• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
1 đáp án
29 lượt xem

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới: Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự. - Chiếc xe này của bạn đấy à? . Cậu bé hỏi. - Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. - Ồ, ước gì tôi... Cậu bé ngập ngừng. Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi. - Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! . Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói: - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé. (“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề được gợi từ câu chuyện trên. MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI

1 đáp án
90 lượt xem
1 đáp án
24 lượt xem

Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Họ tin rằng dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, họ là một phần nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ: nếu họ thi trượt, đó là lỗi của họ. Nếu không được cha mẹ tin tưởng, đó là lỗi của họ. Nếu phải vào lớp tệ hại nhất, đó là lỗi của họ. Nếu trở thành một học sinh xuất sắc, đó cũng là nhờ nỗ lực của họ. Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân có một sức mạnh tiềm ẩn vô cùng to lớn. Nếu bạn tin rằng bạn là nguyên do của mọi chuyện, bạn sẽ có khả năng thay đổi và cải thiện mọi chuyện. Nói một cách đơn giản, bạn làm chủ cuộc sống của chính bạn. [...]Những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân họ. Họ đổ thừa thầy cô giảng bài nhàm chán, đổ thừa kì thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ. Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn Toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ...trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật. “Những người và những việc xung quanh mình khiến mình thất bại “. Suy nghĩ đó khiến bạn trở thành nạn nhân bất lực, không thể thay đổi được cuộc sống. ( Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo ) Từ ý nghĩa của văn bản trong phần Đọc hiểu anh chị hãy viết đoạn văn nghị luận ( khoảng 200 chữ ) để trả lời câu hỏi: cần làm gì để không rơi vào khuynh hướng đổ lỗi cho người khác ( có dẫn chứng )

1 đáp án
110 lượt xem

Đọc văn bản sau: Người ta kể nhau nghe Trước khi hòa vào biển Dòng sông run rẩy sợ. Nàng ngoái nhìn chặng đường đã qua Từ đỉnh núi đến con đường gió lộng Băng qua bao làng mạc, cánh rừng. Trước mặt nàng giờ là biển rộng Dấn thân vào Mãi mãi chẳng còn ta Dấn thân vào Chắc chắn sẽ tan ra. Nhưng chẳng có cách nào Dòng sông không còn đường quay lại. Chẳng ai có thể quay lại. Vì quay lại là vô phương Trong tồn tại. Dòng sông phải đánh liều thôi Thẳng trôi vào biển lớn Bởi khi nàng dấn bước Là phút giây nỗi sợ tiêu tan Là khi nàng nhận ra Mình chẳng hề tan biến trong đại dương Mà chính nàng đã trở thành biển cả. (Khalil Gibran, Nỗi sợ, bản dịch của Nguyễn Thiên Ngân) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong bài thơ. Câu 2. Trong bài thơ “Nỗi sợ”, nhà thơ Khalil Gibran đã dùng hình ảnh dòng sông để gợi tới điều gì? Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về hành trình của dòng sông đã có hành trình vượt qua nỗi sợ như thế nào? Dòng sông phải đánh liều thôi Thẳng trôi vào biển lớn Bởi khi nàng dấn bước Là phút giây nỗi sợ tiêu tan Là khi nàng nhận ra Mình chẳng hề tan biến trong đại dương Mà chính nàng đã trở thành biển cả. Câu 4. Anh/chị có cho rằng vượt qua thử thách trong cuộc sống đôi khi là phải liều lĩnh không? Vì sao?

1 đáp án
136 lượt xem
2 đáp án
56 lượt xem