Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung của văn bản trên. Câu 2. Trong văn bản trên, điều gì khiến nhân vật tôi và người bạn ngạc nhiên khi đến uống cà phê ở quán nổi tiếng thuộc một thị trấn nhỏ, sát bên thành phố Venice? Câu 2. Anh/ chị có nhận xét gì về cách ứng xử của anh bồi bàn quán cà phê với người khách đến uống tách cà phê tường? Câu 4. Theo anh/ chị, việc “bán” những tách cà phê tường đã đem lại điều gì cho quán cà phê và khách hàng của họ? CÀ PHÊ …TƯỜNG Tôi và người bạn ngồi nhâm nhi cà phê trong quán cà phê nổi tiếng ở một thị trấn nhỏ, sát bên thành phố Venice, kinh đô của ánh sáng và sông nước. Một người khách vào quán, ngồi vào bàn bên cạnh và gọi: “Cho hai cà phê, một bàn, một tường nghe!”. Gọi cà phê kiểu này hơi lạ, nên tôi để ý và thấy anh bồi chỉ mang ra một tách cà phê, nhưng lúc tính tiền lại trả hai tách. Khi khách rời quán, anh bồi dán lên tường mảnh giấy nhỏ, ghi “Một tách cà phê”. Lát sau, hai người khách khác vào quán, gọi ba tách cà phê, hai bàn và một tường. Hai tách cà phê mang ra, nhưng khi tính tiền lại trả ba tách. Anh bồi lại dán thêm mảnh giấy nhỏ lên tường, “Một tách cà phê”. Coi bộ uống một trả hai, uống hai trả ba lại rất bình thường ở đây thì phải. (…) Vài hôm sau quay lại quán cũ nhâm nhi cà phê, chúng tôi lại gặp một người khách bước vào quán. Tay này ăn mặc nhếch nhác, lệch lạc so với đẳng cấp bảnh bao của quán. Ngó mặt là biết dân khố rách áo ôm rồi. Anh ta kéo ghế ngồi, ngó lên tường, rồi gọi “Cho tách cà phê tường!” Anh bồi, theo thói quen, đon đả ân cần phục vụ cà phê khách. Uống xong, anh chàng bỏ đi, chẳng tính tiền bạc gì cả. Còn anh bồi bàn đến bên tường, gỡ mảnh giấy nhỏ, vất vào sọt rác. Thế là rõ! Cách cư xử rất trọng thị với những kẻ khố rách áo ôm của người dân thị trấn nhỏ bé này làm chúng tôi xúc động. Cà phê đâu phải thứ gì bức thiết đối với xã hội hay con người đâu. Nếu chúng ta may mắn thưởng thức được một thứ gì đó mà mình thích, có lẽ cũng nên nghĩ tới người khác một chút, những người cũng muốn những thứ như ta thích, nhưng họ lại kẹt tiền. (…) Ngẫm thử coi, tay khố rách áo ôm đó muốn uống cà phê, bước vào quán đâu cần phải hạ mình xin xỏ ai để có tách cà phê đâu, cũng chẳng cần biết người nào tặng mình tách cà phê, chỉ cần nhìn lên tường, gọi cà phê, thưởng thức, rồi đi. Có lẽ đây là bức tường đẹp nhất mà bạn từng thấy!

2 câu trả lời

$1$ ) Phương thức biểu đạt chính : Tự sự ( Đây là lời của một người kể lại )

Nội dung của văn bản trên : Qua văn bản trên đã cho chúng ta thấy sự giúp đỡ một cách gián tiếp của những vị khách đối ới những người không đủ điều kiện để uống cà phê , đồng thời câu truyện dã ca gợi sử sẻ chia của mọi người trong xã hội dù là thứ nhỏ nhất .

$2$ ) Điều làm nhân vật tôi và người bạn anh ta ngạc nhiên khi đến uống cà phê là : Người uống một ly  cà phê lại phải trả tiền hai ly và người uống hai ly cà phê lại phải trả tiền ba ly .

$3$ ) Cách ứng sử của bồi bàn quán cà phê đối với người khác đến uống cà phê tường : Bồi bàn của quán cà phê đã đối sử rất thân thiện , thiệt tình với người uống cà phê cả những người ăn mặc sang trọng đến những người ăn mặc rách rưới .

$4$ ) Việc " bán " Những tách cà phê tường đã đem lại cho quán cà phê và hành khách : Quán cà phê tường như một minh chứng cho sự sẻ chia , giúp đỡ mọi người trong xã hội . Chỉ với một ly cà phê những khách hàng kém may mắn có lẽ cảm thấy rất vui và họ biết rằng đang có người giúp họ . Về quán cà phê việc bán cà phê như thế khiến quán trở nên độc đáo , lạ và quán cũng đang giúp đỡ những người kém may mắn bằng cách tạo ra nơi để mọi người có thể cho đi , giúp đỡ người khác .

@@@học tốt nhé !

Câu 1: -PTBĐ: Tự sự

ND: Nói về món đồ uống cà phê tường

Câu 2: -NV tôi và người bạn ngạc nhiên vì tại sao ở đây lại uống một trả hai, uống hai trả ba 

Câu 3: - Anh vẫn đon đả đón khách. Khi anh chàng bỏ đi, chẳng tính tiền gì thì người bồi bàn đã gỡ mảnh giấy và vứt vào sọt rác

Câu 4:- Quán cà phê đã đem lại cho những người nghèo khó lòng tự trọng. Khi những người nghèo muốn uống cà phê mà họ không có tiền thì họ sẽ được thưởng thức miễn phí mà không cần xin xỏ ai.

Mong đc ctrlhn ạ. Em cảm ơn

Câu hỏi trong lớp Xem thêm