• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Có những thanh thiếu niên không muốn thể hiện điểm mạnh nhất của mình, cho rằng thể hiện tài năng là một sự khoe khoang, là sĩ diện hão. Trên thực tế, không nên có cách nghĩ như vậy chút nào. (2) Đời người là một sân khấu lớn, mỗi người đều là một diễn viễn, nếu cống hiến cho khán giả những điệu nhảy đẹp nhất thì chắc chắn sẽ nhận được tiếng cổ vũ nhiệt liệt và những bó hoa đẹp đẽ (…) (3) Thể hiện không có nghĩa là khoe khoang và khoe khoang cũng không phải là sự thể hiện hoàn mĩ. Mỗi người đều có quyền thể hiện tài hoa của bản thân và chúng ta nên cổ vũ mọi người thể hiện nó. Nhưng nếu lấy cái tài của mình ra với mục đích khoe khoang thì lại là một việc làm không nên (…) (4) Khi có cơ hội thể hiện tài năng, hãy thể hiện hết sức mình một cách nhiệt tình nhất, thanh nhã nhất; khi không thích hợp thể hiện tài năng thì nên cất giấu nó, không được để lộ. Bộc lộ hay cất giấu một cách phù hợp, vừa thể hiện được năng lực của mình vừa bảo vệ tốt bản thân là điều mà các bạn thanh thiếu niên nên học được. (Trích Giáo dục thành công theo kiểu Harvard, tập 3, NXB Lao động, tr.309-310) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (2). (1,0 điểm) Câu 3. Nêu nội dung và đặt nhan đề cho đoạn trích. (0,75 điểm) Câu 4. Anh/Chị hãy phân biệt thể hiện với khoe khoang. (0,75 điểm)

1 đáp án
61 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tôi có cậu bạn đã từng tham gia sát hạch để được xuất khẩu sang lao động tại Nhật Bản kể lại rằng: “Các nhà tuyển dụng đến từ xứ sở hoa anh đào khi tuyển lao động Việt Nam họ chưa cần nhìn vào bằng cấp mà là… sờ vào lòng bàn tay, những bàn tay búp măng, non mỡn sẽ bị loại ngay vòng gửi xe. Ngược lại bàn tay chai sạn, sần sùi được chấp nhận như một bằng chứng cho sự cần cù lao động của thân chủ…”. Nhiều người băn khoăn thắc mắc vì sao lại có cách sát hạch lao động lạ đến vậy, nhưng với một dân tộc có truyền thống lao động miệt mài và hiệu quả như Nhật Bản thì tất cả đều có lý của họ. Cách tuyển nhân sự của người Nhật phần nào cho thấy được sự thâm thúy và tinh tế khiến chúng ra giật mình đặt câu hỏi vì sao người Nhật lại thấu hiểu con người Việt Nam hơn cả chúng ta? Và thực tế phương pháp độc đáo ấy là cách tốt nhất để phát hiện một thực trạng của đa số lớp trẻ ngày nay đó là lười lao động. Không khó để nhận ra rằng người Việt ngày càng lười hơn so với trước đây. Đầy rẫy khắp các hàng quán sáng, cà phê chiều nhậu nhẹt chém gió, khoe mẽ hàng hiệu, sành điệu cách chơi nhưng hầu hết không quan tâm đến giá trị của sức lao động chân chính, một thế hệ “gà công nghiệp” đã và đang hiện hữu. Họ có thể ngồi lai rai hàng giờ trong các quán sá nhưng khi dừng đèn đỏ mấy chục giây ai ai cũng muốn lao lên phía trước như thể ta đây là người bận rộn công việc, thật khó để diễn tả hết sự trái khoáy trong cách nghĩ, cách làm của không ít bạn trẻ thời nay. Những câu chuyện xưa như trái đất rằng: Việt Nam thừa thầy thiếu thợ, đất nước thiếu nhân tài, chảy máu chất xám, năng suất lao động thấp…cũng phần lớn bắt nguồn từ lười lao động mà ra, đâu phải chỉ có bằng cấp cao, du học nước ngoài mới được gọi là nhân tài! Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động! (Theo Vietnamnet, “Giật mình với cách tuyển dụng lao động của người Nhật”, ngày 22/12/2015) Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2. Cách tuyển dụng lao động của người Nhật như thế nào? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu cuối đoạn trích: “Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động!”. Câu 4. Anh/chị có đồng tình với cách tuyển dụng lao động của người Nhật trong đoạn trích trên không? Vì sao P/S: CÂU 3, 4 mình cần câu trả lời của chính các bạn ạ, mình cảm ơn.

