Người học nhiều không nhất định là người có văn hóa. Người có kiến thức rộng cũng không nhất định là người có văn hóa. Rất nhiều khi, học vấn và địa vị của một người hoàn toàn không đại biểu rằng người ấy là người có văn hóa. Kì thực, văn hóa của một người là đến từ sự tu dưỡng đạo đức, đến từ sự nâng cao tâm tính của người ấy. Cho nên, nếu chỉ có học vấn cao mà khuyết thiếu sự tu dưỡng đạo đức thì đó không nhất định đã là người thực sự có văn hóa. Một người, nếu có thể đặt tâm tu dưỡng, có thể tự giác ngay cả khi không có người nhắc nhở, có thể ước thúc (tự ràng buộc được sự tự do của bản thân), lương thiện suy nghĩ cho người khác thì mới thực sự là người có văn hóa. (Trích bài viết trên http://giaoducthoidai.vn) Câu 1 (0.5 điểm). Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2 (0.5 điểm). Chỉ ra quan điểm chính của tác giả thể hiện trong văn bản? Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của phép tu từ đó

1 câu trả lời

1, Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận

2, Quan điểm chính của tác giả trong văn bản là: người có văn hóa phải là người tu tâm dưỡng tính, tu dưỡng đạo đức, có thể tự giác ngay khi không có người nhắc nhở, có thể làm chủ được bản thân và sống lương thiện.

3, Biện pháp tu từ liệt kê. Tác giả đã liệt kê hàng loạt những biểu hiện của người có văn hóa trong đoạn trích, từ đó có tác dụng đưa ra dẫn chứng thuyết phục cho luận điểm của mình: có thể đặt tâm tu dưỡng, có thể tự giác ngay cả khi không có người nhắc nhở, có thể ước thúc, lương thiện suy nghĩ cho người khác.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm