• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Khi thế giới chìm trong đại nạn mới thấy trái đất, chẳng rộng lớn như ta vẫn tưởng, mới thấy con người chẳng vĩ đại như trong sách vở. Trái đất này thực ra vô cùng bé nhỏ, số phận con người lại càng mong manh. Chỉ cần một cái hắt hơi của thiên nhiên là lời người sẽ tan mù như đám bụi. Chỉ cần một trong hàng tỉ loại viruts bé nhỏ tấn công thôi đã đủ mang đến thảm họa cho loài người. Đó là ba chưa nói đến những người sức dài vai rộng, mạnh khỏe và dư thừa năng lượng còn làm đủ điều bất tiện hãm hại lẫn nhau và hãm hại cộng đồng này. (…) Vì thế ba mong con, dù ở thế gới tự do đến thế nào, đừng bao giờ đòi được sống hoàn toàn theo ý mình. Bởi khi con chỉ sống đúng như những gì con muốn và những gì con thích, thì có nghĩa rất nhiều người khác sẽ phải sống cho con, chiều theo những sở thích mong muốn của con và thậm chí tổn thương vì con nữa đấy. Đấy không phải tự do mà là vị kỷ. Hạnh phúc rất nhiều khi là cho đi chứ không phải được thỏa mãn. Con đang bước vào lứa tuổi teen, lứa tuổi quan trọng nhất để dệt nên một cô gái. Tuổi thơ rỗi sẽ chỉ còn lại trong kí ức. Ba không mong muốn con là một cô gái hoàn hảo, chỉ mong biết phân định đúng-sai-tà-thiện, khi ấy con có thể tự tin bước vào thế giới không cổ tích ngoài vòng tay ba mẹ, con được quyền sai lầm và có thể vấp ngã, nhưng khi con biết phân định được đúng – sai chắc chắn con sẽ biết nhìn lại sửa sai mà đứng dậy. Có thể ba lo xa nhưng không thừa phải không con gái bé nhỏ? Cho dù thế giới không là cổ tích nhưng nếu ta biết sống đẹp thì thế giới cũng sẽ thật đẹp phải không con? ( Dẫn theo Khi thế giới không là cổ tích – Phạm Đình Nghi, Phụ nữ mới) 1. Vì sao người cha khuyên con đừng bao giờ đòi được sống hoàn toàn theo ý mình? 2. Em hiểu như thế nào về ý kiến: Cho dù thế giới không là cổ tích nhưng nếu ta biết sống đẹp thì thế giới cũng sẽ thật đẹp phải không con? 3. Theo anh/chị vì sao biết phân định đúng sai có thể tự tin bước vào cuộc đời? 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Hạnh phúc rất nhiều khi là cho đi chứ không không phải được thỏa mãn? Vì sao? NLXH: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh, chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về việc làm thế nào để tự tin đối mặt với những thử thách trong cuộc sống?

1 đáp án
92 lượt xem
1 đáp án
26 lượt xem
1 đáp án
20 lượt xem

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Hãy học cách tự chủ trong mọi suy nghĩ và hành động, đừng bị phụ thuộc vào những người xung quanh. Sẽ không có ai có thể đi đôi giày của bạn để sống cho bạn suốt cuộc đời, vậy nên chớ để cho người khác định nghĩa bạn. Mỗi con người có những ưu tiên và giá trị khác nhau, nên hãy tự định nghĩa cuộc sống cho mình và hãy tự quyết định giá trị của chính bản thân. Bạn có thể lắng nghe và tôn trọng những ý kiến khác nhau, nhưng đừng để người khác phá vỡ quan điểm của bản thân khi bạn đã có niềm tin vững chắc vào nó. Nếu ai đó chê bạn xấu, lùn, da đen, nhưng đây là đặc điểm mà tạo hóa đã ban cho bạn khi bạn sinh ra thì những người chê bai mới là những người đáng phải xấu hổ. Nếu có ai đó than bạn là kẻ lười nhác hay thụ động, hãy hỏi lại họ xem họ có thể khuyên bạn làm những gì. Những người chỉ biết chê bai mà không có giải pháp cụ thể chỉ làm bạn cảm thấy nản chí và mất niềm tin vào bản thân. Những người đánh giá bạn không định nghĩa được bạn, mà họ đang định nghĩa bản thân mình. Học được cách không quan tâm đến sự đánh giá của người khác cũng làm cho cuộc sống của bạn thanh thản hơn. Hãy đi theo những ước mơ của bản thân nếu bạn tin vào những gì bạn đang làm, ngay cả khi bạn bị chỉ trích hay khi mọi người đều bảo bạn sẽ không đạt được chúng.” (Trích Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, Nhóm tác giả Hồ Thu Phương, Nguyễn Phan Linh, Phạm Anh Đức, NXB Thế giới, 2018) Câu 1. Tác giả đã cho bạn lý do nào để khuyên bạn “Hãy đi theo những ước mơ của bản thân”? Câu 2. Theo tác giả, cần ứng xử như thế nào khi có ai than trách bạn là kẻ lười nhác hay thụ động? Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến: không ai có thể đi trên đôi giày của bạn để sống cho bạn suốt đời? Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với quan niệm: Học được cách không quan tâm đến sự đánh giá của người khác cũng làm cho cuộc sống của bạn thanh thản hơn? Vì sao?

