Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Đừng để nhiễm bệnh tự kỷ đại học Từ trường trung học chuyển qua bậc đại học, với hàng trăm điều khác biệt và nếu không kịp chuyển đổi nhận thức về tinh thần học tập, phương cách sống, sinh hoạt thì các bạn trẻ sẽ phải đối mặt với tình trạng tồi tệ trong khoảng thời gian đầu mang chiếc áo sinh viên: sốc đại học. Vấn đề là không ít sinh viên bước vào cổng trường đại học với niềm cảm hứng tuyệt vời lại là những người có thể bị “sốc đại học”! Nhiều thứ đã không diễn ra như họ tưởng tượng, hoặc nhiều khi họ cảm thấy nhiều thứ ở trường đại học có vẻ chống lại những thành tích vang dội và niềm kiêu hãnh vào bản thân mà họ từng có trước đó… Từ đó, họ cảm thấy bị bỏ rơi. Triệu chứng thứ nhất, sinh viên không làm chủ được kế hoạch thời gian, dù thời khóa biểu của trường đại học rất tự do chứ không theo kiểu mẫu “ngày hai buổi đến trường” đều đặn như thời phổ thông. Thứ hai, sinh viên cảm thấy nhiều môn “chẳng biết học để làm gì” và “thật vô bổ”, do đó họ không biết mình phải học những gì để được xem là giỏi. Họ mất hứng thú học tập cũng vì thế. Sinh viên giấu nhẹm tất cả những thắc mắc mà lẽ ra họ nên hỏi giảng viên hay bạn bè họ. Họ trở thành người “ tự kỷ” theo cách nói của giới trẻ hiện nay. Và còn rất nhiều vấn đề nữa mà tân sinh viên thường mắc phải như không có kế hoạch học tập, làm việc, nước tới chân mới nhảy, không có mục tiêu học tập, làm việc cụ thể, bị động trong mọi vấn đề. (Công Chương, Chuyên mục trẻ Việt - báo Giáo dục và Thời đại) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2: Theo tác giả, đâu là những triệu chứng của căn bệnh “tự kỷ đại học”? Câu 3: Vì sao các bạn bước vào ngưỡng cửa đại học dễ dẫn tới tình trạng sức với môi trường đại học? Câu 4: Điều anh chị rút ra được sau khi đọc hiểu văn bản.

2 câu trả lời

Câu 1: Nghị luận

Câu 2: Theo tác giả, có hai triệu chứng phổ biến của sinh viên ngày nay:

Thứ nhất là sinh viên không thể tự sắp xếp thời khóa biểu cho bản thân dù cho thời khóa biểu của đại học rất tự do.

Thứ hai: Là tâm lí tiêu cực của sinh viên trong học hành. Họ nghĩ những môn học "thừa" là không cần thiết hay thậm chí nghĩ nó thật "vô bổ", từ đó làm mất niềm hứng thú trong học tập và sẽ dẫn đến sự tự ti đối với mọi người xung quanh.

 Câu 3: Vì họ bỡ ngỡ trước khung cảnh mà không "nằm trong tưởng tượng" của họ khi họ bắt đầu bước chân vào đại học và họ sẽ rơi vào các triệu chứng mà đoạn văn nói trên nhưng đây không phải là điểm đáng sợ nhất của "căn bệnh" này, cái mà đáng sợ nhất là nó có tính "lây" sang người khác. Nếu giải thích rõ ràng thì một người A bị tâm lí "tự kỉ đại học" và người B ở gần người đó sẽ bắt đầu có những ý nghĩ tiêu cực đối với đại học và càng về sau thì người B sẽ "bị bệnh" giống với người A và vòng tròn bị nhiễm bệnh như vậy sẽ tăng theo cấp số nhân.Hậu quả là làm giảm tỉ lệ sinh viên đậu đại học và ảnh hưởng lớn tới uy tín và môi trường đại học.

Câu 4: Sau khi đọc và phân tích văn bản thì tôi rút ra được bài học này: Nếu chúng ta nghĩ rằng các môn học "thừa" là vô bổ thì chúng ta đang đi theo sai lối, vì các môn học nó luôn có một sự gắn bó mật thiết với nhau, Hóa học và Vật lí có ở đâu ra? từ Toán mà ra, Địa lí và Sinh học có ở đâu ra? từ Triết Lí mà ra ... Vậy chúng ta phải suy nghĩ cho cẩn thận, đừng vội vàng mà kết luận đáp án, những kiến thức đó chính là kinh nghiệm quý giá để cho chúng ta bước vào đời.

@Meoss_

* Câu 1:

- PTBĐ chính: nghị luận

* Câu 2:

- Theo tác giả, những triệu chứng của căn bệnh '' tự kỷ đại học '' là:

   + Triệu chứng thứ nhất, sinh viên không làm chủ được kế hoạch thời gian, dù thời khóa biểu của trường đại học rất tự do chứ không theo kiểu mẫu “ngày hai buổi đến trường” đều đặn như thời phổ thông.

   + Triệu chứng thứ hai, sinh viên cảm thấy nhiều môn “chẳng biết học để làm gì” và “thật vô bổ”, do đó họ không biết mình phải học những gì để được xem là giỏi. Họ mất hứng thú học tập cũng vì thế. Sinh viên giấu nhẹm tất cả những thắc mắc mà lẽ ra họ nên hỏi giảng viên hay bạn bè họ. 

* Câu 3:

- Các bạn bước vào ngưỡng cửa đại học dễ dẫn tới tình trạng sức với môi trường đại học vì:

  + Môi trường đại học đối với các bạn mới bước vào ngưỡng cửa chính là một môi trường hoàn toàn mới mẻ;

   + Khoảng thời gian này, các bạn không được gần gũi với người thân nhiều như trước nữa mà chủ yếu tập trung đa phần thời gian vào việc học tập;

   + Đại học là một nơi mà ai cũng ao ước được vào nhưng khi bước ra chỉ có ba từ phát lên đó là '' sốc đại học '';

   + Họ phải trải qua khoảng thời gian cô đơn, đại học không được như họ tưởng và có nhiều thứ dường như muốn chống đối với họ.

* Câu 4:

- Điều em rút ra được đó là:

  + Chúng ta phải có tinh thần được xem là hành trang trước khi bước vào ngưỡng cửa đại học;

  + Phải vững tin ý chí, điều khiển được ý thức để có thể vượt qua màn thử thách đầu tiên trong con đường đời vất vả của bản thân;

  + Hãy học và sống một cách thật thoải mái, đừng tự áp đặt mình vào bất cứ luật lệ hay nội quy nào để rồi đó là nguyên nhân khiến bản thân ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm