1. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu trong bài thơ Sóng có nét gì giống - khác nhau với vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ? 2. Sưu tầm những câu thơ về tình yêu và sóng biển. Mng giúp mình với cảm ơn nhiều ạ 🥰

1 câu trả lời

1. 

Xuân Quỳnh được biết đến là một trong những số ít nhà thơ thời kỳ kháng chiến chống Mĩ viết về đề tài tình yêu. Thơ Xuân Quỳnh đặc trưng bởi tâm hồn của người phụ nữ lúc tươi tắn đầy trắc ẩn lúc đằm thắm và khao khát hạnh phúc bình dị đời thường. Tiêu biểu nhất trong đời thơ Xuân Quỳnh là bài thơ “Sóng”. “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác trong chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền năm 1967, được in trong tâp “Hoa dọc chiến hào”, bài thơ viết về tình yêu rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. “Sóng” để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc bởi vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Và từ đó, ta có thể cảm nhận được tình yêu của giới trẻ hiện nay cũng rất đẹp và trong sáng.

Mở đầu bài thơ, Xuân Quỳnh đã diễn tả trạng thái của sóng và đồng hành theo đó là tâm trạng người phụ nữ đang yêu với nghệ thuật ẩn dụ đầy độc đáo:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Với nghệ thuật đối lập: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ, Xuân Quỳnh đã thể hiện một cách chân thực tâm trạng người phụ nữ đối với tình yêu, lúc thì dịu dàng, đằm thắm, khi thì khao khát, mãnh liệt. Điều đó cho thấy trong tận sâu thẳm tâm hồn, người phụ nữ trong tình yêu luôn có những mâu thuẫn, thể hiện nội tâm phong phú và là điều thường tình đối với người con gái đang yêu. Vậy mới thấy họ đáng yêu như thế nào.

Xuân Quỳnh rất tài tình khi sử dụng nghệ thuật nhân hoá: “Sông không hiểu nổi mình – Sóng tìm ra tận bể”. Nếu sông không hiểu được bản thân mình như thế nào thì sóng sẽ không do dự, sẵn sàng từ bỏ sông để tìm ra bể lớn, đến nơi rộng mênh mông, cũng giống như người phụ nữ trong tình yêu, họ sẵn sàng bỏ tất cả những điều nhỏ nhen, ích kỷ, tìm đến với tình yêu lớn lao.

Vậy mới thấy quan niệm độc đáo, mới mẻ của Xuân Quỳnh về tình yêu.

Khổ thơ thứ hai được Xuân Quỳnh viết nên với niềm bồi hồi đầy sâu lắng:

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sao vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

Từ “Ôi” cảm thán được thốt lên như đi sâu vào lòng người đọc. Một từ “Ôi” làm trái tim bao người xốn xang, rộn ràng vì tình yêu, nhất là tuổi trẻ. Lại thêm “ngày xưa”, “ngày sau”, “vẫn thế” như đinh ninh rằng tình yêu vẫn luôn và sẽ tồn tại mãi mãi cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Câu thơ “Nỗi khát vọng tình yêu” thể hiện khao khát mãnh liệt về tình yêu làm bao người trẻ phải “bồi hồi” nơi lòng ngực. Xuân Quỳnh rất thấu hiểu điều ấy, nó như chắc chắn thêm nữa tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu đẹp biết bao.

Tiếp đến Xuân Quỳnh thắc mắc nghĩ đến nguồn gốc đầy bí ẩn của tình yêu mà không ai có thể lý giải một cách tường tận:

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên

Đứng trước sóng bể bao la, rộn lớn mênh mông, em nghĩ đến anh đầu tiên, rồi nghĩ đến em, sau cùng em nghĩ về biển lớn. Chỉ như vậy thôi cũng đủ thấy sự trân trọng của em đối với anh, đối với tình yêu giữa anh và em như thế nào. Đọc những câu thơ ấy, ta không thể phủ nhận vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu, thật trong sáng biết bao. Câu hỏi tu từ cuối khổ “Từ nơi nào sóng lên?” như một nỗi niềm bâng khuâng về ngưồn gốc tình yêu.

Và không chờ đợi lâu hơn nữa, Xuân Quỳnh đã tự mình lý giải về nguồn gốc của tình yêu:

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau?