1 đáp án
106 lượt xem
2 đáp án
85 lượt xem

Con người không phải lúc nào cũng làm chủ được bản thân mình. Vả chăng hiểu được bản thân mình không phải là dễ. Văn học có tác dụng to lớn và sâu sắc giúp cho con người hiểu được chính mình. Khoa học khai hoá nhận thức về tự nhiên, về xã hội và con người nói chung. Nhưng trong đời sống tâm hồn và tâm lý của con người ngày càng trở nên phức tạp có những mảng, những lớp chiều sâu, những uẩn khúc chỉ có văn học và nghệ thuật mới soi thấu chuẩn bị cho sự tự ý thức. Trái tim của con người có những lý riêng mà lý trí của khoa học khó nắm bắt. Có những, tác phẩm đọc xong ta thấy bàng hoàng: Lần đầu tiên ta nhận ra được con người thật của mình. "Người cao thượng không phải là không bao giờ đê tiện, người cao thượng biết rằng mình có những lúc đê tiện" (Bielinxky). Stendhal cũng đã từng nói đến tác động của văn học, tới sự tự kỉ ý thức tiếp thu đạo đức. Đến đây có thể thấy rõ hơn vai trò của văn nghệ trong đời sống đạo đức: nó giúp cho con người tự biết mình, cả những mặt yếu lẫn mặt mạnh, những tiềm lực lớn lao ta không ngờ đến. Tác động gián tiếp này nhiều khi còn mạnh mẽ hơn sự "cải tạo" trực tiếp. quan niệm truyền thống về văn học coi trọng tác dụng trực tiếp của văn học. Nhưng có một quan niệm khác về chức năng giáo dục của văn học. Triết gia Seneca (khoảng 4 TCN - 65) là người thấu hiểu điều này: "Vấn đề không phải là ở chỗ văn học nghệ thuật có thể cung cấp đạo đức mà ở chỗ chúng chuẩn bị tâm hồn cho sự tiếp thu đạo đức". Những tác phẩm cổ điển bao giờ cũng có giá trị tâm lý sâu sắc, phát huy sự tự ý thức của người đọc và đây là một sự chuẩn bị quan trọng cho sự hoàn thiện đạo đức. Câu 1: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: "Người cao thượng không phải là không bao giờ đê tiện, người cao thượng biết rằng mình có những lúc đê tiện" Câu 2: Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Văn học "chuẩn bị tâm hồn cho sự tiếp thu đạo đức"? Hãy lý giải.

1 đáp án
29 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Thư của thầy hiệu trưởng Singapore gửi phụ huynh. "Các bậc phụ huynh kính mến, Kỳ thi của các em học sinh đang tới gần. Chúng tôi biết rằng các vị đều đang mong cho con mình sẽ giành được kết quả cao trong kỳ thi này. Tuy nhiên, xin hãy nhớ rằng, trong số các em, những người có mặt tại kỳ thi, có người sẽ là một nghệ sĩ, người không cần hiểu sâu về Toán. Có người sẽ là một doanh nhân, người không cần phải quá quan tâm đến lịch sử hay văn học Anh. Có người sẽ là một nhạc sĩ, người mà với họ, môn Hoá học sẽ chẳng có ý nghĩa gì nhiều. Có người sẽ là một vận động viên, người mà việc rèn luyện thể chất sẽ quan trọng hơn là môn Vật lý, giống như vận động viên Schooling của chúng ta. Nếu con bạn đạt điểm cao, điều đó thật là tuyệt vời. Nhưng nếu con không thể, xin đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm của con. Hãy nói với con rằng: ổn thôi mà, đó chỉ là một kỳ thi. Con được sinh ra trên đời cho những điều lớn lao nhiều hơn thế. Hãy nói với con rằng, dù điểm số của con là bao nhiêu, cha mẹ vẫn yêu con và không hề phán xét. Xin hãy làm như vậy, và nếu các vị thực hiện điều đó, hãy chờ xem con mình chinh phục thế giới. Một kỳ thi hay một điểm số kém sẽ không thể gạt bỏ đi những ước mơ và tài năng bên trong của các con. Và cuối cùng, xin đừng nghĩ rằng chỉ có kỹ sư hay bác sĩ mới là những người hạnh phúc duy nhất trên thế giới này. Trân trọng! Hiệu trưởng". Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Câu 2: Nêu tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích. Câu 3: Anh/Chị có đồng ý với ý kiến của thầy hiệu trưởng: "Một kỳ thi hay một điểm số kém sẽ không thể gạt bỏ đi những ước mơ và tài năng bên trong của các con" không? Vì sao? Câu 4: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói của thầy hiệu trưởng : "Nếu con bạn đạt điểm cao, điều đó thật là tuyệt vời. Nhưng nếu con không thể, xin đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm của con

1 đáp án
137 lượt xem

Đọc văn bản: Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyên từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phố ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non những màu sắc thân thuộc quá như da thit, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sou một xó xinh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi dến - cái bọ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình. (Trích “Bến quê ", Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minih Châu, NXB Văn hóa thông tin, 2014) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản? Câu 2: Chỉ ra hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả trong đoạn trích. Câu 3: Chỉ ra và nếu tác dụng của phép tụ từ cÚ pháp trong câu văn: “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không Sor một xó xinh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gii mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - ca bo bên kia sông Hồng ngay trước cửa số nhà mình".

2 đáp án
44 lượt xem
2 đáp án
29 lượt xem