• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ? Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã. Câu 1: Phân tích ngắn gọn tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích văn bản. Câu 2: Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: "Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt"? Câu 3: Anh/chị có cho rằng "Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của một cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống" không? Vì sao?

1 đáp án
36 lượt xem

PHẦN I - ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu “ […] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và sẽ đi theo ta suốt cuộc đời với biết bao biến cố, thăng trầm, buồn vui, hi vọng… Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn. Theo thời gian, những kỉ niệm ấy dần dần trở thành sợi dây tình cảm neo giữ tình yêu của mỗi con người với gia đình, quê hương… Và có thể nói, chính tình yêu đối với gia đình, quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước.” Câu 1: Tại sao tác giả nói: Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoại đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho gãy gọn, rõ ràng. Câu 2: Từ văn bản trên, anh/chị hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên với đất nước. (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).

2 đáp án
104 lượt xem
2 đáp án
26 lượt xem

Cảm nhận của anh / chị vềnhân vật người vợ nhặtqua đoạn trích sau. Từ đó làm rõ sự tác động của hoàn cảnh đến nhân phẩm của con người:“Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong,ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói:–Điêu ! Người thế mà điêu !Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.–Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt. À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười:–Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.–Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.–Đây, muốn ăn gì thì ăn.Hắn vỗ vỗ vào túi:–Rích bố cu, hở!Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:–Ăn thật nhá! ừ ăn thì ăn sợ gì.Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:–Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.Hắn cười:–Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau không biết nghĩ thế nào hắn chặc lưỡimột cái:–Chặc, kệ!Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về...”.(Trích “Vợ nhặt” –Kim Lân)

2 đáp án
324 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới: Bất cứ ở nước nào, thời kỳ nào, và bắt cứ cuộc cách mang nào cũng đều phải trải qua những ngày đen tôi. Trong những ngày đen tôi thì có những chiến sĩ bị cầm tù( Và bắt cử nhà tù nào, người ta cũng chia làm hai: chiên sĩ trung kiên và kẻ phản bội. Những chiến si trung kiên có người đến chết không hề một lời khai, có người bị tra tần đền tàn phê, hoặc ngở ngẩn hoặc điên không còn biết gì nữa. Trong một nhà tù - trong hàng trăm nhà tù ở miền Nam - khoảng năm 1956, có một người bị tra tân đến đứt cả dây nói, thành một người câm. Đó là anh Ba Hoành hơn bốn mươi tuổi. Trong kháng chiến đánh Tây, anh là Đảng viên cộng sản, là ủy viên nông hội xã. Giặc bắt anh vi cái tội đi đo đất tạm chia cho dàn cày, và bản thàn anh được lãnh ba công. Qua ba tháng tù, chịu mọi thứ cực hình, anh chưa bị câm và vẫn không khai. Một hôm, trong nhà tù, có một tên phản bội đã khai cho một cò gái 16 tuổi, cô làm liên lạc riêng cho hắn ta, gọi hắn ta bằng chú. Cháu gái ấy bị bắt, cũng như một số đông anh em, cháu nhận mọi thứ tra tấn. Cháu bị đưa đến nhà tù đàn ông để mặt đổi mặt. Tên địch chỉ mặt tên phản bội hỏi cháu: - Máy có biết người này không? Cháu lắc đầu: - Không! Tên địch trợn mắt, đưa chân đá khe khé vào cằm tên phản bội: Con nhỏ này nói như vậy mày không thấy sao? - Tên phản bội không dám nhìn cô gái nhỏ. Hắn gục đầu, lẩm bẩm trong miệng, không biết hắn nói gì. Tên địch lại đưa múi giày vào cằm hắn - lúc đó hắn ngồi - hất cái mặt hắn lên: -Sao! Mày muốn tao chơi lại cái món ngày hôm qua hả? Ngày hôm qua, bọn địch đem nhét anh ta vào cái cống, vừa chỉ ló cái đầu và hai cái chân. Bọn địch bảo: - Tao sẽ nuôi mày như nuôi vịt trong ống tre. Người sẽ tóp lai, đùi sẽ lớn ra. Máy khai không? Hắn gật đầu. Bọn địch lấy búa tạ đập vỡ cái cống, và cho hắn trở lại nhà tù - Nghe nhắc đến cảnh tra tấn đó, hắn toát mồ hôi, hắn ngước nhin cô gái nhỏ và lắp bắp nói: -N.g.ậ...nhận đi cháu! Hắn vừa nói thì một chuyện bất ngờ không ai đoán được. Cô gái nhỏ mười sáu tuổi ấy, tóc đang rủ xuống, bỗng hất tóc ra sau vai và nói như nghiến: -Chú Hai! Chú sợ chết hả! Chú hãy nhìn tôi đây này. Đứa cháu gái liền thè lưới, mắt long lên, đưa quả đấm đánh vào cằm mình. "Bực". Đầu lưỡi cháu rơi xuống, cháu ngá ngừa ra sau và máu vot ra. Cái chết của cháu gải quyết liệt quá khiến cho tất cả anh em tù liền nhổm dậy. Nhưng chân của họ bi còng, còng bị kéo tới, tay họ vồ ra kẻ thù. Bọn địch bỏ xâc người con gái nhỏ lại, chen nhau tuôn ra, đạp song sắt và rút súng ngắn chĩa vào tù nhân. Anh Ba Hoành chup lấy cái đầu lưỡi của cháu gái và nhổ một bải nước miếng vào mặt tên phản bội, anh để cái đầu lưới nhỏ lên bản tay, bàn tay xoè ra, anh đưa chầm chậm qua mắt anh em, tay anh lẩy bẩy run, và nước mắt anh cử xối ra. Câu 1. Chi tiết nào trong đoạn trich đề cập đến những thời ki đen tối của những cuộc Cách Mạng? (0,75 điểm) Câu 2. Trong đoạn trích có những nhân vật nào? Nhạn xét về những con người ấy (0,75 điểm) Câu 3. Chi tiết "Đứa cháu gái liền thè lưỡi, mắt long lên, đưa quả đấm đánh vào cằm mình. "Bực". Đầu lưỡi cháu rơi xuống, cháu ngã ngửa ra sau và máu vọt ra." gợi cho em suy nghi gi? (1,0 điểm) Câu 4. Anh/Chị rút ra bài học gì từ nội dung đoạn trich trên? (0.5 điểm)

