Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nhà văn Tô Hoài đã 2 lần miêu tả tâm trạng của Mị khi chứng kiến A Phủ bị trói:"Thường khi đến...rồi Mị nghẹn lại".Phân tích nhân vật Mị trong 2 lần miêu tả trên từ đó làm nổi bật lên sự thay đổi của nhân vật

1 câu trả lời

1. Lần 1: Mị xuất hiện như một vật vô tri, vô giác.

“Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.

Cách giới thiệu tạo ra những đối nghịch về một cô gái âm thầm lẻ loi, âm thầm như lẫn vào các vật vô tri: cái quay sợi, tảng đá, tàu ngựa ; cô gái là con dâu nhà thống lí quyền thế, giàu có nhưng sao mặt lúc nào “buồn rười rượi”. Khuôn mặt đó gợi ra một số phận đau khổ, bất hạnh nhưng cũng ngầm ẩn một sức mạnh tiềm tàng.

– Gợi ra nơi ở và làm việc của Mị rất tồi tàn, là không gian tù ngục khép kín: ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa.

– Lột tả cuộc sống khổ nhục, tăm tối của Mị khi bị bóc lột sức lao động hết sức dã man: quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên…

– Phác họa chân dung nhân vật để gợi mở nội tâm: “cúi mặt, mặt buồn rười rượi”, in đậm một hình bóng tăm tối, nhọc nhằn, vô hồn vô cảm của Mị; là hệ quả tất yếu của cuộc sống bị áp bức nặng nề bấy lâu nay.

2. Lần 2: chứng kiến cảnh A Phủ bị trói đứng: “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết…A Phủ…”.

– Lúc đầu nhìn thấy cảnh A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên sưởi lửa vì sống lâu trong cái khổ đã làm cho trái tim của Mị chai sạn, vô cảm.

– Khi nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại trên gương mặt A Phủ, Mị chợt nhớ lại cảnh mình từng bị trói đứng. Mị hiểu sâu sắc cuộc sống bị đọa đày của hiện tại, cảm nhận đến tận cùng sự độc ác của cha con thống lí: Chúng nó thật độc ác. Từ thương thân, Mị đồng cảm sâu sắc với con người cùng cảnh ngộ: Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết và thấy được sự bất công, phi lí của cảnh này: Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ…

– Từ chuỗi diễn biến tâm lí trên thôi thúc Mị đi đến hành động cắt dây cởi trói và chạy trốn cùng A Phủ. Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền.

Chúc bạn học tốt👍

Nhớ cho mình 5 sao 💖

Câu hỏi trong lớp Xem thêm