• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi: ...Lãng phi thời gian là mất tuyệt đối. Mất tiền có thể kiếm lại được tiền, mất xe có thể sắm lại được xe nhưng mất thời gian thì chịu, đố ai có thể tìm lại được. Thời gian là một dòng chảy thắng; không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lui. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến với tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này, nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giả. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có th hat e sản xuất một tấn thép; con tầu tốc hành của các nước phát triển trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế hiện nay. Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quả mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước... (Phong cách sống của người đời – Trường Giang) Câu 2: Xác định nội dung chính của văn bản Nọi dung chính là gì ạ giúp em với

1 đáp án
29 lượt xem
2 đáp án
39 lượt xem

. Đọc hiểu (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học"... (Tôi đi học - Thanh Tịnh) Câu 1 (0.5đ). Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Câu 2 (0.5đ). Vì sao tác giả nói: Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ? Câu 3 (1đ). Xác định nội dung chính của văn bản trên. Câu 4 (1đ). Suy nghĩ của anh, chị về hình ảnh: Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

2 đáp án
31 lượt xem
2 đáp án
37 lượt xem
2 đáp án
49 lượt xem
2 đáp án
37 lượt xem

Một người đàn ông tìm thấy cái kén của con sâu bướm. Con sâu đang cố gắng để chui ra khỏi kén. Người đàn ông ngồi xuống quan sát cái kén suốt hàng giờ và thấy con sâu phải vật lộn rất vất vả mà chỉ tạo ra được một chiếc lỗ nhỏ xíu. Đột nhiên nó dừng lại và dường như kiệt sức, bế tắc. Người đàn ông quyết định giúp con bướm chui ra ngoài bằng cách dùng kéo cắt lỗ trên chiếc kén rộng thêm chút nữa. Nhờ thế, con bướm nhỏ đã có thể thoát ra khỏi kén dễ dàng hơn nhưng cơ thể nó trở nên yếu ớt và đôi cánh trở nên rúm ró. Người đàn ông vẫn đợi ở đó, chờ cho đôi cánh đôi cánh bướm có thể dang rộng và con bướm bay lên. Tuy nhiên, điều đó không bao giờ xảy ra. Con bướm sẽ chỉ có thể sống phần đời còn lại bằng cách bò với cơ thể khuyết tật và đôi cánh rúm ró. Nó không bao giờ có thể bay. Mặc dù người đàn ông có lòng tốt, nhưng anh ta không hiểu quy luật tự nhiên. Cái kén chật hẹp là thử thách để sâu có thể hóa bướm. Chỉ có tự mình nỗ lực thoát khỏi cái kén, chất lỏng trong cơ thể sâu mới chuyển hết sang đôi cánh, giúp nó có thể bay tự do. (Cái kén và con bướm, theo Minh Khuê nguồn) Câu 1: Thông điệp của văn bản trên là gì? Câu 2: Em hiểu như thế nào về: cái kén chật hẹp là thử thách để con sâu có thể hóa bướm? Câu 3: Có phải sựu giúp đỡ nào cũng là điều tốt hay không? Vì sao? Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về quy luật tự nhiên mà tác giả đã nhắc đến.

2 đáp án
37 lượt xem
2 đáp án
30 lượt xem
1 đáp án
34 lượt xem

Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn có “muốn” thay đổi hay không mà thôi. Mọi thứ không bỗng dưng mà có, thái độ cũng vậy. Để có một thái độ sống đúng đắn, truớc tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển lên, biến nó thành tài sản quý giá cho bản thân. Một số người từ chối việc thay đổi, họ cho rằng “Tôi đã quen sống như thế này từ nhỏ, thay đổi chỉ làm cho cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!” hoặc “Cha mẹ sinh mình ra thế nào thì cứ để thế ấy, thay đổi làm gì cho mệt!”. Bạn cần biết rằng, không bao giờ là quá trễ cho một sự thay đổi. Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc. Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn. Bạn gọi một cái cây không đâm chồi nẩy lộc, không ra hoa kết trái là gì? Đó chẳng phải là “cây chết” hay sao Con người chúng ta cũng vậy. Cuộc sống sẽ luôn được vận hành tốt nếu ta không ngừng hoàn thiện bản thân. Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với biến cố cuộc đời sẽ chẳng thể nào thích nghi được với hoàn cảnh. Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng trong cuộc sống của họ sẽ bị tách biệt, không bắt nhịp được với đồng loại của mình. (Trích Thái độ quyết định thành công, Wayne Cordeiro, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016, tr.34) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2: Theo tác giả, vì sao một số người từ chối việc thay đổi? Câu 3: Theo anh/chị, vì sao tác giả lại viết: Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc? Câu 4: Anh/Chị có đồng ý với ý kiến: Sống là phải thay đổi không? Vì sao?

1 đáp án
112 lượt xem