Giúp em làm với. Em hãy nêu suy nghĩ về quan điểm sống " số phận do con người nắm giữ"

2 câu trả lời

Trong suốt chiều dài lịch sử, chiến tranh luôn để lại những mất mát và tổn thất cho dù đó là đất nước thắng trận và bại trận. Thật vậy, những nỗi đau mà chiến tranh để lại cho con người là những nỗi đau dai dẳng và chua xót bậc nhất. Đầu tiên, chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của biết bao nhân dân vô tội và những người lính tham chiến. Những người dân vô tội chết trong bom đạn chiến tranh nhiều vô kể, hay những người lính tham gia vào cuộc chiến tranh dù chính nghĩa hay phi nghĩa thì cũng kề cận với cái chết bất cứ lúc nào. Dù cho sự hy sinh của họ là anh dũng nhưng nỗi đau, sự mất mát về người thì vẫn còn ở đó, một người mẹ mất đi con, một người con mất đi cha, mất đi mẹ,... Còn nỗi đau lớn và chua xót hơn nỗi đau người thân không còn. Có bà mẹ Việt Nam anh hùng có chồng và cả 8 người con cùng hy sinh khi đi đánh giặc. Thứ hai, chiến tranh để lại những tổn thất nặng nề cho con người như những di chứng của chiến tranh. Ở VN, những đầu đạn nằm sâu trong lòng đất tiềm ẩn nguy cơ phát nổ bất cứ lúc nào. Hơn nữa, có biết bao con người nhiễm chất độc da cam của Mỹ Ngụy mà mang tật nguyền, dị dạng suốt cả cuộc đời, trở thành gánh nặng cho gia đình và sống một cuộc đời khổ sở, không thể tự chủ. Cuối cùng, nỗi đau của chiến tranh đem đến chính là nỗi đau về mặt tinh thần của con người. Dù cho chiến tranh chính nghĩa, nhưng nỗi đau của dân tộc từng xảy ra chiến tranh vẫn còn nguyên vẹn qua những trang sử thấm đẫm nước mắt. Tóm lại, chiến tranh mang đến cho con người những nỗi đau mất người thân, người bị tật nguyền cho đời sống con người.