1 đáp án
70 lượt xem

ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn ngày càng trở nên quan trọng để giúp năng cao hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống. Thế nào là giao tiếp thông minh? Nếu lại diễn giải ra, đây là một lĩnh vực khá rộng, và có vô vàn quan điểm về cái được gọi "cách giao tiếp thông minh". Có người cho rằng, nói chuyện khéo léo, dược lòng ai đó là thông minh; có người nghĩ nên nghe nhiều hơn, không nói gì công kích người khác để không bị ghét là thông minh; và cũng có người nghĩ, thể hiện kiến thức, sự hiểu biết của mình trong câu chuyện là thóng minh. Tùy quan điểm mỗi người mà giao tiếp thông minh sẽ có nhiều cách hiểu, cách áp dụng và dĩ nhiên không phải bao giờ tất cả cũng đúng. Những cách giao tiếp thông minh sau dây bạn có thể học và áp dụng để nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình. Giao tiếp không đơn giản là cuộc nói chuyện, trao đổi giữa hai hay nhiều người, mà qua đó còn thể hiện tính cách, quan điểm sống, trình dộ, khả năng, ấn tượng về con người bạn đối với người khác. Vì vậy, giao tiếp thông minh là sự kết hợp nhiều yếu tô để tạo nên một buổi nói chuyện tốt đẹp, đạt mục đích của cả hai bên (hay it nhất là về phía bạn), tăng cường mối quan hệ và thế hiện cái tôi của chính ban. Giao tiếp thông minh chính là chiến lược giao tiếp để đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất và dĩ nhiên cần có sự chuẩn bị chu đáo, tập luyện kỹ (Giao tiếp thông minh và những kỹ năng cần thiết, Dao Nguyen, 09/08/2016, kênh Tuyến Sinh) Câu 1: Theo tác giả, thế nào là giao tiếp thông minh? Câu 2: Xác định câu chủ dề. Câu 3: Cho biết thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi. Câu 4: Theo anh/chị, chúng ta nên làm gì để rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

