• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Hãy phân tích và nêu nhận xét về bài thơ chế này! _________________________________________ XIN PHẤN (Bản cấp 2) _1_ Cô giáo vào lớp Hộp phấn trên bàn Mở hộp phấn ra Hộp phấn trống rỗng. _2_ Cô hỏi "Phấn đâu?" Lớp em hết rồi! Lớp đi Xin phấn Xin phấn lớp khác! _3_ Đứng trước cửa lớp Thưa cô! Xin phấn! Cô giáo lớp bên Lớp này xin xong! _4_ Đi sang lớp khác Thưa cô! Xin phấn! Cô giáo lớp đó Vào lấy đi em! _5_ Bước vào trong lớp Lấy vài viên phấn Em cảm ơn cô! Vội vàng về lớp. _6_ Đứng trước cửa lớp. Thưa cô, đây ạ! Bỏ phấn vào hộp Lớp bắt đầu học. _7_ Hết giờ lớp tan Cô giáo(*) đưa tiền Bạn(**) ra mua phấn Mua xong đi về. _8_ Buổi sau đi học Bạn(**) ra lớp ngay Bỏ phấn vào hộp Tiền thừa trả cô(*). _9_ Cô giáo vào lớp Hộp phấn trên bàn Mở hộp phấn ra Phấn đầy trong hộp. _10_ Lớp này đủ phấn Lớp khác bổ sung(***) Cả trường đủ phấn Hết chuyện xin phấn. __Hết__ THCS Liên Bão - Tiên Du - Bắc Ninh Viết vào Tháng 1 Năm 2017 Chú giải ở khổ 7+8 (*) cô giáo trong 2 khổ này là Giáo viên chủ nhiệm (**) bạn trong 2 khổ này là bạn trông giữ phấn của lớp. Chủ giải khổ 10: (***) nguyên văn cả câu này có ý là các lớp khác bổ sung phấn sao cho lớp luôn đầy đủ phấn để viết. __________________________________________ Hãy phân tích và nêu nhận xét về bài thơ chế này!

1 đáp án
23 lượt xem

Trong tiếng Anh, cộng hưởng là “together”. Để dễ nhớ, bạn có thể chiết tự nó thành ba chữ “to get there”, nghĩa là cùng đến đích. Trên thực tế, nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực xung quanh hoặc biết tạo nên sự cộng hưởng bên trong mình thì nhất định bạn sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra. Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó. Nếu động cơ khuyến khích các thành viên tự nguyện hợp tác với nhau thì sức mạnh tập thể sẽ tồn tại lâu bền. Ngược lại, khi các thành viên ràng buộc nhau một cách miễn cưỡng, chắc chắn sức mạnh ấy chỉ mang tính tạm thời. Hẳn bạn từng nghe câu chuyện ngụ ngôn về tay, chân, mắt, mũi, miệng. Vì tranh giành chức vị quan trọng nhất mà các bộ phận này đã bỏ rơi nhau. Chỉ khi tất cả cùng kiệt sức thì chúng mới nhận ra rằng, sự tồn tại của mình phụ thuộc vào sự tồn tại của các bộ phận khác, mỗi bộ phận tuy đóng vai trò riêng nhưng đều quan trọng như nhau. Thật tuyệt vời nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực bên trong để tạo nên sức mạnh cho riêng mình. Ý tưởng về sự cộng hưởng chính là ý tưởng về sự tiến bộ. Khi bạn tập trung mọi nguồn lực của mình vào một việc gì đó, nghĩa là bạn đã sẵn sàng tiến về phía trước. Sự cộng hưởng không những giúp tập thể đoàn kết hơn mà còn có khả năng giúp con người tăng cường sức mạnh của chính bản thân họ. Đây chính là một trong những yếu tố căn bản giúp con người đạt được thành công như mong muốn. Hãy kết hợp mọi nội lực trong con người bạn, cũng như với mọi người xung quanh. Hãy ghi nhớ: Cộng hưởng nghĩa là cùng đến đích! ( Không gì là không có thể - George Matthew Adams ) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ ) bàn về ý kiến: “ Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó” ( có dẫn chứng )

2 đáp án
61 lượt xem

Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài sau khi miêu tả gia đình thuyền chài Nguyễn Minh Châu viết: “Có lẽ suốt một cuộc đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum,đang hướng vào bờ”. Ở đoạn khác, ông lại viết: “Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng. Một người rời chiếc thuyền....lão đàn ông lập tức trở lên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa... lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ, đau đớn: “Mày chết hết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ” Từ việc cảm nhận hai đoạn văn trên anh chị hãy làm nổi bật mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống

