• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

5 lý do mà bạn đừng nên cố học giỏi! 1. Để học giỏi ở Việt Nam cần phải tốn quá nhiều thời gian cho việc học, học trên lớp, học ở nhà, học thêm, học phụ đạo……trong khi một ngày mãi mãi cũng chỉ có 24 giờ do đó, thời gian dành cho những thói quen lành mạnh như chơi thể thao, thư giãn rèn luyện thân thể không có nhiều và càng học lên cao càng bị cắt ngắn, dẫn đến nguy cơ lâu dài: sức khoẻ yếu. Sức khoẻ yếu, học giỏi vô nghĩa! 2. Để học giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải “học đều” – một khái niệm đặc sản nhưng không hề thơm ngon của nền giáo dục Việt Nam, tức là phải học giỏi tất cả các môn, đầu tư thời gian dàn trải để giỏi tất cả các môn đồng nghĩa là rất khó cho bạn để có chặng nghỉ nghĩ về những gì mình yêu thích nhất và có tiềm năng phát triển nhất. Rất nhiều học sinh giỏi cái gì cũng giỏi nhưng chẳng thật sự giỏi cái gì. Rất nhiều học sinh khi được hỏi “Em thích làm gì nhất?”, trả lời “Em không biết.” Một hành trang quá cồng kềnh và bị nhồi nhét chỉ làm cho cuộc hành trình của bạn thêm mệt mỏi. Hãy biết chọn lọc! 3. Để hoc giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải hấp thụ rất nhiều kiến thức bạn học xong không biết để làm gì? Không là kỹ sư, không theo nghiệp kỹ thuật, bạn sử dụng đạo hàm, sử dụng hàm số, sử dụng tích phân để làm gì……….? Mà muốn sử dụng, bây giờ có vô số phần mềm và ứng dụng làm thay con người những tính toán đó.Bạn có định tự kéo cày trong khi nhà có trâu và có máy? Người ta hay nhắc bạn tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, nhưng không ai nhắc bạn tiết kiệm tài nguyên não của chính bạn. 4. Để học giỏi ở Việt Nam, ít nhiều bạn bị mất một chút tự do, và buộc phải là bản sao tư duy của ai đó. Nói đến Tấm là phải ngoan hiền, nói đến Cám là phải gian ác, trong khi bạn đang nghĩ đến điều ngược lại, nhưng không được đâu, cô không thích điều này! Bạn chưa hiểu, bạn cần học lại, học kỹ hơn, không được, lớp cần 90% học sinh giỏi, chỉ tiêu chỉ được 10% học sinh khá, và tuyệt nhiên không được ai ở lại lớp. Bạn cần phải là một bông hoa đẹp trong vườn hoa toàn Học sinh Giỏi của cả lớp, của trường, trong cánh rừng học sinh giỏi của Thành phố. Việc chấp nhận mất tự do tư duy từ nhỏ trong học đường làm cho bạn dễ chấp nhận hơn với việc mất tự do trong cuộc sống sau này. 5. Để học giỏi ở Việt Nam, cuộc sống của bạn rất dễ bị mẻ, bị nứt, bị lệch và rất có thể bị vỡ nữa. Bạn còn quá trẻ và non nớt, vì thế nên bạn cần đi học để trưởng thành lên theo năm tháng, nhưng bố mẹ và thầy cô luôn cần bạn phải là số 1, không được là số 2, nhất định phải là số 1, và họ thi nhau chất lên lưng bạn những áp lực nặng nề mà chính bạn cũng không thể biết được đâu là tới hạn. Đến khi bạn kém giao tiếp, ứng xử lúng túng, không biểu đạt ngay cả những gì mình muốn nói, không tự tin giữa đám đông chỉ vì ngoài giờ học bạn không còn người bạn thân nào hơn Facebook, Zalo và máy tính và điện thoại, không có thời gian để quan sát cuộc sống tươi đẹp xung quanh. Coi chừng! Rất có thể, đấy là cách những tờ giấy khen Học sinh giỏi âm thầm đánh cắp tuổi thơ của bạn. Nêu cảm nhận của em

1 đáp án
26 lượt xem
2 đáp án
34 lượt xem

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Cựu đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Hillary Clinton từng chia sẻ rằng điều quan trọng nhất mà một người cần có để có thể thành công là khả năng phục hồi, nói cách khác là khả năng thích ứng với sự thay đổi một cách tự tin. Và bài học giá trị nhất mà bà học được từ người mẹ tần tảo và vĩ đại của mình là “Cuộc đời không phải là những gì xảy ra với bạn mà là những gì bạn đã làm với những điều xảy ra với bạn”. Với ý nghĩa tương tự - khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân đối phó hiệu quả với những nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa đó là “kỹ năng sống”. Vậy kỹ năng sống là khả năng tự thân hay sẽ có được qua quá trình học hỏi, rèn luyện? Câu trả lời là cả hai! Nếu bạn vốn là người có tư duy tích cực, trước một vấn đề phát sinh, bạn sẽ không bị chi phối bởi cảm giác lo lắng khi nghĩ đến hậu quả của nó, thay vào đó là sự tập trung vào việc tìm giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Nhưng nếu vốn là người hay lo lắng, bạn cũng không cần… lo lắng tiếp khi sợ rằng mình sẽ khó khăn để thích nghi với sự thay đổi hoặc “đầu hàng” vô điều kiện trước những vấn đề phát sinh, bởi vì bạn hoàn toàn có thể học tập và học hỏi để rèn luyện tinh thần và tích lũy các kỹ năng cần thiết nhằm đối phó một cách hiệu quả với những thách thức của cuộc sống hằng ngày. (https://doanhnhansaigon.vn/ kỹ năng sống: Trường học không ở đâu xa) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. Câu 2. Dựa vào văn bản, hãy cho biết Cựu đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Hillary Clinton từng chia sẻ rằng điều quan trọng nhất mà một người cần có để có thể thành công là gì? Câu 3. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa thế nào là kỹ năng sống? Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến: “Kỹ năng sống là khả năng tự thân hay sẽ có được qua quá trình học hỏi, rèn luyện?” Hãy lý giải vì sao.

1 đáp án
91 lượt xem
2 đáp án
30 lượt xem
2 đáp án
25 lượt xem

đọc đoạn trích sau va trả lời các câu hỏi : Nếu cho rằng hạnh phúc chính là cảm xúc được thỏa mãn khi được hưởng thụ, thì ngay trong giây phút hiện tại này đây ta cũng đang nắm trong tay vô số điều kiện mà nhờ có nó ta mới tồn tại một cách vững vàng, vậy tại sao ta lại cho rằng mình chưa có hạnh phúc? Một đôi mắt sáng để nhìn thấy cảnh vật và những người thân yêu, một đôi chân khỏe mạnh có thể đi đến bất cứ nơi nào, một công việc ổn định vừa mang lại thu nhập kinh tế vừa giúp ta thể hiện được tài năng, một gia đình chan chứa tình thương giúp ta có điểm tựa vững chắc, một vốn kiến thức đủ để ta mở rộng tâm nhìn ra thế giới bao la, một tấm lòng bao dung để ta có thể gần gũi và chấp nhận được rất nhiều người… Đó không phải là điều kiện của hạnh phúc thì là gì? Chỉ cần nhìn sâu một chút ta sẽ thấy mình đang sở hữu rất nhiều thứ, nhiều hơn mình tưởng. Vì thế, đừng vì một vài điều chưa toại nguyện mà ta vội than trời trách đất rằng mình là kẻ bất hạnh nhất trên đời. Hãy nhìn một người đang nằm hấp hối trong bệnh viện, một người đang cố ngoi lên từ trận động đất, một người vừa suýt mất đi người thân trong gang tấc thì ta sẽ biết hạnh phúc là thế nào. Hạnh phúc của họ rất đỗi bình thường, đôi khi chỉ là một hơi thở, một nắm cơm hay một cái nhìn nhau lần cuối. Cho nên không có thứ hạnh phúc nào đặc biệt ở tương lai đâu, ta đừng mất công tìm kiếm. Có chăng, cũng chỉ là những trạng thái cảm xúc khác nhau mà thôi. Mà cảm xúc thì chỉ có ghiền, chứ có bao giờ đủ! câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. câu 2. theo tác giả,thế nào là một người khôn ngoan trong việc tìm kiếm hạnh phuc? câu 3.việc tác giả đưa ra những dẫn chứng về "một người đang nằm hấp hối trong bệnh viện, một người đang cố ngoi lên từ trận động đất, một người vừa suýt mất đi người thân trong gang tấc" có tác dụng gì? câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả"Không có thứ hạnh phúc nào đặc biệt ở tương lai đâu,ta đừng mất công tìm kiếm" không ? Vì sao? giúp mình với hứa sẽ vote 5 sao và cảm ơn

