cảm nhận của anh chị về đoạn thơ từ '' Mình về mình có nhớ ta'' cho đến '' Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay'' trong trích đoạn ''việt bắc'' ( Tố Hữu)

2 câu trả lời

  • Mở bài:

Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam với phong cách thơ trữ tình – chính trị, mang khuynh hướng sử thi và tính dân tộc đậm đà. Việt Bắc là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp, cũng là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu, ra đời nhân sự kiện lịch sử tháng 10/1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Tác phẩm là khúc hùng ca và tình ca về cách mạng. Đoạn trích mở đầu tác phẩm, thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của nhà thơ:

“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ,bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buồi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

  • Thân bài:

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng. Tháng 10- 1954, các cơ quan Trung ương Đảng và nhà nước rời Việt Bắc chuyển về Hà Nội. Cuộc chia tay lịch sử lưu luyến, cảm động giữa nhân dân Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến về xuôi đã tạo nên nguồn cảm hứng cho Tố Hữu viết nên bài thơ “Việt Bắc”. Việt Bắc, quê hương của kháng chiến, quê hương cách mạng đã trở thành biểu tượng của nghĩa tình thủy chung với cách mạng. Nhà thơ Tố Hữu đã ghi lại mối tình son sắt đậm đà trong bài thơ “Việt Bắc” bằng tiếng thơ rất đằm thắm, ngọt ngào. Qua năm tháng với bao biến động của cuộc sống, tiếng thơ ấy vẫn rung cảm lòng người hôm nay.

Đoạn thơ là cảnh đưa tiễn lưu luyến, bịn rịn, đầy nhớ thương của người đi và kẻ ở. Bằng cách sử dụng kết cấu đối đáp giữa “mình” với “ta” quen thuộc trong ca dao giao duyên truyền thống, cảnh đưa tiễn của đồng bào Việt Bắc với cán bộ cách mạng về xuôi được diễn tả như cảnh chia tay lưu luyến của đôi bạn tình, đôi lứa yêu nhau.

1. Bốn câu đầu: Lời của Việt Bắc – lời người ở lại:

– Mở đầu là lời ướm hỏi ngọt ngào của người ở lại:

“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”.

Hai câu hỏi được láy đi láy lại: “Mình về mình có nhớ ta / Mình về mình có nhớ không”, kết hợp với biện pháp điệp ngữ “có nhớ” đã cho thấy niềm day dứt khôn nguôi, sự băn khoăn, lo lắng của kẻ ở về sự đổi thay trong tình cảm của người ra đi cũng như thể hiện nỗi nhớ thương trào dâng mãnh liệt. Đây là trạng thái tình cảm tất yếu trong lòng người ở lại.

– Nghĩa tình của kẻ ở người về được biểu hiện đằm thắm qua các đại từ “ mình” , “ ta” thân thiết. Đại từ “mình – ta” rất quen thuộc, câu thơ nghe như một câu ca dao tình yêu (Mình về mình có nhớ ta chăng / Ta về ta nhớ hàm răng mình cười)

–  Người ở lại nhắc về “mươi lăm năm ấy” – khoảng thời gian được tính từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến khi kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, thời gian Việt Bắc gắn bó với cách mạng – Việt Bắc là chiếc nôi của Cách mạng: “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”

– Cụm từ “thiết tha mặn nồng”: gợi bao tình cảm thân thương, bao nghĩa tình gắn bó giữa Việt Bắc với Cách mạng.  Câu thơ mang âm hưởng Truyện Kiều (Những là rày ước mai ao /Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình…)

– Câu lục bát tiếp theo không giống như ca dao tình yêu nữa:

Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

– Sự láy lại “mình về mình có nhớ”: âm điệu gợi tình cảm day dứt khôn nguôi. Từ “nhớ” điệp lại 3 lần trong 2 dòng thơ: tô đậm âm hưởng chủ đạo của bài thơ, gợi niềm lưu luyến nhớ thương …  Nhìn cây nhớ núi – nhớ Việt Bắc ; nhìn sông nhớ nguồn – nhớ về cội nguồn.  Câu hỏi gợi về tình cảm cội nguồn = nét tư tưởng, tình cảm rất dân tộc.

Kết hợp với hai câu hỏi là hai câu thơ gợi nhắc kỉ niệm.   Đó là lời đưa tiễn cũng là lời nhắc nhở về những tình cảm thiêng liêng. Người ở lại đã gợi nhắc, nhắn nhủ người ra đi nhớ về: kỷ niệm mười lăm năm kháng chiến đầy nghĩa tình; về đạo lý sống nghĩa tình, thủy chung đẹp đẽ mang tính truyền thống của dân tộc; về không gian quen thuộc của thiên nhiên Việt Bắc; gợi nhắc Việt Bắc là cái nôi, quê hương cách mạng.

2. Bốn câu sau là lời người ra đi – lời người cán bộ kháng chiến về xuôi:

-Trước nỗi niềm của kẻ ở, người đi im lặng trong trạng thái trữ tình sâu lắng để tri âm, thấu hiểu, đồng cảm với “Tiếng ai tha thiết bên cồn” tạo thành sự hô ứng, đồng vọng tình cảm nhớ nhung, quyến luyến trong giờ phút chia li.

– Đó là tiếng lòng của người cán bộ cách mạng về xuôi “ bâng khuâng”, “ bồn chồn” cùng cử chỉ “cầm tay nhau” xúc động bồi hồi đã nói lên tình cảm thắm thiết của người cán bộ với cảnh vật và con người Việt Bắc .

