Vì sao nói chủ nghĩa yêu nước là đặc điểm của Văn học trung đại Việt Nam nói riêng và Văn học dân tộc nói chung. (1 bài văn, mở bài, thân bài kết bài)

1 câu trả lời

CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM -

 CƠ SỞ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN

 

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM

1. Quan niệm về chủ nghĩa yêu nước 

Giảng viên cần phân tích, làm rõ các khái niệm về yêu nước và chủ nghĩa yêu nước.

Yêu nước là trạng thái tình cảm xã hội mang tính phổ biến vốn có ở mọi quốc gia - dân tộc trên thế giới.

Chủ nghĩa yêu nước không thuần túy chỉ là tư tưởng yêu nước, tình cảm yêu nước hay lòng yêu nước nói chung. Nó cũng không đồng nhất với tinh thần yêu nước, hay truyền thống yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý trí yêu nước và tình cảm yêu nước của con người, là sự phát triển ở trình độ cao của tư tưởng yêu nước, là tinh thần yêu nước đạt đến sự tự giác.

2. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Trong mục này, giảng viên cần phân tích, làm rõ 02 vấn đề:

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tổng hòa các yếu tố tri thức, tình cảm, ý chí của con người Việt Nam, tạo thành động lực tinh thần to lớn thúc đẩy họ sẵn sàng cống hiến sức lực, trí tuệ, xả thân vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Phân tích, làm rõ 03 yếu tố cơ bản cấu thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là: tri thức, tình cảm, ý chí của con người Việt Nam.

3. Vị trí, ý nghĩa của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Phần này, giảng viên cần tập trung phân tích rõ những ý:

- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam chính là cội nguồn sức mạnh, là “bệ phóng” đưa dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn sóng gió, thử thách để đi đến những thắng lợi vinh quang.

- Chủ nghĩa yêu nước là giá trị thiêng liêng chung của toàn dân Việt Nam, của tất cả các dân tộc anh em hiện đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, cùng cộng đồng người Việt Nam đang đang sinh sống ở nước ngoài, trở thành đặc trưng tiêu biểu của tính cách con người Việt Nam.

- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là nội dung cốt lõi của tư tưởng Việt Nam, của nhân sinh quan và thế giới quan Việt Nam, là hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là động lực tinh thần to lớn của toàn dân tộc, là yếu tố hàng đầu, có ý nghĩa quyết định tạo nên sức mạnh nội sinh để dân tộc ta trường tồn và phát triển.

- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là nguồn sức mạnh thường trực trong lòng dân tộc ta.

II. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM

Đây là một trong những nội dung quan trọng của bài, giảng viên cần tập trung phân tích, làm rõ 04 cơ sở cơ bản sau:

1. Lịch sử dựng nước - sự gắn bó của mỗi người với thiên nhiên, quê hương, xứ sở

- Lòng yêu nước thường bắt nguồn từ tình yêu quê hương xứ sở, nơi sinh ra, lớn lên của mỗi người; từ sự gắn bó giữa những thành viên của gia đình, cộng đồng làng xã, rồi đến quốc gia, dân tộc.

- Nền kinh tế của Việt Nam chủ yếu là kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, cần có sự hợp sức của cả cộng đồng. Điều đó tự nó tạo nên sự gắn bó rất chặt chẽ giữa con người với thiên nhiên, với xóm làng, với mảnh đất mà mình đã sinh sống, đang canh tác.

2. Quá trình hình thành và thống nhất sớm của quốc gia-dân tộc Việt Nam

- Quá trình thống nhất quốc gia và hình thành dân tộc sớm ở Việt Nam có tác động sâu sắc đến sự phát triển của tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết, sự cố kết cộng đồng.

- Cùng với quá trình thống nhất quốc gia là quá trình hình thành, thống nhất dân tộc, tức quá trình các cộng đồng dân cư gắn bó với nhau trên một cơ sở của tư tưởng, tình cảm chung, trong một nền văn hóa chung.

3. Lịch sử chống ngoại xâm hào hùng và anh dũng của dân tộc

Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực và thế giới, cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú nên luôn là mục tiêu nhòm ngó, lăm le xâm lược và thôn tính của các đế quốc ngoại bang.

Trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải đương đầu với kẻ địch mạnh hơn gấp nhiều lần.

- Sự gắn bó mật thiết giữa bảo vệ đất nước đi liền với bảo vệ giống nòi, bảo vệ bản sắc dân tộc.

4. Sự hình thành nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Trong thời kỳ cổ đại, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã có các nền văn hóa phát triển, dẫn đến sự ra đời của các nhà nước sơ khai.

- Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, các dòng văn hóa và lịch sử đó đã hòa nhập vào dòng chảy chung của văn hóa Việt Nam.

chúc bn hok tốt

Câu hỏi trong lớp Xem thêm