• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

“Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ […] Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi: Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới. Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm cái sân chơi chung ngày Tết. Trai gái trẻ con ra sân chơi ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy. Cả nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết cúng ma. Xung quanh, chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn còn nhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm lại tiếp ngay bữa rượu bên bếp lửa. Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mỵ thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. ( Trích Vợ Chồng A Phủ_ Tô Hoài ) Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt và nhân vật Mị ở đoạn trích trên. Từ đó nhận xét chất thơ trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài.

2 đáp án
122 lượt xem

Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh nhân vật Mị trong hai đoạn trích sau: ** Trong đêm tình mùa xuân: “ Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. ** Trong đêm mùa đông: “Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mị cũng không thấy sợ…Trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi đi…” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc. Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: – A Phủ cho tôi đi A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: – Ở đây thì chết mất.” ( Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài)

1 đáp án
160 lượt xem

Nhận xét về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: “Qua việc miêu tả cuộc đời, số phận của Mị, nhà văn đã làm sống lại quãng đời tăm tối, cơ cực của người dân miền núi dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất phong kiến, đồng thời khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt không gì huỷ diệt được của kiếp nô lệ. Đó chính là giá trị hiện thực sâu sắc, giá trị nhân đạo lớn lao, tiến bộ của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Những giá trị này đã giúp cho Tô Hoài, tác phẩm của Tô Hoài đứng vững trước thử thách của thời gian và được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích.” Bằng một bài văn, hãy phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn ” Vợ chồng A Phủ” qua hai đoạn trích sau để làm sáng tỏ ý kiến: …”Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn nghĩ đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ Mỵ tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày…” Và: …”Bây giờ Mị cũng không nói. Mỵ đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách…”

1 đáp án
98 lượt xem
2 đáp án
110 lượt xem

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi Thánh Gandhi ăn uống xuề xòa bằng những thứ bình dân, rẻ tiền nhất. Ông mặc áo vải gai Ấn Độ, kêu gọi sống kham khổ tuyệt đối vì đó là thước đo chiều sâu tình thương và cơ sở để phát triển lòng nhân ái. Nhìn từ góc độ khác, nhà yêu nước vĩ đại kêu gọi đồng bào mình xa lánh xã hội tiêu dùng cũng đồng nghĩa nói không với văn minh vật chất châu Âu cùng chủ nghĩa thực dân Anh. Ý thức gìn giữ nhân cách cho cộng đồng Ấn của ông đã không chặn đứng được cơn cuồng phong tiêu dùng vật chất. Nhưng hãy nghĩ xem, nếu không có ông, không có những người như ông, cái hồn của Ấn Độ liệu còn khuôn mặt hôm nay. Thi hào Tagore xác nhận điều đó: “Nghe lời Gandhi, Ấn Độ xông ngay tới một cảnh vinh quang cao quý mới” (Lịch sử văn minh Ấn Độ, Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch). Văn hào Lev Tolstoi có một xưởng mộc và cơ khí trong điền trang của mình. Ông tự khâu giày, sửa đồ dùng trong nhà và thú nhận “lấy làm xấu hổ nếu chỉ biết múa may ngòi bút, rao giảng tình thương mà việc khâu cái giày rách cũng phải nhờ người khác”. Thời nay ông có thể bị lên án là quay lưng lại với “chuyên nghiệp hóa lao động”, một đòn bẩy quan trọng của tiến bộ. Nhưng hãy đặt vào hoàn cảnh một nước Nga đang háo hức bước vào ngưỡng cửa của phát triển hàng hóa, nhà nhân văn Nga muốn cảnh báo nguy cơ của xã hội tiêu dùng và ông chống lại nó bằng những hành vi có vẻ ngây thơ nhưng đầy sức nặng do vị thế xã hội của mình, để bảo vệ nhân cách Nga, bản sắc Nga. Có thể vì những chiếc xe sang, những thức ăn “sành điệu” (chưa chắc đã sành ăn), những đồ dùng xa xỉ quá lố, những cái áo lông, những vật xinh xinh bằng ngà voi, hàng đống thức ăn thừa cho vào sọt rác (ở Mỹ là 40%), điên cuồng chạy theo cơn cuồng phong thỏa mãn ý muốn “hơn người” mà phải phá hết rừng, tàn sát thú, làm cạn nguồn dầu hỏa, giết chết các dòng sông hay đốt nóng khí quyển? Nếu môi trường bị hủy hoại, cuộc sống không còn bền vững, lúc đó phải xâu xé nhau vì miếng cơm manh áo nói gì đến hàng hóa xa xỉ, liệu con người có giữ được là con người “rất đáng tự hào”, con người có thể giữ được cái nhân cách hình thành qua hàng ngàn năm cố thoát khỏi chất thú và lốt thú, được gìn giữ, vun vén trong bao khổ đau? Gandhi sống kham khổ, Tolstoi khâu giày, Bill Gates sang Việt Nam đi một chiếc xe cũ 16 chỗ, ông chủ Hãng Honda không dùng xe hơi mà đi bộ đến chỗ làm, George Soros có 7 tỉ đôla nhưng vẫn bắt đứa con trai nhịn 100 bữa ăn sáng để mua một chiếc đồng hồ rẻ tiền nhân dịp lên cấp trung học... Họ không làm dáng, không “trùm sò”, càng không muốn chống lại tiến bộ kỹ thuật và văn minh. Họ chỉ muốn tìm cách gây dựng nhân cách cho dân tộc mình, thế hệ mình, công ty mình hoặc giản dị hơn như George Soros, muốn những đứa con rất có nguy cơ hư hỏng của mình thành người tử tế mà thôi. (Theo Nhà văn Nguyễn Quang ThânTuổi trẻ cuối tuần (2012) 08:33' CH - Thứ tư, 28/06/2017) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và thao tác lập luận chính. (1,0điểm) Câu 2. Nêu tác dụng của việc đưa các danh nhân vào đoạn văn bản. (0,5điểm) Câu 3. Theo tác giả,Thánh Gandi, đại văn hào Lev Tolstoi, Bill Gate, George Soros làm như vậy là để làm gì?(0,5điểm) Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao? (1,0 điểm) PHẦN 2: LÀM VĂN(2 đ) Cơn cuồng phong thỏa mãn ý muốn “hơn người”có phải là biểu hiện của lòng tham? Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận của anh/chị về điều đó

1 đáp án
39 lượt xem

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: TS.Nguyễn Bá Hải: Đam mê và sáng tạo để phụng sự cộng đồng ( Nguồn http://www.baomoi.com) Đó là quan điểm sống và làm việc của TS. Nguyễn Bá Hải, Giảng viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. TS. Nguyễn Bá Hải nổi tiếng với việc cho ra đời chiếc kính dành cho người mù mà anh gọi là “mắt thần”. Điều đáng trân trọng sản phẩm này sẽ không được thương mại hóa với mục đích giúp đỡ người khiếm thị, người mù cảm nhận được ánh sáng với giá thành gốc. Tâm sự về phương châm sống, TS. Nguyễn Bá Hải cho rằng, “chúng ta hãy bớt than thở và qui kết vào lỗi hệ thống, là do hoàn cảnh khách quan, hay do sự bất công nào đó, chúng ta và chính chúng ta hãy nỗ lực không ngừng mỗi ngày bồi đắp giá trị tâm hồn của bản thân mình bằng những suy nghĩ và việc làm cụ thể tác động tích cực đối với chính bản thân, gia đình và cộng đồng của chúng ta. Để cùng xây dựng một đất nước Việt Nam tươi đẹp, dù là ai, ta cũng cần một tấm lòng và tập trung toàn tâm lực, trí tuệ cho công việc mà mình được phân công thực hiện hay đã lựa chọn gắn bó.Tấm lòng là kim chỉ nam cho ta trong mọi hành động. Tấm lòng là điều mà ở góc độ thực tế, tâm linh hay niềm khao khát, chúng ta đều đặt lên trên cao nhất, tối thượng nhất và sau cùng nhất. Tấm lòng và tình thương yêu là chất keo gắn kết mọi người. Là mưu cầu chung của mọi cơ thể sống. Chúng ta có thể chưa mạnh về về khoa học, về kinh tế, về quân sự nhưng thiếu tấm lòng – mọi vun vén sẽ đều bị lệch”. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Sản phẩm “mắt thần”của Tiến sĩ Nguyễn Bá Hải tại sao được đáng trân trọng? Câu 3. Trong tâm sự về phương châm sống của TS Nguyễn Bá Hải, từ nào được nhắc đến nhiều lần? Tác dụng của từ đó trong việc thể hiện phương châm sống là gì? Câu 4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản?

2 đáp án
102 lượt xem

Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà  nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi  tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó  phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây  bay ra. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt  làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không  lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những  cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ  lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của  chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà  nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng... (Trích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành) 5. Từ văn bản trên, viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bản thân về những cánh rừng bị tàn phá hiện nay.

1 đáp án
106 lượt xem

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn. Kinh nghiệm cuộc đời cho tôi thấy có ba yếu tố quyết định sự lựa chọn của chúng ta: một là năng lực trí tuệ, hai là giá trị, ba là tầm nhìn. Hiển nhiên là năng lực trí tuệ có vai trò quan trọng trong sự lựa chọn. Năng lực trí tuệ ở đây là nắm bắt được những thông tin đầy đủ, phân tích những thông tin ấy và nhận thức được bản chất của những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta...Giá trị là những gì chúng ta xem là quan trọng, thiết yếu, sống còn đối với mình, là những gì chúng ta có thể sẵn sàng đánh đổi tự do, an toàn, sự no ấm của mình để bảo vệ nó. Mỗi người có thể có những giá trị giống nhau và khác nhau. Nó là một cái thang bậc đa dạng thể hiện thứ tự ưu tiên của những gì chúng ta coi trọng. Mơ ước một cuộc sống đầy đủ không có gì là xấu, ngược lại còn là động lực của sự tiến bộ. Người ta chỉ khác nhau ở con đường đạt đến mục tiêu. Chính các giá trị đã hướng dẫn chúng ta chọn con đường nào để đạt đến mục tiêu. Điều cần nhớ: cái gì cũng có hai mặt, mỗi sự lựa chọn đều đòi hỏi chúng ta phải trả giá. Vì vậy điều quan trọng là hiểu rõ hậu quả những lựa chọn của chúng ta. Tầm nhìn là khả năng nhìn ra một viễn cảnh xa hơn bối cảnh thực tế mà mình đang sống. Tầm nhìn ngắn hạn là chạy theo những ngành thời thượng, là chọn nghề dựa trên những nhu cầu trước mắt. Tầm nhìn dài hạn là phân tích bối cảnh xã hội, xác định năng khiếu, đặc điểm và năng lực của bản thân, trong đó quan trọng nhất là năng lực tự học và phẩm chất cá nhân. Đó mới là giá trị cốt lõi quyết định những thành tựu mà ta có thể đạt được. Với tầm nhìn dài hạn đó, chúng ta sẽ không nản lòng với khó khăn trước mắt và kiên trì với sự lựa chọn của mình. (Phạm Thị Ly) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Văn bản trên được trình bày theo cách thức nào sau đây: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp? Câu 2 (0,5 điểm): Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản trên. Câu 3 (1,0 điểm): Theo tác giả bài viết có mấy yếu tố quyết định sự lựa chọn của mỗi người trong cuộc đời? Trong những yếu tố ấy, yếu tố nào mang ý nghĩa cốt lõi quyết định thành tựu mà mỗi người có thể đạt được? Câu 4 (1,0 điểm): Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: “Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn.” không? Vì sao? PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Viết dàn ý đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về lòng nhân ái của con người? Câu 2 (5,0 điểm): Viết dàn ý Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Việt qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

1 đáp án
94 lượt xem

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn. Kinh nghiệm cuộc đời cho tôi thấy có ba yếu tố quyết định sự lựa chọn của chúng ta: một là năng lực trí tuệ, hai là giá trị, ba là tầm nhìn. Hiển nhiên là năng lực trí tuệ có vai trò quan trọng trong sự lựa chọn. Năng lực trí tuệ ở đây là nắm bắt được những thông tin đầy đủ, phân tích những thông tin ấy và nhận thức được bản chất của những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta...Giá trị là những gì chúng ta xem là quan trọng, thiết yếu, sống còn đối với mình, là những gì chúng ta có thể sẵn sàng đánh đổi tự do, an toàn, sự no ấm của mình để bảo vệ nó. Mỗi người có thể có những giá trị giống nhau và khác nhau. Nó là một cái thang bậc đa dạng thể hiện thứ tự ưu tiên của những gì chúng ta coi trọng. Mơ ước một cuộc sống đầy đủ không có gì là xấu, ngược lại còn là động lực của sự tiến bộ. Người ta chỉ khác nhau ở con đường đạt đến mục tiêu. Chính các giá trị đã hướng dẫn chúng ta chọn con đường nào để đạt đến mục tiêu. Điều cần nhớ: cái gì cũng có hai mặt, mỗi sự lựa chọn đều đòi hỏi chúng ta phải trả giá. Vì vậy điều quan trọng là hiểu rõ hậu quả những lựa chọn của chúng ta. Tầm nhìn là khả năng nhìn ra một viễn cảnh xa hơn bối cảnh thực tế mà mình đang sống. Tầm nhìn ngắn hạn là chạy theo những ngành thời thượng, là chọn nghề dựa trên những nhu cầu trước mắt. Tầm nhìn dài hạn là phân tích bối cảnh xã hội, xác định năng khiếu, đặc điểm và năng lực của bản thân, trong đó quan trọng nhất là năng lực tự học và phẩm chất cá nhân. Đó mới là giá trị cốt lõi quyết định những thành tựu mà ta có thể đạt được. Với tầm nhìn dài hạn đó, chúng ta sẽ không nản lòng với khó khăn trước mắt và kiên trì với sự lựa chọn của mình. (Phạm Thị Ly) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Văn bản trên được trình bày theo cách thức nào sau đây: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp? Câu 2 (0,5 điểm): Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản trên. Câu 3 (1,0 điểm): Theo tác giả bài viết có mấy yếu tố quyết định sự lựa chọn của mỗi người trong cuộc đời? Trong những yếu tố ấy, yếu tố nào mang ý nghĩa cốt lõi quyết định thành tựu mà mỗi người có thể đạt được? Câu 4 (1,0 điểm): Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: “Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn.” không? Vì sao? PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về lòng nhân ái của con người? Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Việt qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

2 đáp án
91 lượt xem

Giúp mik đọc hiểu vs?!!!!!! I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Mục tiêu lớn nhất của đời người là sống đúng với tiềm năng của bản thân. Nhưng nếu chỉ ngồi yên, thì tiềm năng không thể nào trở thành tài năng. Ngôi sao trong ta sẽ lụi tàn theo năm tháng. Nếu không hành động, thì ta không thể nào có được cuộc sống viên mãn theo đúng khả năng của mình. Nếu không nỗ lực, thì những tố chất bên trong mỗi người chúng ta sẽ không thể nào hé lộ, mãi mãi tiềm ẩn phí hoài. Nuôi dưỡng ngôi sao trong mình, vun trồng những tiềm năng tố chất. Để một ngày nào đó, tỏa sáng rực rỡ. Cuộc đời là một bộ phim mà trong đó ai cũng phải đóng một vai trò nào đó. Vậy sao không tỏa sáng trong vở diễn đời mình? (Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn - XNB Hội nhà văn, 2017, tr77) Câu 1. Theo tác giả, làm thế nào để tiềm năng trở thành tài năng? Câu 2. Anh/chị hiểu từ "hành động" trong câu văn sau là gì: Nếu không hành động, thì ta không thể nào có được cuộc sống viên mãn theo đúng khả năng của mình ? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: Cuộc đời là một bộ phim mà ai cũng phải đóng một vai nào đó. Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị ?

1 đáp án
109 lượt xem

Điều làm tôi trăn trở nhất đó là những “đề cao” sai trong thế giới ảo và đôi khi những giá trị sống trong thế giới thật hầu như bị lãng quên. Điển hình là những clip giải trí hoàn toàn không có giá trị nghệ thuật theo đúng với định nghĩa truyền thống nhưng vẫn gây chú ý và được “đề cao” bằng nút “like”. Nếu nút “like” càng được click (nhấp chuột) hay chọt (màn hình cảm ứng) càng nhiều thì càng được “đề cao”. Và có khi nó còn được “đề cao” lan sang trong thế giới thật. Hơn nữa, những clip quay lại các tai nạn giao thông, những trận cãi vã hò hét, những cuộc đánh ghen, những cảnh đàn ông hành hung đàn bà cũng không kém phần được “đề cao” bằng những cái “like”. Thế giới ảo của riêng tôi vẫn là trí tưởng tượng nằm sâu thẳm trong miền ký ức, còn thế giới ảo trên mạng đối với tôi là thế giới ảo công nghệ hay chỉ là thế giới phẳng. Tôi sử dụng thế giới phẳng nhưng không sống trong thế giới phẳng vì nó không thể thay thế được thế giới thật! (Theo thanhnien.vn) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Câu 2. Tìm những câu văn thể hiện trăn trở của tác giả về vấn đề được nêu trong văn bản. Câu 3. Theo anh chị vì sao những clip quay tai nạn giao thông, những trận cãi vã, hành hung, những cuộc đánh ghen lại được đề cao bằng những cái “like”? Câu 4. Anh chị rút ra được bài học gì qua ý kiến Tôi sử dụng thế giới phẳng nhưng không sống trong thế giới phẳng vì nó không thể thay thế được thế giới thật! Câu 5. Từ vấn đề được nêu trong văn bản về tác hại của thế giới ảo, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc phân biệt giá trị thật – ảo trong không gian mạng.

1 đáp án
43 lượt xem

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung của văn bản trên. Câu 2. Trong văn bản trên, điều gì khiến nhân vật tôi và người bạn ngạc nhiên khi đến uống cà phê ở quán nổi tiếng thuộc một thị trấn nhỏ, sát bên thành phố Venice? Câu 2. Anh/ chị có nhận xét gì về cách ứng xử của anh bồi bàn quán cà phê với người khách đến uống tách cà phê tường? Câu 4. Theo anh/ chị, việc “bán” những tách cà phê tường đã đem lại điều gì cho quán cà phê và khách hàng của họ? CÀ PHÊ …TƯỜNG Tôi và người bạn ngồi nhâm nhi cà phê trong quán cà phê nổi tiếng ở một thị trấn nhỏ, sát bên thành phố Venice, kinh đô của ánh sáng và sông nước. Một người khách vào quán, ngồi vào bàn bên cạnh và gọi: “Cho hai cà phê, một bàn, một tường nghe!”. Gọi cà phê kiểu này hơi lạ, nên tôi để ý và thấy anh bồi chỉ mang ra một tách cà phê, nhưng lúc tính tiền lại trả hai tách. Khi khách rời quán, anh bồi dán lên tường mảnh giấy nhỏ, ghi “Một tách cà phê”. Lát sau, hai người khách khác vào quán, gọi ba tách cà phê, hai bàn và một tường. Hai tách cà phê mang ra, nhưng khi tính tiền lại trả ba tách. Anh bồi lại dán thêm mảnh giấy nhỏ lên tường, “Một tách cà phê”. Coi bộ uống một trả hai, uống hai trả ba lại rất bình thường ở đây thì phải. (…) Vài hôm sau quay lại quán cũ nhâm nhi cà phê, chúng tôi lại gặp một người khách bước vào quán. Tay này ăn mặc nhếch nhác, lệch lạc so với đẳng cấp bảnh bao của quán. Ngó mặt là biết dân khố rách áo ôm rồi. Anh ta kéo ghế ngồi, ngó lên tường, rồi gọi “Cho tách cà phê tường!” Anh bồi, theo thói quen, đon đả ân cần phục vụ cà phê khách. Uống xong, anh chàng bỏ đi, chẳng tính tiền bạc gì cả. Còn anh bồi bàn đến bên tường, gỡ mảnh giấy nhỏ, vất vào sọt rác. Thế là rõ! Cách cư xử rất trọng thị với những kẻ khố rách áo ôm của người dân thị trấn nhỏ bé này làm chúng tôi xúc động. Cà phê đâu phải thứ gì bức thiết đối với xã hội hay con người đâu. Nếu chúng ta may mắn thưởng thức được một thứ gì đó mà mình thích, có lẽ cũng nên nghĩ tới người khác một chút, những người cũng muốn những thứ như ta thích, nhưng họ lại kẹt tiền. (…) Ngẫm thử coi, tay khố rách áo ôm đó muốn uống cà phê, bước vào quán đâu cần phải hạ mình xin xỏ ai để có tách cà phê đâu, cũng chẳng cần biết người nào tặng mình tách cà phê, chỉ cần nhìn lên tường, gọi cà phê, thưởng thức, rồi đi. Có lẽ đây là bức tường đẹp nhất mà bạn từng thấy!

2 đáp án
29 lượt xem

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CÀ PHÊ …TƯỜNG Tôi và người bạn ngồi nhâm nhi cà phê trong quán cà phê nổi tiếng ở một thị trấn nhỏ, sát bên thành phố Venice, kinh đô của ánh sáng và sông nước. Một người khách vào quán, ngồi vào bàn bên cạnh và gọi: “Cho hai cà phê, một bàn, một tường nghe!”. Gọi cà phê kiểu này hơi lạ, nên tôi để ý và thấy anh bồi chỉ mang ra một tách cà phê, nhưng lúc tính tiền lại trả hai tách. Khi khách rời quán, anh bồi dán lên tường mảnh giấy nhỏ, ghi “Một tách cà phê”. Lát sau, hai người khách khác vào quán, gọi ba tách cà phê, hai bàn và một tường. Hai tách cà phê mang ra, nhưng khi tính tiền lại trả ba tách. Anh bồi lại dán thêm mảnh giấy nhỏ lên tường, “Một tách cà phê”. Coi bộ uống một trả hai, uống hai trả ba lại rất bình thường ở đây thì phải. (…) Vài hôm sau quay lại quán cũ nhâm nhi cà phê, chúng tôi lại gặp một người khách bước vào quán. Tay này ăn mặc nhếch nhác, lệch lạc so với đẳng cấp bảnh bao của quán. Ngó mặt là biết dân khố rách áo ôm rồi. Anh ta kéo ghế ngồi, ngó lên tường, rồi gọi “Cho tách cà phê tường!” Anh bồi, theo thói quen, đon đả ân cần phục vụ cà phê khách. Uống xong, anh chàng bỏ đi, chẳng tính tiền bạc gì cả. Còn anh bồi bàn đến bên tường, gỡ mảnh giấy nhỏ, vất vào sọt rác. Thế là rõ! Cách cư xử rất trọng thị với những kẻ khố rách áo ôm của người dân thị trấn nhỏ bé này làm chúng tôi xúc động. Cà phê đâu phải thứ gì bức thiết đối với xã hội hay con người đâu. Nếu chúng ta may mắn thưởng thức được một thứ gì đó mà mình thích, có lẽ cũng nên nghĩ tới người khác một chút, những người cũng muốn những thứ như ta thích, nhưng họ lại kẹt tiền. (…) Ngẫm thử coi, tay khố rách áo ôm đó muốn uống cà phê, bước vào quán đâu cần phải hạ mình xin xỏ ai để có tách cà phê đâu, cũng chẳng cần biết người nào tặng mình tách cà phê, chỉ cần nhìn lên tường, gọi cà phê, thưởng thức, rồi đi. Có lẽ đây là bức tường đẹp nhất mà bạn từng thấy! Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung của văn bản trên. Câu 2. Trong văn bản trên, điều gì khiến nhân vật tôi và người bạn ngạc nhiên khi đến uống cà phê ở quán nổi tiếng thuộc một thị trấn nhỏ, sát bên thành phố Venice? Câu 2. Anh/ chị có nhận xét gì về cách ứng xử của anh bồi bàn quán cà phê với người khách đến uống tách cà phê tường? Câu 4. Theo anh/ chị, việc “bán” những tách cà phê tường đã đem lại điều gì cho quán cà phê và khách hàng của họ?

1 đáp án
93 lượt xem
1 đáp án
102 lượt xem