2 đáp án
28 lượt xem
2 đáp án
22 lượt xem
2 đáp án
23 lượt xem
2 đáp án
97 lượt xem

Đọc đoạn trích "Có một thiếu nữ từng học mủa ba lê suốt thời niên thiếu và cuối cùng cảm thấy mình có thể gắn bó suốt cuộc đời với nó. Cô muốn trở thành diễn viên múa chính nhưng trước hết cô muốn chắc là mình có tài. Vì vậy mà khi có một đoàn múa bale đến thị trấn thì cô đến hậu trường sau buổi biểu diễn và nói với nhà biên đạo múa: "Tôi muốn trở thành một nữ diễn viên múa ba lê vĩ đại, nhưng tôi không biết mình có năng lực hay không". "Hãy múa cho tôi xem nào", nhà biên đạo múa trả lời, nhưng chỉ sau hai phút thì ông ta lắc đầu và nỏi: “Không, không, không! Cô không có đủ năng lực đâu". Người thiếu nữ về nhà, đau khổ vô cùng. Cô quằng đôi giày múa ba lê vào trong kho và không bao giờ mang chúng nữa. Sau đó, cô kết hôn và rồi có con và khi các con cô đã khôn lớn, cô nhận được một việc làm thêm là điều khiển một máy đếm tiền ở một cửa hàng bách hóa. Nhiều năm sau, khi đoàn ba lê ngày trước đến thị trấn, cô đi xem và khi rời khỏi nhà hát, cô va phải nhà biên đạo múa khi xưa giờ đây đã 80 tuổi. Cô nhắc ông nhớ lại những điều ông đã nói trước đây. Cô cho ông xem những tấm ảnh của con mình và kế cho ông nghe công việc hiện tại ở cửa hàng bách hóa rồi nói: “Có một điều vẫn luôn làm tôi day dứt. Sao thầy lại có thể nhận xét tôi một cách nhanh chóng là tôi không có đủ thực lực?". "Ó! Thật ra thì tôi không hề nhìn khi cô múa, nhà biên đạo nói, đó là điều mà tôi nói với tất cả những người mà đến gặp tôi". "Nhưng...nhưng điều đó thật không thể tha thứ được! Cô bật khóc. Thầy đã chôn vùi cả cuộc đời tôi! Lẽ ra tôi đã có thể trở thành một nữ diễn viên múa vĩ đại!".(...) "Không, không, tôi không nghĩ thế, nhà biên đạo nói, nếu cô có đủ năng lực thì cô sẽ chẳng thèm để ý đến những lời mà tôi nói đầu!". Khi sinh ra, mỗi người chúng ta đều được đưa cho mảnh giấy trắng để viết những điều chúng ta muốn. Một số chỉ viết ít, một số lại viết rất nhiều, còn một số khác lại cho phép những người khác viết thay mình. Vậy lỗi này thuộc về ai?" (Dám thất bại, Billi P.S Lim, Nhà xuất bản Trẻ, trang 207, 208) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính? Câu 2. Theo câu chuyện, vì sao cô gái lại từ bỏ ước mơ trở thành diễn viên múa bale? Câu 3. Còn theo anh (chị), vì sao cô gái không thể trở thành một nữ diễn viên múa vĩ đại? Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về đoạn văn: "Khi sinh ra, mỗi người chúng ta đều được đưa cho mảnh giấy trắng để viết những điều chúng ta muốn. Một số chỉ viết ít, một số lại viết rất nhiều, còn một số khác lại cho phép những người

1 đáp án
23 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi Gió rừng cao xạc xào lá đổ Gió mù mịt những con đường bụi đỏ Những dòng sông ào ạt cánh buồm căng (…) Dẫu đêm nay ngọn gió mùa hè Còn bề bộn một vùng gạch ngói Lịch sử quay những vòng xoáy gian nan Đất nước tôi như một con thuyền Lướt trên sóng những ngực buồm trắng xóa. Ước chỉ được hóa thành ngọn gió Để được ôm trọn vẹn nước non này Để thổi ấm những đỉnh đèo buốt giá Để mát rượi những mái nhà nắng lửa Để luôn luôn được trở lại với đời.. (Trích Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Lưu Quang Vũ Tinh hoa thơ Việt,NXB Hội nhà văn,2007, tr.313,317) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại thơ nào? Câu 2. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của các dòng thơ: Đất nước tôi như một con thuyền/Lướt trên sóng những ngực buồm trắng xóa? Câu 3. Chỉ rõ hiệu quả của phép điệp sử dụng trong khổ thơ cuối của đoạn trích. Câu 4. Qua đoạn trích, anh/chị có cảm nhận gì về vẻ đẹp của non sông đất nước? II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ gợi ý của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước.

2 đáp án
104 lượt xem
1 đáp án
31 lượt xem

ĐỀ 1 Đọc hiểu Đọc văn bản: Em sẽ kể anh nghe Chuyện con thuyền và biển: “Từ ngày nào chẳng biết Thuyền nghe lời biển khơi Cánh hải âu, sóng biếc Đưa thuyền đi muôn nơi Lòng thuyền nhiều khát vọng Và tình biển bao la Thuyền đi hoài không mỏi Biển vẫn xa... còn xa Những đêm trăng hiền từ Biển như cô gái nhỏ Thầm thì gửi tâm tư Quanh mạn thuyền sóng vỗ Cũng có khi vô cớ Biển ào ạt xô thuyền (Vì tình yêu muôn thuở Có bao giờ đứng yên?) (Thuyền và biền - Xuân Quỳnh) Trả lời các câu hỏi: Câu 1: Xác định thể loại của đoạn trích? Câu 2: Tìm các hình tượng thơ trong đoạn ? Câu 3: Chỉ ra và phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ: “Những đêm trăng hiền từ Biển như cô gái nhỏ Thầm thì gửi tâm tư Quanh mạn thuyền sóng vỗ Câu 4: tìm trong bài thơ Sóng khổ thơ tương đồng về ý thơ với khổ thơ: “Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau - rạn vỡ” Chỉ ra và phân tích điểm tương đồng ấy. Làm văn Câu 1: Từ nội dung văn bản đọc hiểu anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình tình yêu tuổi học trò.

2 đáp án
90 lượt xem

Đọc đoạn trích: “Chúng ta không cần sở hữu thật nhiều mới có thể thấy biết ơn. Tôi từng đến các quốc gia đang phát triển trên khắp thế giới và thấy người nghèo sinh sống ra sao. Xét theo tiêu chuẩn Mỹ, nhiều người trong số họ gần như nghèo đến mức không tưởng. Nhưng tôi vẫn gặp được những con người cảm thấy biết ơn mà mãn nguyện tại những khu vực nghèo khổ nhất mà tôi từng đặt chân tới… Tất cả chúng ta đều có thể thấy biết ơn. Dù hoàn cảnh có ra sao, ta vẫn có thể lựa chọn làm vậy mỗi ngày. Tuy nhiên, tôi biết trong thực tế có những lúc chúng ta dễ thấy biết ơn bình thường. Khi ngôi nhà của bạn thật ấm cúng, khi bạn đang ăn một bữa ngon, khi con bạn có một bảng điểm ấn tượng, khi mọi thứ được sắp xếp đúng như bạn hình dung, bạn sẽ dễ thấy biết ơn. Nhưng vào những lúc khác, thật khó mà tìm được lòng biết ơn. Khi giông tố cuộc đời ập đến, lòng biết ơn không xuất hiện một cách nhanh chóng như vậy. Nhưng đó lại là thời điểm ta cần đến lòng biết ơn nhất, vì khi ấy sức mạnh, tính lạc quan và lăng kính của lòng biết ơn sẽ giúp ta vượt qua sóng gió. Kết quả là, nếu ta biến lòng biết ơn thành một thói quen có chủ định chứ không phải là một phản ứng tùy ý, nó sẽ đem lại nhiều giá trị hơn. Thật tốt khi ta có thể vun đắp lòng biết ơn thông qua sự tập trung và tuân thủ kỷ luật. Chúng ta cần tập biết ơn khi cuộc sống êm đẹp, và nỗ lực tập biết ơn hơn nữa khi sóng gió nổi lên. Càng nỗ lực rèn luyện thói quen biết ơn thì chúng ta sẽ dễ vận dụng nó khi cần thiết.” (Trích “Sống tối giản” – Joshua Becker, NXB Tổng hợp, TP.HCM, 2020, tr214, 215 Câu trả lời của bạn Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. * Câu 2. Theo đoạn trích, khi nào chúng ta dễ thấy biết ơn hơn bình thường? * Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về quan điểm của tác giả “Chúng ta không cần sở hữu thật nhiều mới có thể thấy biết ơn”. * Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: “Khi giông tố cuộc đời ập đến (…) đó lại là thời điểm ta cần đến lòng biết ơn nhất” không? Vì sao? * Câu trả lời của bạn Gửi

