Cảm nhận của anh / chị vềnhân vật người vợ nhặtqua đoạn trích sau. Từ đó làm rõ sự tác động của hoàn cảnh đến nhân phẩm của con người:“Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong,ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói:–Điêu ! Người thế mà điêu !Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.–Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt. À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười:–Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.–Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.–Đây, muốn ăn gì thì ăn.Hắn vỗ vỗ vào túi:–Rích bố cu, hở!Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:–Ăn thật nhá! ừ ăn thì ăn sợ gì.Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:–Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.Hắn cười:–Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau không biết nghĩ thế nào hắn chặc lưỡimột cái:–Chặc, kệ!Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về...”.(Trích “Vợ nhặt” –Kim Lân)

2 câu trả lời

Tác giả Kim Lân (1920-2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong vừa viết văn. 1944, Kim Lân tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim). Tác phẩm chính của ông bao gồm: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962). Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê- những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, được gọi là những "thú đồng quê", "phong lưu đồng ruộng" như: chơi núi non bộ, thả chim, đánh vật, chọi gà,... Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ- những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người của làng quê VN thiếu thốn, nghèo khổ mà yêu đời; thật thà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa. 2001, Kim Lân được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Truyện ngắn Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962). Trong đó đoạn trích từ "ác giả Kim Lân (1920-2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong vừa viết văn. 1944, Kim Lân tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim). Tác phẩm chính của ông bao gồm: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962). Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê- những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, được gọi là những "thú đồng quê", "phong lưu đồng ruộng" như: chơi núi non bộ, thả chim, đánh vật, chọi gà,... Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ- những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người của làng quê VN thiếu thốn, nghèo khổ mà yêu đời; thật thà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa. 2001, Kim Lân được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Truyện ngắn Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962). Trong đó đoạn trích từ "Lần thứ hai" cho đến "cùng đẩy xe bò về..." đã cho thấy rõ tác động của hoàn cảnh đến nhân phẩm của con người.

Truyện mở đầu bằng hoàn cảnh nạn đói khủng khiếp những năm 1945. Đoạn trích là hoàn cảnh Thị gặp lại Tràng lần thứ hai. Lần này, Thị sầm sập chạy đến chỗ Tràng, vừa gặp Tràng đã cong cớn, đanh đá và có phần chua ngoa khi bảo Tràng điêu, khi hôm trước hẹn xong mất mặt. Tác giả đã miêu tả ngoại hình khổ sở và thảm thương của nhân vật. Áo quần rách tả tơi, gầy sọp đi, khuôn mặt như lưỡi cày chỉ còn thấy hai con mắt. Ngoại hình khổ sở của nhân vật hiện lên dường như là minh chứng cho hoàn cảnh khổ sở mà nạn đói gây ra. Ngay cả chính hành động sầm sập chạy đến với mục đích đòi ăn của Thị cũng thể hiện cho số phận khó khăn và đường cùng của Thị khi quá đói thì chỉ còn biết đòi đến Tràng mà thôi. Những từ miêu tả tính cách của Thị lúc đó đều là những từ mang sắc thái tiêu cực "cong cớn, trũng hoáy, sưng sỉa, sầm sập" để miêu tả cho việc tính cách của Thị dường như bị hoàn cảnh ép buộc trở nên xấu xí và đánh mất liêm sỉ như vậy. Vì Thị quá đói, vì hoàn cảnh chung nên dường như Thị cũng phải bấu víu vào Tràng vì làm như vậy mới có thể sinh tồn và vượt qua cơn đói. Những hành động sau đó của Thị làm cho chúng ta thấy thương hơn là trách "hai con mắt trũng hoáy tức thì sáng lên, cắm đầu ăn một chặp, cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở" cho thấy Thị đã rơi vào cảnh đói khổ đến nhường nào để rồi chẳng còn quan tâm bất cứ thứ gì khác xung quanh mình nữa. Những câu nói như: "ừ ăn thì ăn sợ gì!", "Hà, ngon" đều thể hiện cho sự đói khổ ấy. Và rồi, Thị theo Tràng về làm vợ, tất cả những gì trước "đám cưới" của họ chỉ là bốn bát bánh đúc, một bữa cơm mà thôi. Hoàn cảnh đói khổ đến mức đã làm cho việc cưới vợ cũng trở nên tầm thường đến như vậy.

Từ đó, qua đoạn trích, ta có thể thấy được là hoàn cảnh đã có tác động rất lớn đến tính cách nhân vật. Họ đều là những người nông dân nhưng vì cái đói cái khổ mà trở nên khổ sở, có những tính cách xấu xí khác hẳn bản chất bình thường của họ.

Nếu nói đến nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX thì không thể nào không nhắc đến Kim Lân. Và tác phẩm nổi bật nhất của ông phải kể đến " Vợ nhặt" - tác phẩm được đặt trong bối cảnh nạn đói năm 1945. Vợ nhặt còn phản ánh rất chân thực cuộc sống khốn khổ, cơ cực của người nông dân trước Cách Mạng tháng Tám. Người nông dân cơ cực đó ngoài bà cụ Tứ, anh Tràng và nhân vật Thị, tuy nhân vật người vợ không có tên nhưng nó lại là nhân chứng hung hồn nhất cho cuộc sống khốn khỏ trong giai đoạn này. 

Nạn đói năm 1945 đã khiến không biết bao nhiêu đồng bào ta chết đói, chết như ngả rạ. Khiến ai cũng sợ hãi hoàn cảnh này. Người " Vợ nhặt" là nạn nhân của nạn đói đó cuộc sống trôi nổi, bấp bênh. Chúng ta thấy thị hiện lên qua lời kể của tác giả và những hành động, lới nói với anh cu Tràng. Thị ngồi lẫn trong đám con gái chờ nhặt hạt rơi hạt vãi trước cổng chợ tỉnh. Nhưng khi nghe Tràng hò một câu chơi cho đỡ nhọc “Muốn ăn cơm trắng mấy giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh”, thị “ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng… cười tít mắt”. Mà Thị đẩy xe với hi vọng được ăn nên cũng rất nhiệt tình và chẳng cần ý tứ. 

Trong lần thứ hai gặp lại Thị xuất hiện lại càng khiến người ta thương xót. Thị gầy vêu vao, “áo quần tả tơi như tổ đỉa”, “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt” nổi bật với “hai con mắt trũng hoáy”. Chính cái đói đã khiến thị càng nhếch nhác, tội nghiệp lại càng nhếch nhác, tội nghiệp hơn nữa. Cái đói đó không chỉ khiến cho ngoại hình của người ta thay đổi, tàn tạ mà còn tàn tạ cả về tính cách lẫn nhân phẩm. Đối với một người con gái như thị thì phải ý tứ nhưng không cái đói quên cả việc phải giữ ý tứ, lòng tự trọng. Thị cứ sà xuống ăn, và không nói năng gì, thị đã đặt miếng ăn lên trên nhân cách của bản thân. Không còn để ý đến sự tồn tại của Tràng hay bất kì ai khác.

Nhưng dù là cái đói có đeo bám người ta như thế nào ? Thì Thị cũng như anh Tràng cũng luôn luôn có một lòng ham sống mãnh liệt. Khi nghe được những lời nói bông đùa của Tràng mà Thị đã đồng ý theo Tràng về nhà. Thị vẫn luôn có nhu cầu được sống, khát khao được sống mà mong muốn được hạnh phúc. 

Nói như Kim Lân: ”Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai”. Vậy nên nhân vật Thị là điển hình cho người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng Tháng Tám 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm