Trong đoạn kết “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, lúc đầu nhìn thấy A Phủ bị trói đứng vào cột, Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. “Nếu A phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Nhưng sau đó thì Mị lại cắt dây cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài. Anh (chị) hãy phân tích về sự thay đổi trên trong tâm lí và hành động của Mị. Từ đó nêu những điểm mới mẻ về giá trị nhân đạo của tác phẩm. MÌNH KO CẦN DÀN Ý. MÌNH CẦN BÀI LÀM

2 câu trả lời

Khi đọc tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài, người đọc rất cảm thông với số phận của cô Mị và hoàn toàn có thể hiểu được lý do khiến Mị buông xuôi, cam chịu, chấp nhận số phận bất hạnh của mình. Thế nên việc sức sống vẫn tồn tại và bùng cháy trong Mị đã khiến người đọc không khỏi nể phục và ngưỡng mộ.

Mị là người con gái có khát vọng sống, khát vọng tự do, có lòng tự trọng. Chính vì khát vọng sống tự do và lòng tự trọng đó mà Mị mới có hành động xin cha không gả mình đi rồi hành động hái lá ngón định tự vẫn. Tiếc thay cô Mị tự trọng và cương quyết bao nhiêu thì cũng hiếu thảo và giàu tình yêu thương bấy nhiêu. Vì thương cha nên Mị mới từ bỏ việc chết, vì thương cha nên Mị mới chấp nhận cuộc sống nô lệ nhà Pá Tra. Cũng đã có một lần khát vọng sống bùng cháy mãnh liệt trong Mị, ấy là trong đêm mùa xuân khi Mị lắng nghe tiếng sáo mời gọi bạn đi chơi, khi Mị uống rất nhiều rượu, khi Mị hồi tưởng lại thanh xuân tươi đẹp và tự do của mình. Đó là lần đầu tiên khát vọng sống trỗi dậy mạnh mẽ trong Mị sau chuỗi ngày Mị sống lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Thế nhưng cuối cùng, khát vọng ấy vẫn bị A Sử về và dập tắt, đồng thời, A Sử cũng tra tấn Mị và nếu không có người chị dâu vào cởi dây trói thì có lẽ Mị sẽ cứ thế mà chết.

Khát vọng sống của Mị bị dập tắt, những tưởng Mị sẽ hoàn toàn trở lên câm lặng, sẽ mãi mãi lầm lũi và cứ thế mà chết đi, mà trở thành một con ma trong nhà thống lí. Cho đến những đêm mùa đông rét mướt ấy. Mỗi ngày khi Mị dậy sớm ra ngồi sưởi lửa, Mị đều hé mắt trông sang và thấy A Phủ bị trói đứng ở đó. Tâm của Mị đã chết, đến sinh mạng của mình còn chẳng quan tâm nữa thì sao Mị lại để ý được đến chuyện của người khác chứ. Linh hồn của Mị sớm đã lụi tàn, chết lặng trong gia đình nhà thống lí rồi. Thế nhưng khi nhìn thấy giọt nước mắt lấp lánh trên khóe mắt của A Phủ, Mị lại thầm nghĩ rằng người kia vì sao mà phải chết, rồi Mị nghĩ mình đã là con dâu được người ta cúng trình ma thì mình phải chết ở đây nhưng A Phủ thì vô tội. Mị nhớ lại những lúc chính bản thân mình bị trói đứng đó, nước mắt chảy xuống không biết mà lau đi được. Bản thân họ: Mị cũng như A Phủ đều là những người vô tội, họ không làm gì sai trái, cả thanh xuân của họ đã lao động miệt mài, làm việc cật lực cho nhà thống lí. Vậy nhưng Mị vẫn không được sống là mình, vẫn bị bạo hành cả về thể xác lẫn tâm hồn. Nhưng Mị thấy oan khuất cho A Phủ. Hơn ai hết, Mị là người thấu hiểu hoàn cảnh của A Phủ, hiểu được nỗi oan khiên và khổ đau của anh. Mị thấy mình trong anh, và mong muốn giải thoát anh nảy sinh và trỗi dậy. Với Mị, có lẽ hành động giải cứu này cũng giống như việc Mị gửi gắm cả sự tự do và khát vọng sống của mình vào A Phủ, để con người ấy mang đi cả khát vọng sống, khát vọng tự do của Mị.