2 đáp án
110 lượt xem

"Một số người cứ nói rằng cách học tốt nhất là học qua thực tế cuộc sống. Nhưng lại không hiểu rằng, học qua thực tế cuộc sống là cách học đắt giá nhất về thời gian, công sức và tiền của. Nhiều người mất vài năm, thậm chí hàng chục năm, thậm chí cả tiền bạc, công sức, chỉ để học những bài học từ thực tế cuộc sống mà lẽ ra có thể học với thời gian ngắn hơn nhiều và cái giá rẻ hơn nhiều từ một quyền sách hoặc một lớp học, vốn đã được bao nhiêu người đi trước cũng đã trả giá bằng mồ hôi, nước mắt đúc kết lại cho. Có một người bạn Singapore đã từng cay đắng chia sẻ sau khi lao mình vào cuộc sống mà thiếu chuẩn bị: "Tôi mất 200.000 đô chỉ để học một bài học đơn giản từ trường đời. Đó là: phải đi học" (Trích Sống và khát vọng - Trần Đăng Khoa) Câu 1 (0,5 điểm): Theo tác gia, vì sao chúng ta nên đi học và đọc sách? Câu 2 (0,5 điểm): Thao tác lập luận chính được sư dụng trong đoạn trích trên? Câu 3 (1 điểm): Anh / chi hiểu thế nào về quan niệm "học qua thực tế cuộc sống la cach học đắt giá nhất về thơi gian, công sức và tiền của"? Câu 4 (1 điểm): Theo anh / chi, chung ta có cần thiết phải học qua thực tế cuộc sống không?

1 đáp án
85 lượt xem

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu “ […] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và sẽ đi theo ta suốt cuộc đời với biết bao biến cố, thăng trầm, buồn vui, hi vọng… Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn. Theo thời gian, những kỉ niệm ấy dần dần trở thành sợi dây tình cảm neo giữ tình yêu của mỗi con người với gia đình, quê hương… Và có thể nói, chính tình yêu đối với gia đình, quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước.” Hãy viết đoạn văn nghị luận ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói chính tình yêu đối voi gia đình quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước Mn giúp em voi ạ

2 đáp án
99 lượt xem

Đặt tên nhan đề cho văn bản sau: Rất nhiều người kiếm tìm sự an toàn và chắc chắn trong tư duy số đông. Họ nghĩ rằng nếu số đông người đang làm việc gì đó, việc đó chắc chắn phải đúng. Đó phải chăng là một ý tưởng tốt? Nếu mọi người chấp nhận nó, phải chăng đó là biểu tượng cho sự công bằng, liêm chính, lòng từ bi và sự nhạy cảm? Không hẳn. Tư duy số đông cho rằng trái đất là tâm điểm của vũ trụ, nhưng Copernicus nghiên cứu những vì sao, các hành tinh và chứng minh một cách khoa học rằng Trái đất và những hành tinh khác trong thái dương hệ của chúng ta quay quanh Mặt trời. Tư duy số đông cho rằng phẫu thuật không cần những dụng cụ y tế sạch, nhưng Joseph Lister Đã nghiên cứu lệ tử vong cao trong các bệnh viện và giới thiệu biện pháp khử trùng, ngay lập tức cứu được bao nhiêu mạng người. Tư duy số đông cho rằng phụ nữ không nên có quyền bỏ phiếu, tuy nhiên những người dân Emmeline và Susan B Anthony đã đấu tranh và giành được quyền đó. Tư duy số đông đưa Hitle lên nắm quyền lực ở Đức, nhưng đế chế của Hitle đã giết hại hàng triệu người và gần như tàn phá cả châu Âu. Chúng ta luôn cần nhớ rằng có một sự khác biệt lớn giữa sự chấp nhận và trí tuệ. Mọi người có thể nói rằng có sự an toàn trong một số trường hợp tư duy số đông, nhưng nó không phải lúc nào cũng đúng. (John Maxwell, Tôi tư duy, Tôi thành đạt, NXB Lao động Xã hội)

