Từ văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy tỏ suy nghĩ về ý kiến sau đây bằng một đoạn văn 200 chữ: “Khi xưa, các thế hệ ông cha xây dựng cổng làng đều gìn giữ một nét văn hóa riêng của làng mình cho thế hệ mai sau. Ngày nay, cổng làng ở nhiều nơi trong tỉnh “đua nhau” mọc lên với đủ loại to, nhỏ, không có kiểu nào giống kiểu nào khiến cho những nét văn hóa xưa đang dần mai một”. ( Thu Vui) Mong mọi người giúp mik với ạ

1 câu trả lời

Đoạn trích nói với ta câu chuyện về sự mai một của nền văn hóa, của những cổng làng- nét đẹp đời sống văn hóa tinh thần của cha ông ta xưa. CỔng làng là đại diện, là sự đánh dấu cho một ngôi làng với xiết bao tự hào, trân trọng. Quả thực khi xưa, cha ông ta xây dựng cổng làng và gìn giữ trong nó một nét văn hóa riêng của làng mình cho thế hệ mai sau. Còn ngày nay ,thực tế của những cổng làng mang tính "màu mè" ganh đua đang làm xấu đi đời sống của con người Việt Nam. Sự mai một, sự ảnh hưởng ấy phần nào đến từ việc xã hội ngày một đổi thay và con người bị giá trị đồng tiền, giá trị của những văn hóa phẩm đồi trụy tác động. Người ta nói nhiều với nhau về tiền bạc, về vật chất hơn là những giá trị tinh thần cao quý. Sự "đua nhau" của những cổng làng ấy là dấu hiệu buồn cho sự đổi thay của con người. Và hậu quả nhãn tiền mà ta có thể thấy chính là con người sẽ ngày một xa rời với cội nguồn của mình. Xa rời và thậm chí là đánh mất đi bản sắc trong chính mình. Hãy là một người công dân yêu làng, yêu làng bằng một tình yêu tha thiết, yêu nét đẹp giản dị trong cánh cổng làng đơn sơ kia. Chúng ta đừng biến mình, biến cổng làng- biểu tượng đẹp của ngôi làng cũng chìm vào trong vòng quay của những ganh đua. Không ít người quyên góp xây cổng làng, dựng xây cổng làng chỉ vì muốn rằng cổng làng sẽ khắc tên mình, cho thật to, thật đẹp, thế là được. Chắc chắn, một cổng làng to, một danh tiếng hão bạn khoác lên mình không bao giờ giá trị bằng việc bạn là người lưu giữ giá trị, vẻ đẹp của cổng làng, của quê hương trong hôm nay và cả mai sau. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm