2 câu trả lời
Đọc bài "Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?" tôi thấy đúng là cách dạy học của người Mỹ, đất nước mà con người được dạy tính tự lập từ bé.
Ở nước ta, tôi thấy không hẳn là các thầy cô không dạy chúng tôi cách suy nghĩ vấn đề như thế. Tôi nhớ, mình luôn phải trả lời một loạt câu hỏi tương tự khi chuẩn bị bài (soạn bài) cho mỗi tiết học văn ngày hôm sau. Có thể nhận thấy ngay rằng những bài nào tôi chuẩn bị được trước khi đến lớp tôi học rất có hứng thú còn những bài học tôi không chuẩn bị bài thì đúng là không có thời gian để hiểu chứ nói gì đến hứng thú.
Không biết do may mắn hay do ảnh hưởng các môn khối A mà tôi luôn có một cách nhìn nhận đa chiều khi tiếp cận một vấn đề, một câu chuyện của một bài văn, một bài toán... Tôi vẫn nhớ thầy giáo dạy hình học cấp 2 luôn bảo tôi cố gắng tìm ra ít nhất 2 cách chứng minh cho mỗi câu hỏi và luôn đặt ngược vấn đề (chứng minh theo lối lần ngược lại) thì khả năng em sẽ tìm ra cách chứng minh xuôi bài toán là rất cao.
Tôi đã áp dụng cách tiếp cận vấn đề như thế vào các môn học khác của mình và thấy là mình luôn nhận ra những điều thú vị tuyệt vời của mỗi câu chuyện và của mỗi bài thơ dù là bình thường nhất.
Qua tâm sự của một số người, tôi thấy khá nhiều người không có được cách nhìn nhận vấn đề đa chiều nên cảm giác như được "mở mang" khi đọc bài dạy văn của người Mỹ.
Phải chăng sự tất bật và khó khăn của cuốc sống đã làm cho con người Việt ta thiếu thốn thời gian trầm trọng mà không thấu đáo hiểu hết, học hết lời dạy của thầy cô? Như câu hỏi của người Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không? rồi chỉ thấy cả lớp ngồi ngậm bút mà không ai giơ tay trả lời và mấy phút sau thầy giáo lại phải tự đưa ra đáp án cho chúng ta học thuộc.
Tôi mong những người làm cha làm mẹ hãy dạy cho con cháu mình tính tự lập và ham học hỏi từ bé thì có lẽ thầy cô cũng không cần phải đưa văn mẫu vào giảng dạy vì có học sinh nào làm như thế đâu.
Giống như biết bao quốc gia châu Á khác, Trung Quốc được đánh giá là một trong những đất nước có kỳ thi đại học khốc liệt nhất. Không chỉ có các thí sinh căng thẳng vùi đầu vào sách vở mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng đứng ngồi không yên. Dẫu biết áp lực nhưng nhiều em học vẫn cố gắng hết sức bởi kỳ thi này có thể thay đổi vận mệnh cả cuộc đời.
Hiện nay, chỉ còn 5 tỉnh ở Trung Quốc có đề thi đại học riêng lần lượt là Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Giang Tô và Chiết Giang. Đề thi đại học có mức độ khó tùy vào tình trạng giáo dục thực tế tại địa phương nhưng luôn được đánh giá là khó hơn rất nhiều so với đề thi toàn quốc.
Đề thi Trung Quốc vẫn luôn được đánh giá khó bậc nhất, đặc biệt là môn Văn với những đề tài đòi hỏi thí sinh phải có trí tưởng tượng và cái nhìn đa chiều về nhiều vấn đề xã hội. Cùng đọc qua 15 đề Văn được đánh giá hay nhất trong lịch sử để thấy được độ khó "không có đối thủ" của đề thi đại học ở quốc gia này nhé!