Hành động của Mị lúc này là hành động bộc phát nhưng cũng chính là hành động xuất phát từ sâu trong tâm tưởng của Mị, tưởng như Mị đã quyết định nó từ rất lâu. Với Mị, việc cắt dây trói cứu A Phủ của cô được quyết định trong chốc lát nhưng đó cũng chính là hành động cùng suy nghĩ trong sâu thẳm tâm hồn Mị vẫn hướng tới. Mị nhìn thấy số phận của Mị qua A Phủ, Mị giải thoát cho A Phủ cũng là gửi gắm ước mơ và hy vọng của mình trong cuộc chạy trốn của anh. Thế rồi sau khi thấy A Phủ quật cường vùng dậy chạy, Mị lại tiếp tục đuổi theo, lúc này bỗng dưng Mị hiểu ra rằng, nếu ở lại đây thì sẽ chết, nếu chạy mà bị bắt thì cũng chết nhưng ít ra điều đó còn cho Mị một cơ hội để sống, vì vậy Mị chạy theo A Phủ. Câu nói của Mị: “A Phủ, cho tôi đi, ở đây thì chết” đã cho thấy tình yêu với cuộc sống, khao khát sống mãnh liệt của Mị. Suy cho cùng, khát vọng sống và khát vọng tự do trong Mị vẫn cháy mạnh mẽ và đầy nhiệt huyết, điều đó khiến cho Mị không chỉ cứu được một mà còn tới hai sinh mạng con người, cho bản thân cô cùng A Phủ một cơ hội để đến với cuộc sống mới.

Trong lần hành động này, Mị cuối cùng cũng đã thành công. Sự thành công ấy là nhờ trong tâm hồn Mị, sức sống vẫn còn cháy, nó chỉ cần một tác nhân, một chất xúc tác để bùng phát. Mị hành động vừa có lí và có tình, tưởng chừng là bộc phát, nông nổi nhưng lại là những hành động sâu sắc và đầy đúc kết. Cũng nhờ có điều này mà giá trị nhân đạo của tác phẩm càng được đẩy lên một tầm cao mới nhân văn hơn.

           Nhà văn Tô Hoài từng nhận định: Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, phải là hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có. Trang sách mà không có ngọc, trang bản thảo mà không có chữ thần, không có tinh hoa thì cái hồn tác phẩm, từ tư tưởng đến nhân vật, tất cả bao nhiêu ước vọng và khát khao mà ta gửi gắm vào sáng tác biết lấy gì sống cho được". Có lẽ bởi chính tâm niệm sâu sắc ấy mà Tô Hoài đã để lại cho cuộc đời biết bao "châu ngọc" sáng giá khiến người đời phải tâm đắc. Nhắc đến Tô Hoài, bên cạnh đỉnh cao "Dế mèn phiêu lưu kí" thì "Vợ chồng A Phủ" cũng là một mốc son chói lọi trong sự nghiệp văn chương của ông. Đặc sắc nhất chính là sự thay đổi trong tâm lí và hành động của Mị trong đêm cởi tró cho A Phủ và chạy trốn khỏi Hồng Ngài.

         "Vợ chồng A Phủ" được sáng tác vào năm 1952, rút từ tập truyện "Tây Bắc" năm 1953. Tác phẩm chính là kết tinh của chuyến đi đến miền Tây Bắc trèo cao, điểm hội tụ của bao trái tim nghệ sĩ, bao tâm hồn say mê cái đẹp với lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động, vốn từ vựng giàu có, nhiều khi rất bình dân thông tục. Sáng tác của Tô Hoài thiên về diễn tả những sự thật của đời sống như quan niệm của ông: "Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng bạn đọc". Chính vì thế "Vợ chồng A Phủ" không chỉ là truyện ngắn hay nhất trong tập truyện "Tây Bắc" nói riêng, trong mảng sáng tác của Tô Hoài về đề tài miền núi nói chung mà còn là tác phẩm có giá trị văn xuôi hiện đại Việt Nam khi phản ánh chân thực và sinh động con đường đi theo cách mạng của nhân dân miền núi Tây Bắc. 

