cảm nhận của anh chị về nhân vật hồn trương ba trong đoạn trích "ông đế thích à đến xác anh hàng thịt cũng mất"

1 câu trả lời

Dàn ý tham khảo : 

I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.... theo định hướng của đề 

- Tác giả : Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ 

- Tác phẩm : "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" là một trong những vở kịch gây tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ. Tác phẩm tiếp thu có sáng tạo truyện cổ tích dân gian kể về số phận trớ trêu của Trương Ba.  Lưu Quang Vũ đi vào câu chuyện bi kịch hồn -  xác để mở ra nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc. 

Đoạn trích  thuộc cảnh 7 và phần kết của vở kịch,  kể về tâm trạng đau đớn, day dứt cực độ của hồn Trương Ba khi phải sống nhờ vào xác thịt của hàng thịt. 

- Vấn đề nghị luận : Qua đoạn trích,  hình tượng nhân vật Hồn Trương Ba được khắc họa rõ nét,  khơi gợi cho người đọc nhiều cảm xúc, suy nghĩ. 

II. Phân tích : 

1. Nhận xét chung : 

Hình tượng văn học  là nơi tác giả gửi gắm khá đầy đủ những tình cảm suy nghĩ cảm xúc của mình. Nhân vật là trụ cột của tác phẩm (Tô Hoài) 

-  Hồn Trương Ba là nhân vật trung tâm,  được xây dựng dựa trên cơ sở tiếp thu có sáng tạo tự nhiên mẫu truyện dân gian, từ đó mang lại hơi thở của cuộc sống thời đại. Hình tượng Hồn Trương Ba có ý nghĩa triết lý sâu sắc, thể hiện những trăn trở về cuộc đời 

=> kết tinh tài năng sáng tạo của LQV. HTB có một số phận bi kịch đáng thương nhưng loại có nhiều phẩm chất đáng trong. 

2.Phân tích : 

a. Hồn Trương Ba là nhân vật bi kịch có số phận đáng thương

- Bi kịch chết oan :  Trương Ba vốn là người làm vườn chất phác, cần cù, khỏe mạnh, yêu vợ thương con, có đời sống tinh thần thanh cao, nhưng do sai lầm của Nam Tào, Bắc Đẩu nên bị gạch nhầm tên, phải chết oan ức. 

- Bi kịch không được là chính mình : 

+ Trương Ba được tiên cờ Đế Thích yêu quý,  hoá phép cho Hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt để được sống lại. 

+ Sau mấy tháng trú ngụ trong thể xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba nhiễm nhiều thói xấu, bị mọi người xa lánh. Trương Ba rất đau khổ nhưng chưa tìm được cách giải thoát. Nhân vật bị đẩy vào tình huống đau đớn, bế tắc. Từ khi nhập vào xác anh Hàng Thịt, cuộc sống của Hồn Trương Ba trở nên bất ổn, nhiều trớ trêu, éo le. Hồn Trương Ba bị xác hàng thịt xui khiến, lấn át, làm cho  ông không còn được là chính mình. Cảnh sống nhờ gửi nhiều lúc phải chấp nhận cả những nhu cầu dung tục, tầm thường. Những hành động trở nên thô bạo : Đánh thằng con toé máu mồm, máu mũi, xao xuyến khi đứng cạnh vợ anh hàng thịt, bàn tay giết lợn làm gãy chết cây non mới ươm... Lắm khi Trương Ba còn phải thỏa hiệp với xác hàng thịt. 

=> Làm cho Hồn Trương Ba đau khổ, tất cả như lệch lạc, mờ nhòa dần đi khi ông không còn được là chính mình toàn vẹn nữa. 

- Bi kịch gia đình :  Hồn Trương Ba đau khổ Nhận ra chính mình là nguyên nhân  cho những đổ vỡ trong gia đình.  những hiểu lầm,  thậm chí là sự ghẻ lạnh, xa lánh của mọi người khiến Hồn Trương Ba xa lạ dần trong chính gia đình của ông. 

(Vợ : trách móc đòi bỏ đi, cháu gái xua đuổi, ghẻ lạnh, ghét bỏ, con dâu mặc dù hiểu và  thông cảm nhưng vẫn lo sợ, buồn về bố chồng,  con trai không nghe lời...) 

- Bi kịch trong ý thức :  bản thân Hồn Trương Ba cũng có những quan niệm,  nhận thức sai lầm, lệch lạc, từ đó gây nên những lựa chọn sai lầm. Trong cuộc đối thoại với xác Hàng Thịt,  Hồn Trương Ba tỏ thái độ coi thường thì xác, gọi phần đó là " âm u đui mù ", xem  đó là phần đáng khinh. Ông đề cao tinh thần thanh cao,  tự hào khẳng định mình là một tâm hồn trong sạch, tự tin về sự nguyên vẹn của tâm hồn mặc dù phải sống trong xác người khác. 

Bản thân Hồn Trương Ba sai lầm khi tách biệt hai phần hồn - xác mà không thấy được mối quan hệ gắn bó qua lại trong thực thể con người HTB chưa nhận thức đúng đắn vị trí, ý nghĩa của phần xác trong cs con người. 

Có ý nghĩa phê phán : quan niệm Hồn Trương Ba cũng là quan niệm lệch lạc đương thời : cản trở sự quan tâm cần thiết và đúng mức đối với quyền sống của con người. 

b. Phẩm chất Hồn Trương Ba : 

- Hồn Trương Ba là người có tâm hồn thanh cao, trong sáng : 

+ Là một người làm vườn yêu thiên nhiên cây cỏ : Qua lời của bé Gái :" Ông tôi rất quý cây, bàn tay khéo léo, nâng niu từng cây sâm quý.... Sáng nào cũng ra chăm chút cây cối trong vườn "

+ Hồn Trương Ba có thú chơi tao nhã là đánh cờ.  Tải cờ của Hồn Trương Ba khiến Đế Thích - Thiên cực cũng phải ngưỡng mộ và thường xuyên tìm đến hạ giới để đọ tài. 

+ Đế Thích cũng còn yêu quý Hồn Trương Ba về tâm hồn cao quý và mong muốn nó chết đi.  Bản thân Hồn Trương Ba cũng rất tự hào về cốt cách, vẻ đẹp tâm hồn mình. 

- Hồn Trương Ba còn là người nhân hậu, vị tha : 

+ Thể hiện gián tiếp qua lời người thân trong gia đình :" Thầy hiền hậu, vui vẻ, tốt lành.... " (lời người con dâu) 

+ Thể hiện trực tiếp : Qua tình cảm, thái độ của Hồn Trương Ba dành cho người khác:

Khi bản thân bị đẩy vào hoàn cảnh éo le, oái ăm, chịu nhiều đau khổ, có những lúc Hồn Trương Ba vẫn vượt lên vị kỉ để thương cảm cho anh hàng thịt và vợ anh hàng thịt. Tình cảm HTB dành cho mẹ con chị Lụa :Khi hay tin cu Tị chết:  Hồn Trương Ba hốt hoảng, xót thương cho chị Lụa,  ông hiểu rằng đứa con đối với người mẹ là tất cả, còn to hơn cả ý muốn của bà Tây Vương Mẫu. Khi Đế Thích yêu cầu HTB nhập xác vào cu Tị, HTB cũng có những băn khoăn. Nhưng tấm lòng vị tha và nhân cách cao cả đã khiến HTB đi đến quyết định xin Đế Thích làm cu Tị sống lại, còn bản thân mình chấp nhận cái chết. 

- Hồn Trương Ba còn ý thức sâu sắc về ý nghĩa của sự sống. Trung thực đấu tranh bảo vệ sự thanh cao của tâm hồn. 

+ Hồn Trương Ba rất đau khổ khi phải sống trong tình trạng vênh lệch, bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Với HTB, dường như sự sống ấy lại  không bằng cái chết thanh thản 

+ Những suy nghĩ, dằn vặt qua cuộc đối thoại với Đế Thích và xác Hàng Thịt, Qua đó, HTB nhận thấy sự lấn át của phần thể xác thô thiển của Hàng Thịt, khi Hàng Thịt thắng thế, HTB cảm thấy tuyệt vọng : 

=>  nhà Văn Lưu Quang Vũ đã tạo nhiều hành động kịch,  tập trung thực hiện cuộc đấu tranh nội tâm dai dẳng,  đau đớn của Hồn Trương Ba. 

