• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
1 đáp án
55 lượt xem
2 đáp án
110 lượt xem
2 đáp án
70 lượt xem
2 đáp án
72 lượt xem
2 đáp án
69 lượt xem
2 đáp án
70 lượt xem
2 đáp án
71 lượt xem

Ta vẫn thường hay nghe những lời đầy ngậm ngùi của những người tuổi xế chiều. Thấm thoát mà việc ấy đã xảy ra đã gần nửa đời người. Chả mấy mà già, chả mấy mà về với ông bà tổ tiên… Không chỉ người già mới hay nhạy cảm về thời gian mà cả người trẻ cũng vậy. Nhiều khi giữa những bộn bề, tất bật lo toan với nhịp sống nhanh, sống vội, họ vẫn dừng lại để suy nghĩ cảm thán, tiếc nuối thời gian đã qua. Nói như vậy để thấy rằng người ta ai cũng ý thức được quy luật nghiệt ngã của thời gian, của tạo hóa nhưng phải đành chấp nhận. Vậy làm thế nào để chiến thắng quy luật ấy? Có lẽ không còn cách nào khác hơn đó là sống hiện sinh. Sống có ý nghĩa, sống hết mình cho hiện tại để mỗi giây phút qua đi là những khoảnh khắc đầy giá trị khiến ta không còn phải tiếc nuối, không còn phải "giá như". Những ai kia đang mười tám đôi mươi, ở vào cái độ thanh xuân nhất thì không có lí gì lại không yêu sống và sống với cường độ mạnh mẽ nhất có thể. Đôi chân muốn đi thì hãy cứ bước tới. Trái tim muốn rộng mở thì hãy cứ yêu thương. Muốn thành công thì hãy dám ước mơ và thực hiện ước mơ cho dù đôi khi là dại khờ. Muốn cứng cáp thì mạnh dạn bước lên sỏi đá với tất cả sự dũng cảm cho dù đôi khi sẽ chảy máu vì sự non nớt, vụng về. Nếu cuộc đời của ai đó đã bước sang thu thì cũng đừng vội giật mình, hụt hẫng, ta không còn trẻ tuổi thì ta hãy "trẻ lòng”. Tìm lại cho mình những đam mê, những sở thích mà trước kia chưa theo đuổi được. Tự tạo cho mình niềm vui bên gia đình, bên những người ta yêu mến và hài lòng với những giá trị mình tạo ra. (Nguồn: Người lao động, https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/thoi-gian-cuoc-doi.html) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 4. Lời khuyên Muốn thành công thì hãy dám ước mơ và thực hiện ước mơ cho dù đôi khi là dại khờ, gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

1 đáp án
92 lượt xem
1 đáp án
68 lượt xem

Nếu như không có cách nào để thay đổi thế giới bên ngoài, hãy thay đổi chính mình, bởi vì đó là điều có thể thay đổi được. Khi bạn tập trung sự chú ý để hoàn thiện bản thân, cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên tốt đẹp. Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được, và nhìn nhận sự khác biệt giữa hai điều này, đó là bài học mà chúng ta cần phải theo đuổi suốt cuộc đời. Ngoài việc thay đổi hành vi của chính mình, bạn có thể thay đổi được thái độ nhìn nhận của bản thân. Khó khăn trắc trở có nhiều tới đâu cũng phải chịu thua trước thái độ và phản ứng của bạn trước chúng. Thái độ tiêu cực khi nhìn nhận một sự việc thường sẽ làm tổn thương lòng tự tin, mài mòn ý chí phấn đấu của con người. Cũng giống như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói "chỉ còn nửa ly nước", cũng có người nói "vẫn còn nửa ly nước". Thái độ khác nhau sẽ tạo ra những cuộc đời khác nhau, bạn có thể thay đổi thế giới của chính mình thông qua việc thay đổi cách nhìn và thái độ của bản thân. Câu 1 tìm hai yếu tố là hậu quả của thái độ tiêu cực cho nhìn nhận sự việc Câu 2 Em hiểu như thế nào về câu nói "khi bạn tập trung sự chú ý để hoàn thiện bản thân, cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên tốt đẹp" Câu 3 em có đồng tình với câu nói "thái độ tiêu cực khi nhìn nhận một sự việc thường sẽ làm tổn thương lòng tự tin, mài mòn ý chí phấn đấu của con người" không? Vì sao?

2 đáp án
166 lượt xem

2. Trong những đoạn thơ dưới đây, những biện pháp tu từ từ vựng - ngữ nghĩa nào được sử dụng và chúng đã đem lại tác dụng tu từ gì? a. Mình về với Bác đường xuôi. Thưa giùm Việt Bác khôn nguôi nhớ Người. Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời, Áo nâu túi vải đẹp, tươi lạ thường. 38 Nhớ Người những sáng tinh sương, Ung dung yên ngựa trên đường suối reo. Nhớ chân người bước lên đèo, Người đi rừng núi trông theo bóng Người. (Tố Hữu, Nhớ Bác, Tiếng Việt 3, t 2) b. Vườn ai vừa chín quả đầu Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng. (Phạm Hổ, Quả sầu riêng, Tiếng Việt 3, t2) c. Ôi chim tu hú Chẳng quên việc của mình Đánh thức mùa vải dậy Ngọt dần với bình minh. (Nguyễn Viết Bình, Chim tu hú, Tiếng Việt 3, t2) d. Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây. Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm. Trông cho chân cứng đá mềm, Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng. (Ca dao) e. Em thấy cả trời sao Xuyên qua từng kẽ lá Em thấy cơn mưa rào Ướt tiếng cười của bố (Phan Thế Cải, Chiếc võng của bố, Tiếng Việt 3, t 1) f. Cây rơm nắng vàng ươm sắc lúa. Một vùng trưa chan chứa tiếng gà.

1 đáp án
72 lượt xem

ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Mỗi chúng ta đều có một phạm vi quan hệ với nhiều người khác. Vì thế, việc tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp cũng như mở rộng quan hệ xã hội cũng là một phương cách tích cực có thể giúp ta tăng thêm giá trị cuộc sống.Hơn thế nữa, các mối quan hệ đồng cảm còn có giá trị chia sẻ tâm tình, giải tỏa những căng thẳng tâm lý và thúc đẩy sự phát triển tinh thần, giúp ta có một khuynh hướng lạc quan hơn trong cuộc sống. Trong rất nhiều trường hợp, giá trị quan hệ xã hội cũng tác động trực tiếp đến đời sống của chúng ta không kém các giá trị như vật chất hay tri thức. Đồng thời, các quan hệ xã hội cũng có sự tác động gián tiếp thông qua việc giúp ta đạt được các giá trị khác một cách dễ dàng hơn. Chẳng hạn, thông qua những quan hệ bạn bè, ta có thể tìm được một công việc làm ăn tốt hơn, thuận lợi hơn; hoặc thông qua những quan hệ tốt đẹp, ta có thể giải quyết một vấn đề bất ổn theo cách nhanh chóng hơn, êm thắm hơn. Các mối quan hệ rộng cũng giúp ta có điều kiện dễ dàng hơn trong việc học hỏi phát triển tri thức, rèn luyện chuyên môn… Khi xác định các mối quan hệ như một giá trị trong đời sống, ta sẽ có một khuynh hướng đúng đắn hơn trong việc hình thành và bảo vệ các mối quan hệ tốt đẹp, cũng như hạn chế và chuyển đổi các mối quan hệ nhiều mâu thuẫn, xung đột. Khuynh hướng này sẽ giúp cho cuộc sống ta thay đổi theo chiều hướng ngày càng tốt hơn. ( Nguồn http://vuahocvalam.com) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Trong đoạn trích, các mối quan hệ đồng cảm có giá trị gì? Câu 3. Anh (chị) hiểu câu trích: giá trị quan hệ xã hội cũng tác động trực tiếp đến đời sống của chúng ta không kém các giá trị như vật chất hay tri thức như thế nào? Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh(chị)? II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

1 đáp án
63 lượt xem
2 đáp án
56 lượt xem