1 đáp án
168 lượt xem

Bản năng mạnh mẽ nhất của con người là học kỹ năng sống để tự tồn tại. Vừa lọt lòng mẹ, chúng ta khóc oe oe đòi sữa, vì “ con khóc mẹ mới cho bú ”. Không ai dạy cả. Rồi ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi... Rồi nhảy cú nhảy đầu tiên. Ngã cú ngã đầu tiên ... Cha mẹ đứng quanh vỗ tay cổ vũ, khen ngợi. Nhưng chính chúng ta, dù bé nhỏ mong manh như vậy, khi mới vài tháng tuổi đã tự mình làm nên những kỳ tích. ... Nếu chúng ta không chứng tỏ được rằng mình có thể tự làm, người khác sẽ tin rằng ta không thể tự làm. Nếu bạn không tự làm được điều dễ dàng, cớ sao tôi phải tin rằng bạn có đủ trách nhiệm và nhận thức để làm điều khó hơn? Trang tử nói: “ Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong được sống trong lồng ”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do? Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng. chọn vợ, chọn tương lai ... Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta tưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chi vui khi có người tâng bốc, chi hết buồn nếu có người an ủi, vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí một con chim trong nhiều lớp lồng. ( Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2018 ) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu anh chị hãy viết một đoạn văn nghị luận ( 200 chữ ) bày tỏ quan điểm về ý nghĩa của việc học kỹ năng sống để tồn tại và phát triển ( có dẫn chứng )

1 đáp án
98 lượt xem

Sự thông thái đích thực thường thể hiện qua tính khiêm tốn và sự im lặng. Tổng thống Mỹ Ulysses S. Grant vốn không phải là một người thông minh kiệt xuất, nhưng ông đã làm nên sự nghiệp của mình từ việc biết cách lắng nghe và học hỏi không ngừng. Đương thời, người ta gọi ông là "Vị tổng thống trầm lặng". Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là bạn cũng nên chọn lựa đối tượng để lắng nghe. Hãy lằng nghe với lòng tôn trọng và tinh thần cởi mở trước những ý tưởng, học thuyết mới. Hãy lắng nghe và thẩm thấu những kiến thức mà bạn thu nhận được qua những cuộc chuyện trò này. (Không gì là không thể, George Matthew Adams, NXB Trẻ) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn: Hãy lắng nghe với lòng tôn trọng và tinh thần cởi mở trước những ý tưởng, học thuyết mới. Hãy lắng nghe và thẩm thấu những kiến thức mà bạn thu nhận được qua những cuộc chuyện trò này. Câu 3. Theo anh.chị, việc tác giả nhắc đến Tổng thống Mỹ Ulysses S. Grant trong doạn trích có tác dụng gi? Câu 4. Quan điểm của tác giả: Sự thông thái đich thực thường thể hiện qua tính khiêm tốn và sự im lặng có ý nghĩa gì với anh.chị?