Số phận cuộc đời bạn là do chính bạn tạo ra
Cuộc sống của đời bạn, là do bản thân bạn quyết định. Thật ra, cuộc sống này là của chúng ta, do chính chúng ta định đoạt nó. Chính bản thân ta lựa chọn gắn kết với nỗi buồn mà không can đảm nắm lấy niềm vui. Hạnh phúc hay đau khổ là do ta lựa chọn, chính vì khó khăn nên bản thân ta mới trở nên quan trọng như thế.
Chính vì có quá nhiều thứ chi phối, nên những quyết định mới khó khăn đến như vậy. Dấu vết khắc nghiệt của cuộc đời bắt đầu khiến chúng ta phải khước từ ước mơ, khước từ những mong muốn của bản thân. Mỗi lần vấp ngã, trái tim lại chai sạn đi một ít. Mỗi lần tổn thương, bản thân lại tự động trở nên cứng rắn hơn. Mỗi lần đau khổ, tâm hồn lại khô khan và sợ yêu thương hơn. Mọi sự lựa chọn cũng vì thế mà bắt đầu trở thành áp lực.
Khi thất bại hay khi thành công. Tất cả hầu như đều được con người ta lý giải bởi hai từ “số phận”. Thậm chí, khi đạt được điều gì như mong muốn, họ cũng cho rằng đó là do “phần phước” mới có được. Với suy nghĩ đó, bạn không bao giờ thấy được nguyên nhân, gốc rễ của vấn đề, cũng không thấy được bản thân mình đã làm tốt như thế nào để xứng đáng có được điều đó.
Một nhà chính trị gia người Mỹ đầu thế kỷ XIX nói: “Số phận không phải là vấn đề về cơ hội, mà là vấn đề về sự lựa chọn. Đó không phải thứ mà bạn chờ đợi, mà là thứ bạn đạt được”. Nếu bạn nghĩ mọi thứ trong cuộc sống đều được sắp đặt bởi số phận thì bạn không bao giờ thành công, cũng như trong cuộc đời bạn không có mục tiêu để hướng tới. Mọi việc của bạn đều do chính bạn lựa chọn và quyết định, số phận của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân bạn. Hãy tự hỏi bản thân, có thể vượt qua nổi những rào cản sinh ra từ chính mình hay không? Hay là lại chạy trốn, lại đi theo những lối mòn đã cũ, hoặc chỉ là ngại thay đổi, ngại khác người, ngại phải đối diện với kết quả? Nếu không quyết đoán, chỉ có thể bỏ lỡ hoặc quanh quẩn trong hành trình của chính mình. Hay nói một cách đơn giản là nắm giữ vận mệnh chứ không phải phó mặc cho “định mệnh”. Bởi lẽ, bắt đầu từ những phản xạ theo bản năng sống còn của giống nòi và của bản thân, con người đã từng bước một phát triển theo qui luật tiến hóa mà Darwin đã chỉ ra. Động lực của sự phát triển là những nhân tố tự nhiên, khách quan chứ không phải do một lực huyền bí siêu nhiên điều khiển.
Trong quá trình sinh ra, lớn lên và trưởng thành, chúng ta đã được xã hội xung quanh lập trình một cách rất sâu sắc. Khi rơi vào một tình huống, chúng ta sẽ chọn một vài phương án phản ứng theo kinh nghiệm mà xã hội đã dạy ta.
Ða phần mọi người đều không hiểu và không giải thích được tại sao chúng ta tồn tại trong thế giới này, tại sao chúng ta đã hành xử như thế này hoặc như thế kia. Tại sao chúng ta tạo nên chính số phận của mình. Do sự thiếu hiểu biết, chúng ta đành chấp nhận tin rằng có một thế lực siêu nhiên nào đó đã sắp xếp và dẫn dắt tất cả mọi người trên thế gian này.
Trên thực tế, chính cảm xúc đã dẫn dắt tất cả chúng ta tạo nên cuộc đời của mình. Số phận và nhân cách của một người phụ thuộc vào những sự kiện ngẫu nhiên xảy ra trong cuộc đời của cá nhân và sẽ tạo cho cá đó nhân sự nhận thức về thế giới xung quanh. Cuộc sống của chúng ta đang tồn tại và phát triển theo qui trình như sau:
[Tác nhân bên ngoài] => [Suy nghĩ] => [Cảm xúc] => [Hành vi] => [Hành động] => [Thói quen] => [Tính cách] => [Số phận]
Như vậy, tính cách và số phận của mỗi chúng ta đang bị ảnh hưởng và lệ thuộc vào các tác nhân tạo cảm xúc và dựa vào vốn kinh nghiệm đối ứng - tức vốn kiến thức của cá nhân. Nếu không hiểu được cảm xúc thì rất khó để giáo dục, huấn luyện và đào tạo con người một cách hiệu quả. Khi chúng ta không hiểu biết về những gì xảy ra xung quanh, chúng ta sẽ lo sợ, mất đi sự tin tưởng vào khả năng của bản thân và dễ bị thất bại. Sự tự tin chỉ có được khi bạn có bản lĩnh và có vốn kinh nghiệm đối ứng đủ lớn.
Từ khi sinh ra, mỗi chúng ta là một cơ thể sống hoàn hảo và có những khả năng tương tự như nhau. Sự chọn lọc của tự nhiên đã tạo ra giới tính, tạo ra các cấu trúc của cơ thể, sự phức tạp của não bộ cũng như sự đa dạng trong các loại cảm xúc của con người. Thông qua các hiểu biết, qua các nhu cầu và các năng lực về cảm xúc, chúng ta có thể tạo ra những điều kỳ diệu cho chính bản thân mình. Nói một cách khác, mọi việc của bạn đều do chính bạn lựa chọn và quyết định, số phận của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân bạn. Nó giúp bạn trở nên tự tin, tích cực và năng động hơn trong cuộc sống. Chỉ có bạn mới là người kiểm soát cuộc đời mình

Cho mik ctlhn nha

Câu hỏi trong lớp Xem thêm