Người ta kể nhau nghe Trước khi hòa vào biển Dòng sông run rẩy sợ. Nàng ngoái nhìn chặng đường đã qua Từ đỉnh núi đến con đường gió lộng Băng qua bao làng mạc, cánh rừng. Trước mặt nàng giờ là biển rộng Dấn thân vào Mãi mãi chẳng còn ta Dấn thân vào Chắc chắn sẽ tan ra. Nhưng chẳng có cách nào Dòng sông không còn đường quay lại. Chẳng ai có thể quay lại. Vì quay lại là vô phương Trong tồn tại. Dòng sông phải đánh liều thôi Thẳng trôi vào biển lớn Bởi khi nàng dấn bước Là phút giây nỗi sợ tiêu tan Là khi nàng nhận ra Mình chẳng hề tan biến trong đại dương Mà chính nàng đã trở thành biển cả. (Khalil Gibran, Nỗi sợ, bản dịch của Nguyễn Thiên Ngân) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong bài thơ. Câu 2. Trong bài thơ “Nỗi sợ”, nhà thơ Khalil Gibran đã dùng hình ảnh dòng sông để gợi tới điều gì? Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về hành trình của dòng sông đã có hành trình vượt qua nỗi sợ như thế nào? Dòng sông phải đánh liều thôi Thẳng trôi vào biển lớn Bởi khi nàng dấn bước Là phút giây nỗi sợ tiêu tan Là khi nàng nhận ra Mình chẳng hề tan biến trong đại dương Mà chính nàng đã trở thành biển cả. Câu 4. Anh/chị có cho rằng vượt qua thử thách trong cuộc sống đôi khi là phải liều lĩnh không? Vì sao?

1 câu trả lời

1, Thể thơ tự do

2, Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng hình ảnh của dòng sông để gợi tới hành trình sống, hành trình phát triển của mỗi cá nhân. Hành trình của dòng sông đi về biển lớn cũng giống như hành trình sống và hành trình phát triển của mỗi cá nhân. Đó là hành trình chứa đựng đầy những thử thách, khó khăn và chông gai. Có những lúc ta sợ hãi và thực sự muốn quay về vùng an toàn của bản thân mình. Thế nhưng, khi ta cố gắng và nỗ lực bước vào hành trình phía trước thì ta sẽ trở thành phiên bản vĩ đại của chính bản thân mình

3,

Những câu thơ này đã giúp em nhận ra rằng hành trình của dòng sông có nỗi sợ tiêu tan, nỗi sợ thất bại, nỗi sợ những điều mơ hồ trong hành trình của mình trước mặt. Thế nhưng khi dòng sông mạnh mẽ liều mình đối mặt với nỗi sợ của bản thân mình thì nỗi sợ ấy đã tiêu tan và dòng sông đã trở thành phiên bản vĩ đại của bản thân mình.

4,

Sự liều lĩnh đôi khi chính là điều kiện tiên quyết để vượt qua thử thách của mỗi người. Sự liều lĩnh đôi khi tiếp thêm sức mạnh để bước ra khỏi vùng an toàn của mình, bứt phá trong cuộc sống và dùng toàn bộ khả năng của mình để đương đầu với những thứ khó khăn trước mặt. Sự liều lĩnh là bàn đạp, là động lực để ta bắt tay vào hành động trong hành trình tương lai phía trước của mình. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm