• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Rất nhiều người kiếm tìm sự an toàn và chắc chắn trong tư duy số đông. Họ nghĩ rằng nếu số đông người đang làm việc gì đó, việc đó chắc chắn phải đúng. Đó phải chăng là một ý tưởng tốt? Nếu mọi người chấp nhận nó, phải chăng đó là biểu tượng cho sự công bằng, liêm chính, lòng từ bi và sự nhạy cảm? Không hẳn. Tư duy số đông cho rằng trái đất là tâm điểm của vũ trụ, nhưng Copernicus nghiên cứu những vì sao, các hành tinh và chứng minh một cách khoa học rằng Trái đất và những hành tinh khác trong thái dương hệ của chúng ta quay quanh Mặt trời. Tư duy số đông cho rằng phẫu thuật không cần những dụng cụ y tế sạch, nhưng Joseph Lister Đã nghiên cứu lệ tử vong cao trong các bệnh viện và giới thiệu biện pháp khử trùng, ngay lập tức cứu được bao nhiêu mạng người. Tư duy số đông cho rằng phụ nữ không nên có quyền bỏ phiếu, tuy nhiên những người dân Emmeline và Susan B Anthony đã đấu tranh và giành được quyền đó. Tư duy số đông đưa Hitle lên nắm quyền lực ở Đức, nhưng đế chế của Hitle đã giết hại hàng triệu người và gần như tàn phá cả châu Âu. Chúng ta luôn cần nhớ rằng có một sự khác biệt lớn giữa sự chấp nhận và trí tuệ. Mọi người có thể nói rằng có sự an toàn trong một số trường hợp tư duy số đông, nhưng nó không phải lúc nào cũng đúng. (John Maxwell, Tôi tư duy, Tôi thành đạt, NXB Lao động Xã hội) Câu1: Đặt tên nhan đề cho văn bản nêu trên? thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản? Câu 2: Theo tác giả, vì sao mọi người tìm kiếm sự an toàn trong tư duy số đông? Câu 3: vì sao tác giả cho rằng tư duy số đông mang lại cảm giác an toàn, nhưng không phải lúc nào nó cũng đúng? Câu 4: Anh/ chị rút ra được thông điệp, bài học gì sau khi đọc phần đọc hiểu văn bản?

1 đáp án
128 lượt xem
2 đáp án
23 lượt xem

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Người Thái phát minh ra chiếc bát làm từ lá cây, thay thế cho hộp đựng thức ăn bằng xốp độc hại Với những chiếc bát đĩa từ lá cây này, những tác giả của người Thái Lan mong chúng sẽ giữ gìn môi trường sống tốt hơn. Xuất phát từ sự quan ngại về sự gia tăng trong việc sử dụng đồ đựng thức ăn làm từ xốp styrofoam gây ô nhiễm môi trường, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Naresuan đã sáng tạo và phát triển một loại bát từ lá cây. Những chiếc bát này có khả năng tự phân huỷ và không thấm nước. Các giáo sư trong khoa công nghệ của trường đã dành hơn một năm để phát triển thành công quy trình sản xuất này, tạo ra những chiếc bát chắc chắn, hữu dụng từ lá cây để thay thế những đồ đựng thức ăn bằng xốp. Qua nhiều thử nghiệm và cả những sai sót, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lá của ba loại cây bastard teak, teak và banyan là những vật liệu tốt nhất để sản xuất bát đĩa đựng thức ăn. Những chiếc bát này có thể đựng được nước nóng mà không bị rò rỉ và chúng có khả năng tự phân huỷ trong tự nhiên sau khi sử dụng xong. Trưởng khoa Sirintip Tantanee cho biết những chiếc bát này đang trong quá trình chờ cấp bằng sáng chế, tuy nhiên khoa công nghệ sẽ phối hợp với hội đồng thành phố để quảng bá việc sử dụng chúng tại các lễ hội ẩm thực thường niên được tổ chức trong suốt dịp lễ Songkran và năm mới. Samorn Hiranpraditsakul – giáo sư khoa kĩ thuật công nghiệp cũng đã chia sẻ cảm hứng để sáng tạo nên những chiếc bát đĩa thân thiện với môi trường. Đó là sau khi tới thăm một ngôi đền ở phía bắc Thái Lan, tại đây cô đã chứng kiến cảnh tượng những bát đĩa xốp với nguy cơ ô nhiễm môi trường được xếp thành những chồng khổng lồ. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng tinh bột để tạo thêm độ bóng cho những chiếc bát đĩa làm từ lá cây này. Sản phẩm sẽ được giới thiệu đến công chúng trong dịp lễ Songkran vào tháng 4 năm nay với rất nhiều kiểu dáng khác nhau. (Theo www.cafebiz.vn, 12 – 4 – 2016) Câu 1. Lá của những loài cây nào được dùng làm vật liệu để sản xuất bát đĩa đựng thức ăn? Câu 2. Cảm hứng để Samorn Hiranpraditsakul sáng tạo nên những chiếc bát đĩa được làm từ lá cây bắt nguồn từ đâu? Câu 3. Việc sản xuất ra những chiếc bát từ lá cây thay thế cho hộp đựng thức ăn bằng xốp có ý nghĩa gì đối với môi trường và người sử dụng? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý tưởng của Samorn Hiranpraditsakul không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của việc sử dụng những đồ đựng thức ăn làm từ xốp styrofoam.

1 đáp án
98 lượt xem
1 đáp án
34 lượt xem
2 đáp án
37 lượt xem

Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:   “ …tôi biết các bạn rất yêu nước, đặc biệt là các bạn học sinh-sinh viên, lòng yêu nước của các bạn rất to lớn nhưng lại chưa đủ chín bản lĩnh chính trị dễ bị dụ dỗ lôi kéo vào cách hành động vô tình gây hại cho Tổ quốc. Mỗi lần các bạn xuống phố biểu tình là các chiến sỹ công an-an ninh lại phải vất vả dọn đường cho các bạn, kiểm soát những thành phần quá khích. Số tiền đó có thể tương đường một quả tên lửa để bắn vào kẻ thù. Như đã nói yêu nước không có nghĩa là phải biểu tình, yêu nước là hành động nhỏ nhất đến từ con tim như đơn giản là giữ vệ sinh đường phố sạch đẹp, trở thành một công dân tốt hay có thể là tẩy chay hàng độc hại xuất xứ từ trung quốc ( tất nhiên trừ các mặt hàng nước thứ 3 đặt gia công tại trung quốc ) ủng hộ hàng nội địa vậy là các bạn đã là người yêu nước rồi. Cùng chung tay tẩy chay hàng tàu là bớt đi của chúng một viên đạn, ủng hộ mua hàng Việt là giúp các chiến sỹ hải quân thêm một viên đạn chống lại kẻ thù. Hãy là một người yêu nước thông minh các bạn nhé.” (Tạp chí bóng đá). 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. 2. Xác định mục đích viết đoạn văn của tác giả. 3. Xác định nội dung chính và nêu ý nghĩa của đoạn văn trên. 4. Đặt tiêu đề cho đoạn văn

2 đáp án
25 lượt xem

Trong truyện ngắn Vợ nhặtcủa Kim Lân có đoạn:...Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắtkèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng mayra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ?Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” :-Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...Tràng thở đánh phào một cái (...) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:-Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”.Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...(Trích Vợ nhặt, Kim Lân,Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013,tr 28-29)Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, rút ra nhận xét tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân chỉ cần dàn ý thôi ạ

1 đáp án
108 lượt xem
2 đáp án
29 lượt xem
1 đáp án
94 lượt xem
2 đáp án
31 lượt xem