2 đáp án
83 lượt xem

Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Đừng để nhiễm bệnh tự kỷ đại học Từ trường trung học chuyển qua bậc đại học, với hàng trăm điều khác biệt và nếu không kịp chuyển đổi nhận thức về tinh thần học tập, phương cách sống, sinh hoạt thì các bạn trẻ sẽ phải đối mặt với tình trạng tồi tệ trong khoảng thời gian đầu mang chiếc áo sinh viên: sốc đại học. Vấn đề là không ít sinh viên bước vào cổng trường đại học với niềm cảm hứng tuyệt vời lại là những người có thể bị “sốc đại học”! Nhiều thứ đã không diễn ra như họ tưởng tượng, hoặc nhiều khi họ cảm thấy nhiều thứ ở trường đại học có vẻ chống lại những thành tích vang dội và niềm kiêu hãnh vào bản thân mà họ từng có trước đó… Từ đó, họ cảm thấy bị bỏ rơi. Triệu chứng thứ nhất, sinh viên không làm chủ được kế hoạch thời gian, dù thời khóa biểu của trường đại học rất tự do chứ không theo kiểu mẫu “ngày hai buổi đến trường” đều đặn như thời phổ thông. Thứ hai, sinh viên cảm thấy nhiều môn “chẳng biết học để làm gì” và “thật vô bổ”, do đó họ không biết mình phải học những gì để được xem là giỏi. Họ mất hứng thú học tập cũng vì thế. Sinh viên giấu nhẹm tất cả những thắc mắc mà lẽ ra họ nên hỏi giảng viên hay bạn bè họ. Họ trở thành người “ tự kỷ” theo cách nói của giới trẻ hiện nay. Và còn rất nhiều vấn đề nữa mà tân sinh viên thường mắc phải như không có kế hoạch học tập, làm việc, nước tới chân mới nhảy, không có mục tiêu học tập, làm việc cụ thể, bị động trong mọi vấn đề. (Công Chương, Chuyên mục trẻ Việt - báo Giáo dục và Thời đại) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2: Theo tác giả, đâu là những triệu chứng của căn bệnh “tự kỷ đại học”? Câu 3: Vì sao các bạn bước vào ngưỡng cửa đại học dễ dẫn tới tình trạng sức với môi trường đại học? Câu 4: Điều anh chị rút ra được sau khi đọc hiểu văn bản.

2 đáp án
49 lượt xem

Gian lận thi cử vấn nạn của nhiều nước trên thế giới Đối với những người du học và yêu ngành sư phạm, Hàn Quốc có thể gọi là đất nước lý tưởng. Ở Hàn Quốc, người học người có học được tôn trọng hơn người giầu có. Khi nói chuyện với một giáo sư nhiều nhà triệu phú phải ngả mũ. Một người kiếm nhiều tiền bằng chính tài năng của mình được đánh giá cao hơn hàng trăm lần so với người trúng số độc đắc. Thành công bằng mọi giá không được coi trọng ở Hàn Quốc. Một người một công việc được trả lương cao và một công việc có uy tín không giống nhau ở đây. Uy tín xã hội được coi trọng hơn. Giáo dục trung học được bảo đảm cho mọi người Hàn Quốc tốt nghiệp trường phổ thông. Nhưng nếu định thi vào một trường đại học, bạn phải vượt qua một kỳ thi chuyển cấp. Kỳ thi này quyết định vị thế của bạn trên bậc thang xã hội. Đối với người Hàn Quốc việc thi cử rất thiêng liêng. Trong thời gian diễn ra các cuộc thi cả nước im lặng, người ta cấm làm ồn bên cạnh các trường phổ thông và đại học. Chính quyền địa phương chặn các con đường xung quanh trường để tiếng ồn của xe cổ không ảnh hưởng tới sự tập trung của thí sinh. Máy bay cũng bị cấm bay trên phạm vi trường học lúc học sinh đang thi. Người Hàn Quốc thậm chí không nghĩ đến việc gian lận trong thi cử trong ngôn ngữ Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc không có từ biểu thị hiện tượng này. Trong các kỳ thi, giáo viên từ trường khác đến coi thi. Phong bì đựng các câu hỏi và bài tập được mở theo hiệu lệnh cùng một lúc ở tất cả các trường phổ thông trên cả nước. Thí sinh được phép mang theo bút chì bút bi, và chứng minh thư. Đồng hồ và thiết bị điện tử bị cấm. Kim Thanh Hằng, Chuyên mục Giáo dục bốn phương - báo Giáo dục và Thời đại Câu 1: Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2: Sự tôn trọng văn hóa học người có học vấn ở Hàn Quốc được biểu hiện như thế nào? Câu 3: Tại sao ở Hàn Quốc việc thi cử trở thành điều rất thiêng liêng? Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua việc viết, bàn luận về việc thi cử ở Hàn Quốc là gì?

1 đáp án
52 lượt xem