1 đáp án
96 lượt xem
1 đáp án
24 lượt xem
2 đáp án
28 lượt xem
1 đáp án
31 lượt xem

Việc học, nhiều người nói đó là việc của toàn xã hội, nhưng trước hết nó là việc của bản thân em. Có nhiều người giúp đỡ trên con đường của mình là điều may mắn, nhưng cả khi cảm giác dường như không được vậy thì em cũng nên kiên định đi con đường của mình, kiên định học, bởi vì trên cuộc đời này, mãi mãi, có những việc không ai có thể làm hộ ta. Học là một việc như vậy. Năm học mới đến rồi, hôm nay có thể mưa hay nắng, đường phố ồn ã hay bình yên, nhưng trái tim và trí óc em luôn luôn là của em, nó ở trong người em. Chúng ta hãy lựa chọn niềm vui và sự tích cực. Học là con đường rất dài, là mãi mãi, em có thể không cần phải vội quá, nhưng đừng chây lười và để ngày trôi qua vô nghĩa. Vì sự vô nghĩa của từng ngày cộng lại sẽ dẫn đến sự vô nghĩa của cả cuộc đời. Và chúng ta sẽ trống rỗng. Chúng ta sinh ra không phải để sống cuộc đời như vậy. Những người lớn, như cô, trong phạm vi bé nhỏ của mình, sẽ nỗ lực để mọi thứ tốt đẹp hơn. Chúng ta sẽ nắm tay nhau, động viên nhau, từng ngày, từng ngày, vui với niềm vui ĐƯỢC HỌC! Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai chữ ĐƯỢC HỌC? Câu 2: Hãy chia sẻ điều khó khăn và hạnh phúc nhất của anh/chị trong quá trình học tập của chính mình. Câu 1 (2.0 điểm) Từ đoạn trích thuộc phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của niềm vui ĐƯỢC HỌC.

1 đáp án
25 lượt xem

Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuối Ve râm ran xao xác cả khung trời Ồ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng,… Cớ sao mình nước mắt lại rơi Trận mưa đầu của ngày cuối chia phôi Rơi ướt cả một bờ áo trắng Vô tư thế, hỡi mưa, hỡi nắng? Biết hay không hạ cuối đã về rồi? Tháng 6 mùa thi Ta bỏ lại một thời Trong trắng như hoa Hồn nhiên như cỏ Cho kỷ niệm và cho nỗi nhớ Cho những tháng ngày xanh biếc xanh. Đôi mắt nào chiều ấy long lanh Như muốn nói thật nhiều mà không thể Tháng năm ơi sao trôi nhanh đến thế Phượng bùng lên cháy đỏ một khung trời. Lưu bút trao tay, ánh mắt trao lời Màu mực tím mênh mang trang giấy trắng Ai bật khóc trong chiều không bình lặng Xa thật rồi, áo trắng học trò ơi. (Hạ cuối, Dương Viết Cương, nguồn: internet) Câu 1: Những dòng thơ sau giúp anh chị hiểu gì về cảm xúc của lứa tuổi học trò cuối cấp:”Đôi mắt nào chiều ấy long lanh” “Như muốn nói thật nhiều mà không thể”? Câu 2 : Anh chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện qua bài thơ LÀM VĂN Từ nội dung bài thơ ở phần đọc hiểu anh chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa mùa hạ cuối cùng của học sinh 12

2 đáp án
75 lượt xem
2 đáp án
90 lượt xem