• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
25 lượt xem

Đọc hiểu Thỉnh thoảng, chúng ta lại bật ngửa khi nhận ra rằng “người tưởng như thế đó mà lại làm ra chuyện thế này ư ?” Chúng ta bất ngờ khi một cô bạn vốn vui vẻ thân thiện ngày xưa bỗng một hôm ra tay xé áo đánh người như trong phim xã hội đen vậy. Chúng ta bất ngờ khi một người vốn hiền lành bỗng dưng có hành động bạo lực. Nhưng có thật người ta biến đổi bất ngờ đến vậy không? Câu trả lời là không, chẳng có ai ngủ một đêm thức dậy bỗng hoá ra độc ác, hay ưa bạo lực, hay trở thành kẻ xấu. Luôn luôn có một quá trình. Luôn luôn có những biểu hiện trong quá trình đó dù rất nhỏ. Điều đáng buồn là dường như chúng ta luôn tặc lưỡi lướt qua những điều rất nhỏ. Và rồi, những điều tồi tệ diễn ra là bởi chúng ta đã bỏ qua những điều rất nhỏ đó. Những điều tốt nho nhỏ chúng ta đã không làm, như một cái mỉm cười, một lời thăm hỏi quan tâm, một sự giúp đỡ… Và những điều xấu nho nhỏ chúng ta đã làm, như một lời xúc xiểm bâng quơ, một ánh nhìn khinh rẻ tình cờ…Sẽ rất tai hại nếu chúng ta quên rằng một lời nói tử tế chân thành có thể xoa dịu và níu giữ con người với cái thiện, cũng như chỉ một lời rẻ rúng cũng có thể gây tổn thương sâu sắc và đánh thức con quỷ ngủ say… Thực hiện các Yêu cầu : Câu 1: đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận nào Câu 2:theo tác giả nguên nhân nào khiến con người thay đổi Câu 3 : anh chị hiểu thế nào là quá trình Câu 4 :anh chị rút ra được bài học ứng xử gì cho mình từ đoạn trích trên

1 đáp án
32 lượt xem
1 đáp án
31 lượt xem

Trong phút chốc, ngồi trước mặt chúng tôi lại vẫn là một người đàn bà lúng túng, đầy sợ sệt, nhưng có vẻ thông cảm với chúng tôi hơn. Mụ bắt đầu kể: - Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa. Hồi bấy giờ nhà tôi còn khá giả, nhà tôi trước ở trong cái phố này. Cũng vì xấu, trong phố không ai lấy, tôi có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới. Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi. Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình: - Giá tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối... cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính - bỗng mụ đỏ mặt - nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật. - Vậy sao không lên bờ mà ở - Đẩu hỏi. - Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được! - Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? - Tôi hỏi. - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu... Giá mà lão uống rượu... thì tôi còn đỡ khổ... Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão... đưa tôi lên bờ mà đánh... - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! - Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên. - Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông... Phân tích hình tượng người đàn bà trong đoạn trích trên từ đó nhận xét cảm hứng thế sự của nguyễn Minh Châu

2 đáp án
163 lượt xem
1 đáp án
106 lượt xem

Tỷ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích cho hành động của mình: “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”. Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Người giàu nhất thế giới - Bill Gates - từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền? Nhưng cũng có những người con sẵn sàng từ chối thứ mà “đời bố hi sinh” để “củng cố” cho mình. Stephen Covey - người từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới, tác giả cuốn sách nổi tiếng 7 thói quen để thành đạt - viết di chúc để lại tiền cho con và ra đi năm 2012. Cả chín người con không ai nhận tiền. Họ lý giải rất giản dị rằng họ là những người bình thường và hoàn toàn có thể tự lao động, tự kiếm sống được. Tương tự, tỉ phú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại là làm từ thiện. Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũng từ chối và dành luôn số tiền đó cho từ thiện. […] Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm. 1/Anh/chị có đồng ý với quan niệm cho rằng, người biết tự chịu trách nhiệm chính là người có lòng tự trọng hay không?Vì sao?

1 đáp án
95 lượt xem

Tỷ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích cho hành động của mình: “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”. Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Người giàu nhất thế giới - Bill Gates - từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền? Nhưng cũng có những người con sẵn sàng từ chối thứ mà “đời bố hi sinh” để “củng cố” cho mình. Stephen Covey - người từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới, tác giả cuốn sách nổi tiếng 7 thói quen để thành đạt - viết di chúc để lại tiền cho con và ra đi năm 2012. Cả chín người con không ai nhận tiền. Họ lý giải rất giản dị rằng họ là những người bình thường và hoàn toàn có thể tự lao động, tự kiếm sống được. Tương tự, tỉ phú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại là làm từ thiện. Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũng từ chối và dành luôn số tiền đó cho từ thiện. […] Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm. 1/Đồng tiền luôn có vị trí quan trọng trong cuộc sống của bất cứ ai. Tại sao Yu Pang-Lin không đẻ lại tiền cho con mà lại cho rằng:'' Nếu chúng kém cỏi thì có niều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi?'' 2/Anh/chị có đồng ý với quan niệm cho rằng, người biết tự chịu trách nhiệm chính là người có lòng tự trọng hay không?Vì sao?

2 đáp án
101 lượt xem

I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích: Không phải lúc nào chúng ta cũng có có thể đứng lên bảo vệ chính nghĩa, ủng hộ điều hay lẽ tốt, bởi có thể những cá nhân đó chưa đủ sức mạnh. Nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ phải thỏa hiệp với cái xấu, cái ác.(…) Cái xấu chỉ mạnh khi nó thấy cái tốt dường như đồng tình với nó và để kệ nó tự tung tự tác. Ngược lại, nó sẽ bị rút hết không khí và tắt thở khi chúng ta dành cho nó ánh mắt khinh miệt và xa lánh. Hãy “tấn công tinh thần” cái ác như vậy, khi mà bạn chưa thể làm gì nhiều hơn. Tôi tin điều đó hiệu quả ít nhiều. Cổ nhân có câu: “Nhất nhật bất niệm thiện, chư ác tự giai khởi”- có nghĩa là nếu một ngày chúng ta không nghĩ tới điều tốt, thì trăm nghìn điều xấu sẽ tự nảy sinh. Nói cách khác, bạn hãy làm những việc tốt trong khả năng của mình, đừng để bị lung lay tinh thần trước những điều “chướng tai gai mắt” khác, điều ấy là một sự đóng góp trực tiếp trong quá trình thanh lọc điều xấu ra khỏi xã hội này. Đúng, bạn “tuổi gì” mà ra tay bắt cướp, dẹp đua xe, phạt những người xả rác hay những kẻ làm ăn phi pháp? Nhưng, hãy giúp một cụ già qua đường, nhường chỗ cho người lớn tuổi trên xe buýt, tặng quần áo cũ cho trẻ em mồ côi, mang cháo tới bệnh viện cho người nghèo… tất cả những nghĩa cử đó không cần gì nhiều hơn một tấm lòng. Phải chăng chúng ta đã quá quen với việc xấu trước mắt, quá lớn tiếng chỉ trích những hành vi vô nhân đạo mà ta tình cờ thấy trên mạng, trên báo, thậm chí tỏ ra quá thông thái khi muốn “phán quyết” điều xấu, mà quên mất rằng chúng ta có thể làm nhiều hơn mỗi ngày những điều đẹp và để tự nó nhân bản? (Trích Những đêm không ngủ, Minh Nhật, NXB Văn học, 2013, tr 58, 59) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, chúng ta có thể ứng xử với cái xấu, cái ác như thế nào khi chưa đủ sức mạnh đứng lên bảo vệ chính nghĩa, ủng hộ điều hay lẽ tốt? Câu 3. Những nghĩa cử được nêu trong đoạn như: “giúp một cụ già qua đường”, “nhường chỗ cho người lớn tuổi trên xe buýt, tặng quần áo cũ cho trẻ em mồ côi, mang cháo tới bệnh viện cho người nghèo” có tác dụng như thế nào trong lập luận của đoạn trích? Câu 4. Lời khuyên “hãy làm những việc tốt trong khả năng của mình” trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào với anh/chị?

1 đáp án
85 lượt xem

I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích: Không phải lúc nào chúng ta cũng có có thể đứng lên bảo vệ chính nghĩa, ủng hộ điều hay lẽ tốt, bởi có thể những cá nhân đó chưa đủ sức mạnh. Nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ phải thỏa hiệp với cái xấu, cái ác.(…) Cái xấu chỉ mạnh khi nó thấy cái tốt dường như đồng tình với nó và để kệ nó tự tung tự tác. Ngược lại, nó sẽ bị rút hết không khí và tắt thở khi chúng ta dành cho nó ánh mắt khinh miệt và xa lánh. Hãy “tấn công tinh thần” cái ác như vậy, khi mà bạn chưa thể làm gì nhiều hơn. Tôi tin điều đó hiệu quả ít nhiều. Cổ nhân có câu: “Nhất nhật bất niệm thiện, chư ác tự giai khởi”- có nghĩa là nếu một ngày chúng ta không nghĩ tới điều tốt, thì trăm nghìn điều xấu sẽ tự nảy sinh. Nói cách khác, bạn hãy làm những việc tốt trong khả năng của mình, đừng để bị lung lay tinh thần trước những điều “chướng tai gai mắt” khác, điều ấy là một sự đóng góp trực tiếp trong quá trình thanh lọc điều xấu ra khỏi xã hội này. Đúng, bạn “tuổi gì” mà ra tay bắt cướp, dẹp đua xe, phạt những người xả rác hay những kẻ làm ăn phi pháp? Nhưng, hãy giúp một cụ già qua đường, nhường chỗ cho người lớn tuổi trên xe buýt, tặng quần áo cũ cho trẻ em mồ côi, mang cháo tới bệnh viện cho người nghèo… tất cả những nghĩa cử đó không cần gì nhiều hơn một tấm lòng. Phải chăng chúng ta đã quá quen với việc xấu trước mắt, quá lớn tiếng chỉ trích những hành vi vô nhân đạo mà ta tình cờ thấy trên mạng, trên báo, thậm chí tỏ ra quá thông thái khi muốn “phán quyết” điều xấu, mà quên mất rằng chúng ta có thể làm nhiều hơn mỗi ngày những điều đẹp và để tự nó nhân bản? (Trích Những đêm không ngủ, Minh Nhật, NXB Văn học, 2013, tr 58, 59) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, chúng ta có thể ứng xử với cái xấu, cái ác như thế nào khi chưa đủ sức mạnh đứng lên bảo vệ chính nghĩa, ủng hộ điều hay lẽ tốt? Câu 3. Những nghĩa cử được nêu trong đoạn như: “giúp một cụ già qua đường”, “nhường chỗ cho người lớn tuổi trên xe buýt, tặng quần áo cũ cho trẻ em mồ côi, mang cháo tới bệnh viện cho người nghèo” có tác dụng như thế nào trong lập luận của đoạn trích? Câu 4. Lời khuyên “hãy làm những việc tốt trong khả năng của mình” trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào với anh/chị?

1 đáp án
98 lượt xem