+ HTB còn dũng cảm, trung thực  đấu tranh để bảo vệ sự thanh cao của tâm hồn, cuộc đấu tranh nội tâm của Hồn Trương Ba âm thầm, dai dẳng mà rất quyết liệt (TH qua quá trình phê phán thân xác, đấu tranh với xác Hàng Thịt, đối thoại với Đế Thích...) 

=> đưa ra quyết định từ thủ những cơ hội sống mà Đế Thích mang lại vì với ông, sự sống chỉ có ý nghĩa khi được sống đúng là mình, không phải cách sống tùy tiện mà phải biết tự trọng, hướng đến cuộc sống ý nghĩa, sống xứng đáng với danh hiệu " con người". 

3. Đánh giá : 

a.Nghệ thuật xây dựng nv : 

nhân vật Hồn Trương Ba là một nhân vật bi kịch rất thành công của kịch gia Lưu Quang Vũ : 

- Nhà văn viết kịch đặt nhân vật trong xung đột kịch độc đáo, căng thẳng, đầy kịch tính. Đặt nhân vật trong  những hành động kịch dồn nén, buộc nhân vật thể hiện một cách rõ nét, bản chất và trung thực nhất những phần tâm tư sâu kín trong tâm hồn, từ đó thể hiện cảnh ngộ và phẩm chất của nhân vật. 

- Tập trung miêu tả quá trình đấu tranh nội tâm, những uấn khúc sâu kín trong tâm hồn nv của hành động kịch, lời thoại đa thanh (có khi đối thoại, có khi độc thoại), tạo hình thức phân thân trên sân khấu để tượng hình hóa nội tâm

- Ngôn ngữ :  Giàu cá tính đậm chất triết lý

=>  qua hình thức nghệ thuật nói trên nhân vật Hồn Trương Ba hiện lên để ấn tượng,  có ý nghĩa điển hình, khái quát cao, không còn mờ nhạt như trong truyện cổ tích và đã trở thành một sáng tạo NT xuất sắc. 

b. Tư tưởng : nv HTB có ý nghĩa tư tưởng sâu sắc. 

- Qua nhân vật, LQV đã lên tiếng phê phán và cảnh báo mạch mẽ tình trạng con người vì ham danh lợi tầm thường, vì áp lực sống của hoàn cảnh đã đánh mất chính mình,  sống giả tạo giữa bên trong và bên ngoài, tha hóa nhân cách.... 

- Tác giả  thể hiện một tình cảm nhân văn sâu sắc và những triết lý đúng đắn, mới mẻ về con người : 

+ Cảm thông, xót xa trước tình trạng con người bị đẩy vào hoàn cảnh sống trớ trêu, vênh lệch, buộc đánh mất chính mình. 

+ Trân trọng, cổ vũ, khích lệ tinh thần đấu tranh, vươn lên bản thân và hoàn cảnh, tìm đến những lẽ sống chân chính. 

+Nêu lên những triết lý nhân sinh sâu sắc : Về mối quan hệ giữa Hồn - Xác, phê phán những quan niệm sai lệch, nêu lên  quan niệm sống chính đáng : " Cuộc sống muôn phần quý giá nhưng sự sống chỉ có ý nghĩa khi được sống là chính mình". 

III. Kết luận 

- Đánh giá chung về nhân vật : Hồn Trương Ba là một nhân vật quá chú trọng đời sống tinh thần  mà coi nhẹ thân xác,  bi  kịch của nhân vật Hồn Trương Ba là bi kịch về nỗi đau của sự vênh lệch giữa thể xác và tâm hồn trong một con người. 

-  khẳng định tài năng viết kịch của Lưu Quang Vũ và sức sống của TP : nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật,  nghệ thuật tạo tình huống và diễn biến kịch tính độc đáo. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm