PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi Thánh Gandhi ăn uống xuề xòa bằng những thứ bình dân, rẻ tiền nhất. Ông mặc áo vải gai Ấn Độ, kêu gọi sống kham khổ tuyệt đối vì đó là thước đo chiều sâu tình thương và cơ sở để phát triển lòng nhân ái. Nhìn từ góc độ khác, nhà yêu nước vĩ đại kêu gọi đồng bào mình xa lánh xã hội tiêu dùng cũng đồng nghĩa nói không với văn minh vật chất châu Âu cùng chủ nghĩa thực dân Anh. Ý thức gìn giữ nhân cách cho cộng đồng Ấn của ông đã không chặn đứng được cơn cuồng phong tiêu dùng vật chất. Nhưng hãy nghĩ xem, nếu không có ông, không có những người như ông, cái hồn của Ấn Độ liệu còn khuôn mặt hôm nay. Thi hào Tagore xác nhận điều đó: “Nghe lời Gandhi, Ấn Độ xông ngay tới một cảnh vinh quang cao quý mới” (Lịch sử văn minh Ấn Độ, Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch). Văn hào Lev Tolstoi có một xưởng mộc và cơ khí trong điền trang của mình. Ông tự khâu giày, sửa đồ dùng trong nhà và thú nhận “lấy làm xấu hổ nếu chỉ biết múa may ngòi bút, rao giảng tình thương mà việc khâu cái giày rách cũng phải nhờ người khác”. Thời nay ông có thể bị lên án là quay lưng lại với “chuyên nghiệp hóa lao động”, một đòn bẩy quan trọng của tiến bộ. Nhưng hãy đặt vào hoàn cảnh một nước Nga đang háo hức bước vào ngưỡng cửa của phát triển hàng hóa, nhà nhân văn Nga muốn cảnh báo nguy cơ của xã hội tiêu dùng và ông chống lại nó bằng những hành vi có vẻ ngây thơ nhưng đầy sức nặng do vị thế xã hội của mình, để bảo vệ nhân cách Nga, bản sắc Nga. Có thể vì những chiếc xe sang, những thức ăn “sành điệu” (chưa chắc đã sành ăn), những đồ dùng xa xỉ quá lố, những cái áo lông, những vật xinh xinh bằng ngà voi, hàng đống thức ăn thừa cho vào sọt rác (ở Mỹ là 40%), điên cuồng chạy theo cơn cuồng phong thỏa mãn ý muốn “hơn người” mà phải phá hết rừng, tàn sát thú, làm cạn nguồn dầu hỏa, giết chết các dòng sông hay đốt nóng khí quyển? Nếu môi trường bị hủy hoại, cuộc sống không còn bền vững, lúc đó phải xâu xé nhau vì miếng cơm manh áo nói gì đến hàng hóa xa xỉ, liệu con người có giữ được là con người “rất đáng tự hào”, con người có thể giữ được cái nhân cách hình thành qua hàng ngàn năm cố thoát khỏi chất thú và lốt thú, được gìn giữ, vun vén trong bao khổ đau? Gandhi sống kham khổ, Tolstoi khâu giày, Bill Gates sang Việt Nam đi một chiếc xe cũ 16 chỗ, ông chủ Hãng Honda không dùng xe hơi mà đi bộ đến chỗ làm, George Soros có 7 tỉ đôla nhưng vẫn bắt đứa con trai nhịn 100 bữa ăn sáng để mua một chiếc đồng hồ rẻ tiền nhân dịp lên cấp trung học... Họ không làm dáng, không “trùm sò”, càng không muốn chống lại tiến bộ kỹ thuật và văn minh. Họ chỉ muốn tìm cách gây dựng nhân cách cho dân tộc mình, thế hệ mình, công ty mình hoặc giản dị hơn như George Soros, muốn những đứa con rất có nguy cơ hư hỏng của mình thành người tử tế mà thôi. (Theo Nhà văn Nguyễn Quang ThânTuổi trẻ cuối tuần (2012) 08:33' CH - Thứ tư, 28/06/2017) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và thao tác lập luận chính. (1,0điểm) Câu 2. Nêu tác dụng của việc đưa các danh nhân vào đoạn văn bản. (0,5điểm) Câu 3. Theo tác giả,Thánh Gandi, đại văn hào Lev Tolstoi, Bill Gate, George Soros làm như vậy là để làm gì?(0,5điểm) Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao? (1,0 điểm) PHẦN 2: LÀM VĂN(2 đ) Cơn cuồng phong thỏa mãn ý muốn “hơn người”có phải là biểu hiện của lòng tham? Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận của anh/chị về điều đó

1 câu trả lời

Đây nè

Câu hỏi trong lớp Xem thêm