2 đáp án
106 lượt xem

Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình: - Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối… - Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không? – Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề. - Không chú ạ, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chặt. - Vậy sao không lên bờ mà ở - Đẩu hỏi. - Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được! - Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? – Tôi hỏi. - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh… - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên. - Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông… - Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, - trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo? - Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú? Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp: - Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng rôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – và lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ. - Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? Đột nhiên tôi hỏi. - Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no… (Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.75 – 76) Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyên Minh Châu trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa".

1 đáp án
97 lượt xem

Viết bài văn cho dàn ý sau Mở bài Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ, đồng thời là người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học từ sau 1975. Ở giai đoạn trước , ngòi bút của ông theo khuynh hướng sử thi ; thời kì sau chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề về đạo đức và triết lí nhân sinh , đổi mới về nghệ thuật viết truyện. Chiếc thuyền ngoài ca là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau năm 1975. B. Thân bài 1. Phát hiện của nghệ sĩ Phùng khi chiếc thuyền ở ngoài xa - Màu sắc: sương mù trắng như sữa pha đôi chút màu hồng hồng. - Hình ảnh: chiếc thuyền lưới vó, vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc. - Đường nét ánh sáng hài hoà và đẹp. => Một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ, Một cảnh đắt trời cho, một bức họa diệu kỳ, sản phẩm quý hiếm của hóa công. - Xúc cảm của người nghệ sĩ: + Bối rối + Trái tim bóp thắt + Tâm hồn trong ngần + Hạnh phúc ngập tràn 2. Phát hiện của nghệ sĩ Phùng - Chiếc thuyền khi vào gần bờ - Nhưng Phùng còn phát hiện một cảnh tượng phi thẩm mĩ (một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; gã đàn ông to lớn, dữ dằn), phi nhân tính(người chồng đánh vợ một cách thô bạo, đứa con thương mẹ đã đánh lại cha) giống như trò đùa quái ác, làm Phùng “ngơ ngác” không tin vào mắt mình. -Chứng kiến những cảnh tượng đó, nghệ sĩ Phùng “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, cứ đứng há hốc mồm ra mà nhìn”. Phùng không thể ngờ rằng đằng sau cái vẻ đẹp diệu kỳ của tạo hóa lại là bi kịch của cuộc đời, là cái ác, cái xấu. - Phát hiện mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, nghệ thuật sinh ra từ cuộc đời, luôn gắn bó với cuộc đời. Nhưng đôi luc người nghệ sĩ cũng phải đứng trước cảnh trớ trêu đầy nghịch lý.- Phùng và Đẩu ở trước và sau câu chuyện của người đân bà + Khiến cho người nghệ sĩ Phùng có nhiều suy nghĩ và cảm nhận trái chiều vừa cảm thông, những cảnh ngộ của con người trong cuộc đời, nhưng cũng thấy niềm vui của mình bị lung lay. Từ đó người nghệ sĩ tự giác ngộ để có cái nhìn gần với cuộc sống hơn, để cho nghệ thuật và cuộc đời rút ngắn khoảng cách. C. Kết bài Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu trong thời kì sau năm 1975. Qua câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều. Nghệ thuật chân chính phải bắt nguồn từ cuộc sống. Nếu nghệ sĩ mang trái tim tình yêu sâu nặng với con người, anh ta cần trung thực, dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực, nhìn vào số phận con người. Nghệ thuật chân chính luôn gắn bó với cuộc đời và phải vì cuộc đời. Nghệ thuật của truyện ngắn xây dựng tình huống độc đáo , có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Thành công trong nghệ thuật trần thuật : câu chuyện được kể qua nhân vật Phùng ( sự hoá thân của tác giả ) làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ sinh động, phù hợp với tính cách nhân vật. Lời văn giảm dị, mộc mạc mà sâu sắc, đa nghĩa.

1 đáp án
55 lượt xem
2 đáp án
35 lượt xem
2 đáp án
24 lượt xem
2 đáp án
22 lượt xem