1 đáp án
50 lượt xem

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Sự khác biệt giữa Người Chủ động và Người Thụ động được thể hiện qua vô số vụ việc nhỏ nhặt hàng ngày. Người Chủ động lên kế hoạch cẩn thận cho một kỳ nghỉ, rồi bắt tay vào thực hiện. Người Thụ động lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, nhưng anh ta trì hoãn, lần lữa mãi. Người Chủ động cảm thấy cần phải gửi thiệp đến cho một người quen để chúc mừng thành công mà người đó đạt được. Và anh ta gửi thiệp ngay. Trong trường hợp tương tự, Người Thụ động sẽ tìm ra một lý do nào đó thật hợp lý để trì hoãn, và tấm thiệp sẽ không bao giờ được viết. ...Sự khác biệt giữa Người Chủ động và Người Thụ động thể hiện ở mọi cử chỉ, hành động. Người Chủ động luôn hoàn thành những việc mà anh ta muốn hoàn thành, anh ta giành được sự tự tin, giữ được tinh thần ổn định, tính tự lập và kiếm được thu nhập khá hơn. Người Thụ động không thể hoàn thành những việc anh ta muốn, vì anh ta không bao giờ chịu hành động dứt khoát. Hậu quả là anh ta sẽ đánh mất sự tự tin, tự hủy hoại khả năng làm việc độc lập, và rốt cuộc, sẽ phải chấp nhận một cuộc sống của kẻ tầm thường. Người Chủ động luôn hoạch định để hành động. Người Thụ động luôn hoạch định để …trì hoãn. Ai cũng muốn trở thành Người Chủ động. Vì vậy, hãy tập thói quen hành động. Rất nhiều người thụ động không bao giờ chịu hành động, vì họ còn chờ cho đến khi mọi điều kiện đểu tuyệt đối hoàn hảo thì mới bắt tay vào. Chẳng ai mà không muốn có được hoàn cành tuyệt đối thuận lợi, nhưng bất cứ việc gì thuộc về con người cũng đều không tuyệt đối, hoàn hảo. Vì thế, chờ đợi sự hoàn hảo 100% chỉ là sự chờ đợi vô vọng. (Trích Dám nghĩ lớn, David J.Schwartz.Ph.D, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên? Câu 2. Theo tác giả, hậu quả của người sống thụ động là gì? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến “Người Chủ động luôn hoạch định để hành động. Người Thụ động luôn hoạch định để …trì hoãn”? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm :“chờ đợi sự hoàn hảo 100% chỉ là sự chờ đợi vô vọng”của tác giả không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của thói quen hành động trong cuộc sống.

2 đáp án
105 lượt xem

phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích :)) Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.

2 đáp án
189 lượt xem

Lập dàn ý chi tiết phân tích sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đoạn trích sau: Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết , Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái của sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi…

2 đáp án
226 lượt xem

Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau Thế chiến thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đến hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn. Sau khi đi khỏi, hai người đã có cuộc trò chuyện với nhau trên đường. Một người hỏi: - Anh nghĩ người Đức có thể tái thiết đất nước hay không? Người kia trả lời: - Họ hoàn toàn có thể. - Sao anh có thể khẳng định như thế? Thay vì câu trả lời, bạn anh hỏi ngược lại: - Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên bàn dưới tầng hầm u tối đó không? - Một bình hoa. Phải, trong hoàn cảnh khốn khó mà vẫn không quên hoa tươi, tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn. Còn giữ lấy một bông hoa trong ngục tối tức là còn nuôi dưỡng chút niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Ngỡ là hão huyền nhưng trong lúc khó khăn nguy cấp nhất, đó chính là động lực để thúc đẩy con người vượt qua sự nghiệt ngã của đời sống. Chỉ cần không nhụt chí, vẫn giữ được tinh thần lạc quan cởi mở, thì ta có thể trèo lên khỏi vực thẳm. Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng. (Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr 136) Câu 1: Xác định phương thức bểu đạt của văn bản Câu 2 :nhìn hình ảnh bình hoa dưới tầng hầm ,Vì sao một trong hai người Mĩ lại tin rằng người Đức có thể tái thiết đất nước sau chiến tranh Cau 3:Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng. Câu 4. Qua câu chuyện trên, anh/chị rút ra bài học gì về thái độ ứng xử trước những khó khăn, thử thách? Câu 5:Từ nội dung câu chuyện, hãy chia sẻ thái độ và cách ứng xử của anh chị trong một tình huống trong cuộc sống (khoảng 10 dòng)

1 đáp án
50 lượt xem

“…Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì giông bão cuộc đời. … Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em.” ( Trích Em không tự cứu mình thì ai cứu em _Rosie Nguyễn _Cuốn Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu ) Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩ của cách “ Sống ở thế chủ động “ đối với tuổi trẻ hôm nay ( có dẫn chứng )

1 đáp án
149 lượt xem