I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Sự khác biệt giữa Người Chủ động và Người Thụ động được thể hiện qua vô số vụ việc nhỏ nhặt hàng ngày. Người Chủ động lên kế hoạch cẩn thận cho một kỳ nghỉ, rồi bắt tay vào thực hiện. Người Thụ động lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, nhưng anh ta trì hoãn, lần lữa mãi. Người Chủ động cảm thấy cần phải gửi thiệp đến cho một người quen để chúc mừng thành công mà người đó đạt được. Và anh ta gửi thiệp ngay. Trong trường hợp tương tự, Người Thụ động sẽ tìm ra một lý do nào đó thật hợp lý để trì hoãn, và tấm thiệp sẽ không bao giờ được viết. ...Sự khác biệt giữa Người Chủ động và Người Thụ động thể hiện ở mọi cử chỉ, hành động. Người Chủ động luôn hoàn thành những việc mà anh ta muốn hoàn thành, anh ta giành được sự tự tin, giữ được tinh thần ổn định, tính tự lập và kiếm được thu nhập khá hơn. Người Thụ động không thể hoàn thành những việc anh ta muốn, vì anh ta không bao giờ chịu hành động dứt khoát. Hậu quả là anh ta sẽ đánh mất sự tự tin, tự hủy hoại khả năng làm việc độc lập, và rốt cuộc, sẽ phải chấp nhận một cuộc sống của kẻ tầm thường. Người Chủ động luôn hoạch định để hành động. Người Thụ động luôn hoạch định để …trì hoãn. Ai cũng muốn trở thành Người Chủ động. Vì vậy, hãy tập thói quen hành động. Rất nhiều người thụ động không bao giờ chịu hành động, vì họ còn chờ cho đến khi mọi điều kiện đểu tuyệt đối hoàn hảo thì mới bắt tay vào. Chẳng ai mà không muốn có được hoàn cành tuyệt đối thuận lợi, nhưng bất cứ việc gì thuộc về con người cũng đều không tuyệt đối, hoàn hảo. Vì thế, chờ đợi sự hoàn hảo 100% chỉ là sự chờ đợi vô vọng. (Trích Dám nghĩ lớn, David J.Schwartz.Ph.D, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên? Câu 2. Theo tác giả, hậu quả của người sống thụ động là gì? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến “Người Chủ động luôn hoạch định để hành động. Người Thụ động luôn hoạch định để …trì hoãn”? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm :“chờ đợi sự hoàn hảo 100% chỉ là sự chờ đợi vô vọng”của tác giả không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của thói quen hành động trong cuộc sống.

2 câu trả lời

1, Phương thức biểu đạt nghị luận

2, Hậu quả của việc sống thụ động là: đánh mất sự tự tin, tự hủy hoại khả năng làm việc độc lập, và rốt cuộc, sẽ phải chấp nhận một cuộc sống của kẻ tầm thường.

3,

Ý kiến này có nghĩa là người chủ động là người luôn chủ động nắm bắt cơ hội, xây dựng kế hoạch cho bản thân và sẵn sàng cho những mục tiêu, nỗ lực hết sức mình vì phía trước. Ngược lại, người thụ động luôn sẵn sàng trì hoãn, phụ thuộc và dựa dẫm bất cứ lúc nào

4,

Em hoàn toàn đồng ý. Vì sự hoàn hảo 100% rồi mới hành động là một việc chẳng thể xảy ra. Nếu như ta cứ chờ đợi thời điểm đó thì thứ mà ta nhận lại chỉ là sự vô vọng, bế tắc mà thôi, cứ như vậy rồi ta sẽ trì hoãn và đánh mất sự chủ động của bản thân

---

Trong cuộc sống, thói quen hành động của mỗi người là một việc làm quan trọng và cần thiết. Thật vậy, sự hành động chủ động và luôn hướng về phía trước là việc làm quan trọng để có thể đạt được thành tựu và thành công của mỗi người. Khi đứng trước bất cứ cơ hội và ngã rẽ nào, việc mà ta cần làm đó chính là hành động bằng tất cả sự nỗ lực của mình, bằng tất cả khả năng của mình cùng với năng lực phán đoán suy nghĩ của bản thân nữa. Nhờ thói quen hành động quyết đoán đó thì ta mới có thể chủ động nắm bắt cơ hội và tạo nên được những bứt phá và gặt hái được thành tựu. Cùng với đó, việc chờ đợi thời điểm hoàn hảo để hành động là việc làm trì hoãn vì ta khó có thể chờ được đến lúc đó. Vì thế, ta nên quyết đoán và thực hiện sớm nhất có thể trong khả năng của mình. Thói quen hành động là thói quen tốt vì nó thể hiện khả năng quyết đoán, làm chủ tình hình, chủ động nắm bắt cơ hội của mỗi người. Tuy nhiên, ta cần tránh thói quen hành động xốc nổi, thiếu sự suy nghĩ và thiếu sự sắp xếp thấu đáo dễ dẫn đến hỏng việc.

Bạn tham khảo nha

Câu hỏi trong lớp Xem thêm