhất cần phải học: quan sát.Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉnhư vậy. Chúng ta được học ởnhà trẻnhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không có bản năng độc lập, chúng ta không thểnắm giữđược tựdo. Nghĩa là trước khi đòi tựdo, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm LữÂn, Nxb Hội nhà văn, 2012, tr 135) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sửdụng trong đoạn trích. (0,5đ)Câu 2. Vấn đềchính được tác giảnêu trong đoạn trích là gì ? (0,75đ)Câu 3. Anh/chịhiểu như thếnào vềcâu nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt đượcmột hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. (0,75đ)Câu 4. Trong tất cảcác nguyên tắc sống được học ởnhà trẻ, anh/chịthấy nguyên tắc nào có giá trịvới mình nhất ? Vì sao ?

2 đáp án
71 lượt xem

“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.” (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập 2, NXB GD, 2008, tr30) Phân tích diên biến tâm trạng nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tư tưởng nhân đạo mà nhà văn Kim Lân gửi gắm trong truyện ngắn Vợ nhặt.

1 đáp án
166 lượt xem

Người ta kể nhau nghe Trước khi hòa vào biển Dòng sông run rẩy sợ. Nàng ngoái nhìn chặng đường đã qua Từ đỉnh núi đến con đường gió lộng Băng qua bao làng mạc, cánh rừng. Trước mặt nàng giờ là biển rộng Dấn thân vào Mãi mãi chẳng còn ta Dấn thân vào Chắc chắn sẽ tan ra. Nhưng chẳng có cách nào Dòng sông không còn đường quay lại. Chẳng ai có thể quay lại. Vì quay lại là vô phương Trong tồn tại. Dòng sông phải đánh liều thôi Thẳng trôi vào biển lớn Bởi khi nàng dấn bước Là phút giây nỗi sợ tiêu tan Là khi nàng nhận ra Mình chẳng hề tan biến trong đại dương Mà chính nàng đã trở thành biển cả. (Khalil Gibran, Nỗi sợ, bản dịch của Nguyễn Thiên Ngân) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong bài thơ. Câu 2. Trong bài thơ “Nỗi sợ”, nhà thơ Khalil Gibran đã dùng hình ảnh dòng sông để gợi tới điều gì? Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về hành trình của dòng sông đã có hành trình vượt qua nỗi sợ như thế nào? Dòng sông phải đánh liều thôi Thẳng trôi vào biển lớn Bởi khi nàng dấn bước Là phút giây nỗi sợ tiêu tan Là khi nàng nhận ra Mình chẳng hề tan biến trong đại dương Mà chính nàng đã trở thành biển cả. Câu 4. Anh/chị có cho rằng vượt qua thử thách trong cuộc sống đôi khi là phải liều lĩnh không? Vì sao?

1 đáp án
105 lượt xem