– “ai” là đại từ phiếm chỉ, câu thơ mang âm hưởng ca dao,đồng thời gợi 1 không gian gần gũi, thân thương ( Tiếng ai tha thiết bên cầu…)

– Những từ láy “bâng khuâng”, “bồn chồn” đặt trong vị trí mở đầu hai vế câu thơ, với nhịp chẵn 4/4 cân xứng, từ “dạ” đặt giữa dòng tạo nên câu thơ trĩu nặng tâm trạng, cảm xúc, gợi rất đúng không khí và tâm trạng biệt li. Từ dùng rất tinh tế: “bâng khuâng”: gợi nỗi niềm, cảm xúc bên trong tâm hồn. Đó là nỗi nhớ thương, day dứt, khắc khoải, bịn rịn… Hai từ dùng cân xứng trong câu thơ có tiểu đối tạo âm điệu dìu dặt, xao xuyến.

– Hình ảnh hoán dụ “áo chàm” đã khắc sâu trong tâm khảm hình ảnh người dân Việt Bắc mộc mạc cùng tấm lòng son sắt.

Bạch Cư Dị khi nói về nói thơ, cho rằng: “ Thơ, tình là gốc, lời là ngọn, âm thanh là hoa, nghĩa là quả”, đó là một sự toàn diện tạo nên sức sống của thơ giữa dòng thời gian. Tiếng thơ Tố Hữu cũng vậy. Nhà thơ dụng công dâng hiến áng thơ “ Việt Bắc” để gửi gắm tư tưởng tình cảm sâu sắc về nghĩa tình trong thời chiến còn làm rung động lòng người. Tám câu thơ đầu: “ Ta về mình có nhớ ta…Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...” là kết tinh tư tưởng chủ đề đó.

Tám câu thơ đầu hay dòng tâm trạng bâng khuâng, bịn rịn khi giờ chia ly đã điểm, đậm tô ân tình cách mạng của người đồng bào miền núi với cán bộ, chiến sĩ.

Thể thơ lục bát khiến câu thơ mềm mại, điệu thơ trầm bổng, kết hợp với vần phong phú, nhịp đều đặn gợi trạng thái muôn vàn trong tâm hồn người ở, kẻ đi. Kết cấu đối đáp, cách xưng hô “ mình, ta” quen thuộc xuất hiện trong ca dao giao duyên buổi tự tình, hò hẹn của chàng- nàng, mận- đào, mở ra bầu không khí tâm tình, giọng tình thương mến, ngọt ngào. Đoạn thơ nói tình cảm chính trị mà không khô khan.

Với người ở lại, nhạy cảm với sự đổi thay nên lên tiếng trước:

“- Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.”

Câu hỏi tu từ láy đi, láy lại theo hình thức tăng tiến “ có nhớ ta, có nhớ không” gợi những cung bậc cảm xúc từ ướm hỏi xa xôi đến nỗi khắc khoải lắng nghe lời đồng vọng. Qua đó giúp ta cảm tấm chân tình của người ở lại, tình đồng bào với người cất bước. Thời gian lịch sử “ mười lăm năm”, cũng là thời gian tình cảm mặn nồng ân nghĩa. Không gian “ cây, núi, sông, nguồn” gợi Việt Bắc đại ngàn, núi thăm thẳm. Điệp từ “ nhớ”diễn tả nỗi lòng lớp lớp, khôn nguôi. Cách diễn đạt mang lỗi nghĩ dân gian như lời nhắn nhủ của cha ông về lối sống ẩm hà tư nguyên, nhắc nhớ sự thủy chung.

Lời người đi xuôi đáp lại tiếng lòng kẻ ở lại:

“- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...”

Cặp câu lục bát sử dụng những láy từ “ bồn chồn, bâng khuâng” biểu hiện mọi nỗi niềm trong lòng người ly biệt. Tâm trạng được hữu hình hóa, vô hình thành hữu hình “ bồn chồn bước đi” gợi bước đi chầm chậm chẳng nỡ rời buông như bước chân kẻ chinh phu, tráng sĩ ngày nào trong “ Chinh phụ ngâm”:

“ Bước đi một bước, giây giây lại dừng”

Nhưng đó là tình phu- phụ, còn “ Việt Bắc” nói tới tình đồng chí, nghĩa đồng bào. Hình ảnh áo chàm trong buổi phân ly đã từng đi về từng đi về trong ca dao xưa, chiếc áo để người đắp cho bớt hiu quạnh, áo bào của nàng Kiều trong buổi chia ly Thúc sinh. Nhưng Tố Hữu mượn sắc áo chàm bình dị, bền, khó phai, khó nhạt của đồng bào miền ngược nói sắc lòng người ở lại mãi vẹn nguyên. Tâm tư tình cảm người ở được cảm bởi người đi, dường như “ ta, mình” hiểu nhau cả những điều không nói ra. Bởi vậy, hành động “ Cầm tay nhau biết nói gì” như khoảng lặng của âm nhạc, khoảng trống của nhiếp ảnh, khoảng vô ngôn dư tình trong văn học. Thời gian như ngừng lại để kẻ ở và người đi đối thoại đàm tâm, sự thấu hiểu của tình tri âm, tri kỷ giữa người đồng bào và cán bộ cách mạng mang ân tình cách mạng sâu đậm.

Tám câu thơ đầu trong “ Việt Bắc” vừa tiếp thu giá trị dân gian phong phú vừa được nhà thơ Tố Hữu sáng tạo ý mới, hình ảnh mới, diễn đạt tình cảm, sự kiện thời đại phản ánh quy luật kế thừa, cách tân nghệ thuật.

                              Cho mình hay nhất nhé/////

                                                                          Chúc bạn học tốt!!                                  

Câu hỏi trong lớp Xem thêm