Xuân Quỳnh đã tìm được nguồn gốc của sóng “Sóng bắt đầu từ gió”, nhưng lại tiếp tục boăn khoăn khi không thể lý giải được gió bắt đầu từ đâu, em đã “chịu thua” mà thốt nên câu “Em cũng không biết nữa”. Lại tiếp câu thơ “Khi nào ta yêu nhau?” là một câu hỏi không có câu trả lời. Tình yêu thật dịu kỳ biết bao, nó đến mà không biết lúc nào nó đến. Vâng! Có yêu tha thiết thì mới nghĩ nhiều về tình yêu, về nguồn gốc của tình yêu đến thế. Càng tôn nên vẻ đẹp nơi tâm hồn của người con gái khi yêu.

Có thể nói khổ thơ thứ năm rất đặc sắc, đó chính là nỗi nhớ nhung da diết em dành cho anh:

Con sóng trên mặt nước

Con sóng dưới lòng sâu

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Nghệ thuật nhân hoá vô cùng độc đáo, Xuân Quỳnh đã tinh tế khi khắc họa nỗi nhớ của sóng đối với bờ “Con sóng dưới lòng sâu – Con sóng trên mặt nước – Ôi con sóng nhớ bờ – Ngày đêm không ngủ được”, “dưới lòng sâu” rồi lại “trên mặt nước”, từ nỗi nhớ không thể nhìn thấy cho đến nỗi nhớ thấy rõ mồn một, Xuân Quỳnh đã rất thành công về việc thể hiện nỗi nhớ của sóng, nỗi nhớ ấy rất mãnh liệt và lâu dài tồn tại cả ngày lẫn đêm. Từ nỗi nhớ của sóng đối với bờ, Xuân Quỳnh liên hệ đến nỗi nhớ em dành cgo anh, nỗi nhớ ấy cũng không kém phần mãnh liệt so với nỗi nhớ của sóng. Nỗi nhớ của em tồn tại trong ý thức, xen lẫn cả vào tiềm thức. Có ai đó đã nói rằng nhớ chính là nhắc nhở mình đang yêu. Phải có yêu thì mới có nhớ, có yêu sâu đậm thì mới nhớ mãnh liệt. Một lần nữa, ta không thể phủ nhận nét đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

Truyền thống làm nên nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam chính là lòng thủy chung. Và Xuân Quỳnh đã kgẳng định lòng thủy chung son sắt và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để đến với tình yêu qua khổ thơ thứ sáu và bảy:

Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫn ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dẫu muôn vời cách trở

Nghệ thuật điệp cấu trúc rất độc đáo: “Dẫu…Dẫu” đã giúp Xuân Quỳng thể hiện lòng thủy chung của em đối với anh. Hai câu thơ đầu khổ sáu vô cùng đặc biệt “Dẫu xuôi về phương Bắc

– Dẫu ngược về phương Nam”, đáng lẽ phải là xuôi Nam, ngược Bắc, nhưng điều đó có gì quan trọng? Khi yêu, dù cho mọi trật tự đều đảo lộn thì em vẫn một mực thủy chung, dù cho em ở bất kỳ nơi nào thì em vẫn luôn hướng về một phương, đó là phương anh. Chính tình yêu mặn nồng tha thiết mà cả trăm ngàn con sóng dù ở xa rất xa bờ nhưng chúng vượt qua tất cả khoảng cách địa lý để tìm đến bờ, đó là lẽ tự nhiên. Ẩn ý đằng sau ấy chính là nói lên em cũng sẽ như sóng kia, dù cho có bao chông gai, trở ngại em sẽ vượt qua tất cả để đến với anh, với tình yêu của đôi ta. Như ca dao có câu: “Thương nhau mấy núi cũng trèo – Mấy sông cũng lội, vạn đèo cũng qua”

Người phụ nữ vốn rất nhạy cảm, trong tình yêu lại càng nhạy cảm hơn. Nếu ở hai khổ thơ trước, em rất lạc quan, tự tin vào tình yêu thì ở khổ thơ tiếp theo, em lại lo lăng, trăn trở về cuộc đời

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Xuân Quỳnh ý thức rất rõ về cái hữu hạn của cuộc sống, dẫn cuộc đới có dài đến đâu thì thời gian vẫn trôi đi mà không chờ đợi ai bao giờ, cũng giống như biển dẫu rộng lớn, vô tận thì mây vẫn bay về nơi xa.