        Dưới trang văn của Tô Hoài, Mị xuất hiện như một bông hoa rực rỡ giữa núi rừng Tây Bắc. Nhà văn không dùng một mĩ từ nào để miêu tả vẻ đjep của mỊ mà chỉ thể hoeejn nó qua chi tiết: “trai đứng nhẵn chân vách ngoài buồng Mị”. Mị không chỉ đẹp mà còn có tài thổi sáo giỏi, thổi lá hay như thổi sáo khiến bao người say mê. Hơn thế, Mị còn là một người con hiếu thảo và là một người luôn khao khát sống tự do, hạnh phúc, hiểu được giá trị của bản thân mình. Thế nhưng, giữa tuổi xuân xanh mơn mởn, Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra để trả món nợ truyền kiếo từ đời cha mẹ Mị. Cũng từ đây mà cuộc đời Mị như bước sang một trang mới, nhưng là một trang màu đen tối, chỉ toàn đau khổ. Tưởng chừng, cuộc sống ấy sẽ vùi dập Mị cho đến chết. Nhưng với tấm lòng nhân đạo của mình, Tô Hoài đã để sức sống tiềm tàng trong Mị được thức tỉnh trong đêm tình mùa xuân. Dù không thành nhưng nó là cơ sở để tạo nên lần phản kháng chống lại số phận trong đêm đông của Mị.

    Nếu như trước đó gặp A Phủ, Mị dửng dưng thờ ơ đến vô cảm bởi “ở lâu trong cáu khổ, Mị quen khổ rồi”. Sống trong cái khổ lâu, Mị cũng mất đi cảm giác đau khổ chính mình thì sao có thể hiểu được nỗi khổ của người khác. Tình thương người trong Mị như bị đóng văng lại cần một ngọn lửa để có thể thắp sáng lại một lần nữa. Và chính “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ đã làm cho Mị thức tỉnh. Khi bắt gặo dòng nước mắt của người đàn ông có cùng số phận như mình, Mị nhớ lại quá khứ đau khổ trước đây “Mị cũng phải tró đứng thế ia”. Mị cũng đã từng như A Phủ: “nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không biết lau đi được”. Để rồi từ đó, Mị nhận thức được sự tàn nhẫn đến vô ình, ép con người ta vào con đường cùng của cha con thống Lí Pá Tra: “Chúng nó thật độ ác”. Nhận thức được điều này, Mị thấy A Phủ cho dù có bị bắt vì để làm mất bò thì cũng không đáng bị chết: “người kia việc gì phải chết”.

    Nhà văn Tô Hoài không để Mị hành động cởi tró ngay mà để Mị gợi ra những bi kịch trong suy nghĩ của chính mình. Đó là bi kịch giữa mong muốn được cứu A Phủ và mình có thể sẽ phải chết thay. Thế rồi, tình thương người trong Mị đã chiến thắng tất cả, chiến thắng cả thói quen cam chịu bao năm nay của Mị. Dù có thể phải chết thay A Phủ, Mị cũng cởi tró để giải thoát cho con người này “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa cắt nút dây mây”, đó là những hành động được Tô Hoài miêu tả một cách dứt khoát, mạnh mẽ của Mị khi cởi trói cho A Phủ.

    Nếu trong khi cởi trói cho A Phủ, Mị quyết đoán bao nhiêu thì đến khi thấy bóng dáng A Phủ chạy quật sức vùng lao lên. Mị lại “đứng lặng trong bóng tối”. Dường như trong MỊ đã bùng lên khao khát sống mãnh liệt. Mị không muốn ở lại chịu chết, cho dù con ma nhà thống lí Pá Tra có đáng sợ đến đâu, Mị cũng chạy theo A Phủ để tự giải thoát cho chính cuộc đời mình. Câu nói “Ở đây thì chết mất” như thể hiện rõ nhất niềm ham sống của Mị. Mị không còn là con rùa lầm lũi trong xó cửa mà hoàn toàn sống là chính mình, ý niệm được sự sống và cái chết.

     Quả thực, Tô Hoài đã cho thấy một cô Mị với mức sống tiềm tàng mãh liệt không thế lực nào có thể dập tắt. Dù trong hoàn cảnh ê chề, đau hổ, trong vực thẳm tăm tối nhất, ở những con người ấy vẫn luôn tồn tại một khát khao, một niềm tin vào một ngày có thể “rẽ bùn mà đứng dậy” để sống một cuộc sống trọn vẹn và ý nghũa, sống một cuộc đời xứng đáng.

       Bằng tấm lòng gắn bó cùng vốn am hiểu sâu sắc về đời sống, văn hóa của vùng đất Tây Bắc, trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài không chỉ dựng lên bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, khoáng đạt mà còn giúp người đọc hiểu hơn về văn hóa, về cuộc sống, thân phận những người nông dân Tây Bắc trước cách mạng. Chỉ với một đoạn văn miêu tả cảnh Mị cứu A Phủ mà Tô Hoài đã cho chúng ta cơ hội được "thưởng" vẻ đẹp của những "trang văn đúc bằng ngọc". Quả đúng là "Cây đại cổ thụ văn chương" của văn học Việt Nam.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm