Lập dàn ý chi tiết phân tích sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đoạn trích sau: Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết , Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái của sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi…

2 câu trả lời

Mở bài: 
Nêu yêu cầu của đề: Văn học Việt Nam hiện đại đã đi khai thác không ít hình ảnh những con người nghèo khổ, bất hạnh. Nhưng chưa bao giờ ta bắt gặp trong văn chương sự trùng lặp. Ở mỗi tác giả ta lại thấy một kiếp đời khác biệt. Đến với trang văn của Tô Hoài, ta không thể không ấn tượng trước một cô Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đoạn trích trên để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng sâu sắc. 

Thân bài

_Tác giả Tô Hoài:

+ Nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại

+ Tác gia có số lượng tác phẩm đồ sộ

+ Thành công hơn cả trong mảng truyện thiếu nhi và mảng truyện khai thác hiện thực, đặc biệt là cuộc sống của con người vùng núi cao.

+ Am hiểu về vốn văn hóa, lối sống của người dân vùng núi.

_Tác phẩm:

+Viết trên một câu chuyện có thật.

+ Sáng tác năm 1952, khi Tô Hoài cùng bộ độ đi giải phóng Tây Bắc

+ In trong tập TRuyện Tây Bắc

_Khái quát cuộc đời của Mị trước khi về làm dâu nhà Thống lí Pá Tra.

+ Ngoại hình xinh đẹp

+ Phẩm chất: hiếu thảo, chăm chỉ, giàu nghị lực sống.

+ Lấy A Sử do gia đình Mị nợ tiền nhà Thống lí - trở thành dâu gạt nợ và sống một đời sống tủi nhục, bất hạnh, khổ sở như con rùa lầm lũi. 

_ Nêu vị trí đoạn văn:

+ Đoạn văn thuộc phần giữa truyện ngắn

+ Sự việc: Đêm tình mùa xuân Mị uống rượu, nghe tiếng sáo và Mị thức tỉnh sức sống.

_ Giải thích: sức sống tiềm tàng mãnh liệt

+ sức mạnh âm ỉ trong con người bị che khuất bởi thực tại đau khổ.

+ biểu hiện: phản kháng, đấu tranh và thức tỉnh nhận thức.

_Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật được biểu hiện trong đoạn văn:

+Hình ảnh Mị uống rượu - nguyên nhân thức tỉnh

Uống rượu vì nay là ngày Tết và ai trong nhà cũng uống rượu.

"Lén lấy" vì thân phận Mị chỉ là con dâu gạt nợ

Cách uống "uống ực từng bát" - vội vã, lo sợ.

Mị lịm mặt nhìn moi người vì lúc này cô đang sống trong thế giới mơ mộng của riêng mình.

+Tiếng sáo - nguyên nhân thức tỉnh

Tiếng sáo: tiếng sáo gọi bạn. Đánh thức kí ức quá khứ: thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Tiếng sáo cho Mị sống vơi quá khư tươi đẹp, với những ngày tự do, hạnh phúc.

+Hành động:

Ngồi trơ: vì vô cảm

Đứng dậy đi vào buồng và thức tỉnh "Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.". Nhận ra cuộc hôn nhân của mình và A Sử chỉ là hữu danh vô thực "không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!"
SUy nghĩ đến cái chết chứ không còn câm lặng

Ứa nước mắt khi nghe thấy tiếng sáo gọi bạn yêu

_Nhận xét:

+Sức sống tiềm tàng trong Mị được đánh thức bởi ngoại cảnh (tự nhiên, hợp lí) và cả ở trong chính bản thân Mị

+ Tô Hoài sử dụng thành công miêu tả tâm lí, quan sát tinh tế, thấu hiểu, ngôn ngữ giản dị.

+ Am hiểu về phong tục

+ Sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm mùa xuân cũng là ngọn lửa sưởi ấm, đánh thức Mị trong đêm đông với khát khao giải phóng.

3. Kết bài:

Đoạn văn đã thành công khi khắc họa những đổi thay trong nhân vật Mị. Qua đoạn văn, bạn đọc không chỉ thấy được sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong nhân vật mà còn thêm hiểu hơn về ngòi bút độc đáo của Tô Hoài.

a) Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm và nhân vật

- Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta.

- Vợ chồng A Phủ là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Tô Hoài, khắc họa cuộc đời những con người Tây Bắc, phản ánh chân thực hiện thực miền núi trước cách mạng.

- Mị là hình tượng nhân vật đại diện cho sức sống và vẻ đẹp con người nơi đây, đoạn miêu tả tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân là đoạn cho thấy rõ nét nhất nét đẹp tâm hồn Mị.

b) Thân bài

* Vài nét về cuộc đời nhân vật Mị (trước đêm tình mùa xuân)

Trước khi làm dâu gạt nợ

- Mị vốn là một người con gái đẹp, có tài thổi sáo, thổi kèn lá, “có nhiều người mê, ngày đêm đã thổi sáo theo Mị”.

- Mị từng yêu và từng được yêu, cũng hồi hộp, khao khát trước những âm thanh hò hẹn của tình yêu.

- Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.

Khi bị bắt về làm dâu gạt nợ

- Mọi khao khát đều bị dập tắt : Mị bị đem ra cúng trình ma nhà thống lí (ách thống trị của thần quyền và cường quyền) ép Mị cam phận làm nô lệ.

- Những ngày đầu khi làm dâu “hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc”, Mị tủi nhục đắng cay, uất ức cho số phận.

- Mị muốn chết nhưng thương cha, Mị đành chấp nhận kiếp làm thân trâu ngựa.

Sau khi làm dâu vài năm

- Cha mất, Mị đã không còn muốn chết nữa vì đã chai sạn tâm hồn: “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, cuộc đời bị giam cầm trong căn phòng tối đen.

- Thống lí Pá Tra đã áp dụng cường quyền, thần quyền áp chế khiến Mị cam chịu kiếp sống nô lệ: Mị tưởng mình là con trâu, con ngựa.

* Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân

- Sự tác động của ngoại cảnh

+ Khung cảnh thiên nhiên nồng nàn: cỏ gianh vàng ửng, chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá như những con bướm sặc sỡ, không khí dần ấm áp,... âm thanh bên ngoài: tiếng sáo cất lên, tiếng trẻ chơi quay cười vang,...

Câu hỏi trong lớp Xem thêm