Chính vì ý thức được sự hữu hạn của cuộc đời nên Xuân Quỳnh khao khát được như sóng, tan vỡ rồi lại “tái sinh”, tồn tại mãi mãi giữa đại dương mênh mông, điều đó thật giống với tình yêu của em, sống mãi với tình yêu rộng lớn của cộng đồng:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàm năm còn vỗ.

Xuân Quỳnh đã rất thành công trong việc sử dụng thể thơ năm chữ, dễ đi vào lòng người, lấy hình tượng sóng để diễn tả tâm trạng người phụ nữ, bên cạnh đó còn có các nghệ thuật nhân hoá, đối lập, ẩn dụ…thể hiện vẻ đẹp tinh tế của người phụ nữ trong tình yêu, một tâm hồn nhạy cảm, sâu lắng mà cũng mãnh liệt đầy ý nhị.

Tình yêu của sóng và em có lẽ đã kết thúc trong bài thơ, nhưng đó chỉ là mới bắt đầu cho tình yêu của giới trẻ ngày nay. Tình yêu giới trẻ ngày nay rất phong phú, rộng lớn, gồm nhiều khía cạnh.
Gần gũi với chúng em chính là tình yêu tuổi học trò. Tình yêu ấy rất trong sáng, nhẹ nhàng, có khi lại rất lãng mạn. Nhiều ngườỉ thường cho rằng yêu ở tuổi học trò sẽ ảnh hưởng đến việc học, sức khoẻ, gia đình…nhưng đó chỉ là quan niệm riêng của họ. Tình yêu tuổi học trò có thể được giới trẻ xem là động lực, là niềm tin để giúp các bạn trở thành đôi bạn cùng tiến, cùng học tập tốt hơn, cùng phấn đấu cho tương lai tươi sáng phía trước. Có những lúc điểm thấp, mâu thuẫn bạn bè hay gặp chuyện đau buồn trong cuộc sống, các bạn động viên, an ủi nhau, thể hiện sự cảm thông để đối phương cảm thấy dễ chịu hơn và sẽ vượt qua tất cả khó khăn để vươn lên sống tốt, học tập tốt. Tình yêu tuổi học trò còn giúp giới trẻ hoàn thiện nhân cách, điều chỉnh hành vi đạo đức cho phù hợp. Các bạn bỏ qua lỗi lầm cho nhau, đặt mình vào trường hợp của đối phương. Vậy mới thấy tính nhỏ nhen, ích kỷ dù ít hay nhiều tồn tại trong mỗi con người đã không còn là trở ngại (nói như vậy không có nghĩa là ai cũng có tính nhỏ nhen, ích kỷ, trong xã hội vẫn có nhiều bạn trẻ sống rất vị tha, bao dung). Bên cạnh đó, tình yêu tuổi học trò có khi còn cảm hoá được những bạn “cứng đấu”, có thể trước khi yêu, các bạn ấy chỉ mãi miết chơi bời, tụ tập đánh nhau, không lo học hành, hay cãi lời gia đình (chỉ một số ít), nhưng khi tình yêu đến, các bạn sẽ vì tình yêu, vì người mình yêu mà từ bỏ những cái vô bổ, sửa đổi bản thân, siêng năng học tập để chứng minh cho tình yêu của mình. Tình yêu như thế thật đáng trân trọng và đẹp biết bao.
Thêm một tình yêu có phần đặc biệt, đó chính là tình yêu đồng giới không hiếm gặp trong giới trẻ hiện nay. Đa số mọi người trong xã hội hiện nay có cái nhìn không mấy thiện cảm về tình yêu đồng giới, có người còn cho đó là “bệnh” , là sai trái, là đáng lên án, bên cạnh đó còn có rất nhiều lời nói, những hành động thiếu tôn trọng và thể hiện sự kỳ thì của họ đối với tình yêu đồng giới, với những người đồng tính vì họ cho rằng tình yêu ấy đi ngược lại với quy luật tự nhiên, với truyền thống và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có suy nghĩ như vậy, một số ít người vẫn thấu hiểu, cảm thông và ủng hộ tình yêu đồng giới. Tình yêu ấy không có gì khác so với tình yêu khác giới, họ vẫn yêu chân thành, tha thiết bằng cả trái tim, chỉ khác là người họ yêu cũng có giới tính giống họ. Tình yêu đồng giới cũng đẹp và trong sáng như bao tình yêu khác. Họ – những người đồng tính vẫn yêu, vẫn nhớ về người mình yêu, vẫn nghĩ về tình yêu của mình, và họ vẫn luôn ra sức vun vén bồi đắp cho tình yêu. Những người yêu nhau cũng cùng nhau học tập, làm việc để xây đắp tương lai cho nhau, cùng bổ sung những khiếm khuết cho nhau để có thể cùng nhau sống tốt, lo lắng, chăm sóc nhau. Cũng có lúc họ xảy ra mâu thuẫn, cãi vã nhưng sau đó, họ tha thứ cho nhau và dưồng như hiểu và yêu nhau nhiều hơn. Nhiều bạn trẻ còn dành thời gian cùng nhau để làm những việc có ích cho xã hội như thăm và chăm sóc các cụ ở viện dưỡng lão (do Asian Librarys thực hiện), cùng chơi đùa và dạy các em nhỏ học tập…những việc làm của họ tuy nhỏ nhưng đã góp phần nào đó để làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Thử hỏi tình yêu như vậy thì có gì là sai trái, là đáng lên án, là không xứng đáng?

