Cảm nhận về nhân vật vợ nhặt trong sáng hôm sau

2 câu trả lời

Trong buổi sáng hôm sau, anh Tràng đã có những cảm xúc mới mẻ cùng những cảm nhận lần đầu có “trong người êm ái lửng lơ như người vừa trong giấc mơ đi ra”. Hạnh phúc đến bất ngờ khiến Tràng vẫn chưa hết bất ngờ. Từ những đổi thay trong cảm xúc, Tràng nhận ra mọi thứ xung quanh cũng đổi khác “có cái gì vừa thay đổi mới lạ”. Khung cảnh nhà cửa, vườn tược gọn gàng, sạch sẽ đã mang đến luồng sinh khí mới xua đi cái ám ảnh đói khát đang bủa vây “Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khoum mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc cây ổi đã kín nước đầy ăm ắp”. Nhìn cảnh mẹ và vợ đang lúi húi dọn dẹp Tràng, hình ảnh bình dị nhưng lại khiến cho Tràng xúc động, Tràng thấy cuộc sống của mình thau đổi hẳn, những suy nghĩ của hắn cũng trở nên trưởng thành, chín chắn hơn, Tràng cảm thấy mình phải có trách nhiệm với vợ con, với gia đình nhỏ của mình “Bỗng nhiên ắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn có một gia đùn. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”. Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới hiện lên trong đầu Tràng đã gợi ra sự thay đổi trong nhận thức của nhân vật Tràng. Qua hình ảnh ấy đã mang cho người đọc một niềm tin rằng một ngày nào đó anh Tràng sẽ đi theo cách mạng, theo đoàn người đói để đứng lên đấu tranh, đổi thay cuộc sống. Sự thay đổi của nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau vợ về nhà đã tiếp nối mạch diễn biến của câu chuyện, đồng thời thể hiện sự trân trọng của nhà văn Kim Lân đối với nhân vật của mình cũng là sự trân trọng sâu sắc với những người dân nghèo khổ nhưng có khát khao sống mạnh mẽ.
  1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Kim Lân

+ Kim Lân được mệnh danh là cha đẻ của đồng ruộng, là nhà văn một lòng đi về với đất với người, với những giá trị thuần hậu nguyên thủy của con người Việt Nam.

+ Lần đầu tiên có một nhà văn xắn quần lội xuống bùn để lằng nghe hơi thở nồng nàn của đất đai, của cuộc sống con người để tái hiện mồn một trên mỗi trang viết.

+ Văn Kim Lân hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản, lối kể hấp dẫn và khả năng phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo.

- Giới thiệu tác phẩm: Vợ nhặt

+ "Vợ nhặt" in trong tập "Con chó xấu xí" xuất bản năm 1962.

- Giới thiệu khái quát về nhân vật người vợ nhặt trong buổi sáng hôm sau khi lấy Tràng.

  1. Thân bài
  2. Lí luận về nhân vật trong tác phẩm truyện ngắn
  3. Giới thiệu khái quát về nạn đói 1945

- Câu chuyện mở ra bằng một nạn đói khủng khiếp năm 1945 xảy ra lan tràn khắp nơi trên cả nước.

+ Cái đói ấy ập đến xóm ngụ cư như một con quỷ dữ nuốt chửng tính mạng của biết bao người.

+ Nó biến không khí vốn trong lành, tươi mát của một làng quê thanh bình thành không khí ẩm thối của mùi rác rưởi và xác chết: “người chết như ngả rạ”, “ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường”,…Cái đói ấy đã cướp đi tiếng nói cười hồn nhiên của những đứa trẻ trong làng. 

  1. Vài nét về nhân vật thị

- Người vợ nhặt có cuộc sống nghèo đói, thê thảm, bi đát, điển hình cho số phận của những người nông dân trong nạn đói 1945.

- Tên gọi: Nhà văn Kim Lân không hề đặt tên cụ thể cho nhân vật của mình mà chỉ gọi là "người vợ nhặt" hoặc "thị".

- Ngoại hình:

+ Thân hình "gày sọp"

+ Bộ quần áo rách như "tổ đỉa"

+ "Khuôn mặt lưỡi cày xám xịt"

+ "Hai con mắt sâu trùng hoáy"

  1. Phân tích người vợ nhặt trong buổi sáng hôm sau khi lấy Tràng

- Buổi sáng hôm sau, thị dậy rất sớm để cùng bà Tứ quét dọn nhà cửa cho sạch sẽ, gọn gàng.

- Mấy chiếc quần áo đã được đem ra sào hong, hai cái ang được đổ đầy ắp nước. Đống mùn đã được hót sạch.

- Người vợ nhặt đã tạo nên một sự thay đổi mới mẻ rất ý nghĩa cho ngôi nhà nhỏ của mình.

- Âm thanh tiếng chổi thị quét sàn kêu "sàn sạt trên mặt đất".

+ Những âm thanh này đã tạo nên một không khí sinh hoạt rất giản dị đời thường nhưng ấm áp yêu thương. 

=> Tác giả đã sử dụng những hình ảnh gần gũi, bình dị đơn sơ, biện pháp liệt kê, đối lập tương phản cùng cách miêu tả chi tiết, cụ thể để khắc họa rõ nét những thay đổi về cảnh vật trong căn nhà ấy. Đặc biệt là hình ảnh “ánh nắng”.

- Những việc làm của thị đã tác động to lớn đến suy nghĩ và tâm trạng của Tràng.

+ “Chắp tay lững thững bước ra sân” trong trạng thái ung dung, bình thản. 

+ Cảm nhận được sự thay đổi trong cuộc sống, lần đầu tiên Tràng có thể chạm lấy tới tình thương, cảm thấy niềm hạnh phúc mới mẻ, lạ lẫm khi ý thức được giá trị thiêng liêng của hai tiến “gia đình”.  

  1. Kết bài

- Khẳng định giá trị của tác phẩm

- Tình cảm của em dành cho tác phẩm

Câu hỏi trong lớp Xem thêm