Một tình yêu to lớn và đáng ca ngợi, đó là tình yêu quê hương, Tổ quốc, gia đình, yêu cả những người dân Việt Nam. Ở nước ta hiện nay, ngày càng nhiều các ban trẻ sẵn sàng gác lại chuyện học tấp để xây dựng tương lai mà lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi của Tổ quốc thiêng liêng. Có khi rời đất liền, rời quê nhà thân thuộc, xa gia đình thân thương để đến với nơi hải đảo xa xôi, vùng biên giới, vùng đồi núi hiểm trở để thực hiện nghĩa vụ cao cả – bảo vệ Tổ quốc. Tuy chặng đường ấy đầy khó khăn, gian khổ, nhưng với tình yêu tha thiết của mình, họ – những người bạn trẻ luôn khắc sâu trong tim hai tiếng quê hương – luôn ở tinh thần và tư thế sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại để theo đuỗi tình yêu lớn lao. Không những vậy, giới trẻ ấy còn thể hiện truyền thống của dân tộc Việt Nam, đó là tinh thần đoàn kết. Ở nơi quân ngũ, các bạn đến từ rất nhiều nơi, có kẻ Nam người Bắc, tuy khác nhau thứ tiếng, đặc trưng của tứng vùng miền, nhưng đều giống nhau ở chỗ trái tim họ đập chung một nhịp đập, đập vì Tổ quốc thân yêu, gia đình yêu thương, họ sẵn sàng hoà nhập, cùng tập luyện, học tập Đảng, sinh hoạt đoàn…

Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận giới trẻ vì tình yêu mà có những hành động thiếu suy nghĩ, gây hại cho mình, cho người (hiện tượng đánh nhau giành người yêu, đánh ghen, nguy hiểm hơn nữa là giết nhau vì tình). Bên cạnh đó, giới trẻ yêu không đúng chuẩn mực làm học tập sa sút, ảnh hưởng gia đình, cha mẹ lo lắng, buồn khổ. Cũng có một bộ phận giới trẻ yêu một cách cuồng dại, non nớt dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sau (như việc mang thai khi chưa đủ tuổi và chưa chuẩn bị tinh thần gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ và bé,…). Và cũng có một số bạn trẻ rất hẹp hồi, ích kỷ trong tình yêu, ghen tuông một cách mù quáng. Tình yêu ấy thật đáng chê trách và đáng suy ngẫm, không nên xảy ra trong xã hội, để xã hội tươi sáng, tốt đẹp hơn.

“Sóng” là bài thơ rất hay về tình yêu của Xuân Quỳnh, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Xuân Quỳnh cũng như vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Và cũng rất gần gũi với tình yêu giới trẻ hiện nay, thật đẹp và tinh khiết. Riêng em, tình yêu còn tùy vào “duyên” và yêu sao cho phải đạo, để mọi người không lên án, để gia đình không lo lắng, buồn phiền mà còn cảm thấy vui và tự hào.

2..Em một mình trên biển
Khung trời của riêng anh
Tình em như con sóng
Cuồn cuộn mỗi chiều hè

Tình quyện nồng gợi trong những giấc mơ
Anh có hiểu nỗi mong chờ rối rắm
Vẫn ẩn hiện trong từng đôi mắt thẳm
Hoàng hôn buông dõi ngắm nơi phương trời

Câu hỏi trong lớp Xem thêm